Một thanh niên nguy kịch vì đập vật liệu nổ
Nhặt được vật liệu nổ, Trần Văn Hoàn dùng gạch đập làm vật này phát nổ khiến nạn nhân bị thương nặng, hôn mê sâu.
Sáng 17/10, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị cho hay, bệnh nhân Trần Văn Hoàn, 17 tuổi, ở xã Cam Nghĩa (Cam Lộ, Quảng Trị) đang trong tình trạng nguy kịch do tai nạn bom mìn.
Bác sĩ Lê Xích Ma, người điều trị cho hay, nạn nhân bị cắt cụt bàn tay trái, bàn tay phải vỡ nát, dập phổi và não do bị nhiều mảnh vỡ bắn vào, hai mắt bị hỏng.
Nạn nhân Hoàn lâm vào tình trạng nguy kịch do tai nạn bom mìn. Ảnh: Hoàng Táo.
Trước đó một ngày, Hoàn đi làm rẫy sắn về nhặt được một vật liệu nổ nên mang sang vườn nhà bà Đặng Thị Don (cùng thôn) dùng gạch đập vỡ dẫn đến tai nạn.
Gia đình Hoàn là hộ cận nghèo, chị gái bị dị tật bẩm sinh, Hoàn hàng ngày làm thuê những việc vặt ở gần nhà.
Hiện nhà chức trách đang xác minh vật liệu nổ.
Hoàng Táo
Theo VNE
Viêm não Nhật Bản và những điều cần biết
Cần diệt muỗi, ngủ mùng để phòng bệnh viêm não Nhật Bản; bảo đảm vệ sinh khi ăn uống, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn.
Video đang HOT
Viêm não Nhật Bản đang "vào mùa". Bệnh lưu hành quanh năm và gây dịch trong mùa hè, thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Bộ Y tế đã ra khuyến cáo phòng chống căn bệnh nguy hiểm này.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho hay: "Bệnh viêm não Nhật Bản xảy ra nhiều từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm, mặc dù số lượng không nhiều nhưng bệnh dễ gây tử vong, hoặc để lại di chứng thần kinh sau khi chữa trị".
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, kiểm tra sức khỏe cho bé H.N.T.K. (2 tuổi, quê ở Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) bị viêm não Nhật Bản. Ảnh: Tuổi trẻ
Phân biệt viêm não và viêm màng não
Bệnh lý não - màng não do nhiễm trùng là tình trạng viêm nhiễm mô não, màng não hay cả 2 do siêu vi trùng hay vi trùng gây ra. Đây là loại bệnh lý rất nặng có thể gây tử vong hay di chứng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh chiếm tỷ lệ 1-5 trên tổng số 100.000 người. Không phải tất cả mọi người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đều mắc bệnh này.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cho biết, trong bệnh lý não màng não cần phân biệt rõ hai nhóm lớn là viêm não và viêm màng não. Viêm não là tác nhân gây bệnh tấn công trực tiếp vào nhu mô não và nguyên nhân thường thấy là siêu vi đường ruột hay siêu vi gây viêm não Nhật Bản. Trong khi đó viêm màng não là do tác nhân gây bệnh tấn công vào màng bao quanh não và khi nặng mới có ảnh hưởng đến não.
Viêm não và viêm màng não là 2 bệnh khác nhau nhưng đều gây tử vong hay để lại di chứng
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bệnh lý não - màng não do nhiễm trùng có tên gọi riêng như:
- Viêm não Nhật Bản là viêm não do siêu vi trùng viêm não Nhật Bản gây nên. Đây là bệnh lây qua đường muỗi chích và thường gặp ở vùng nông thôn.
- Viêm não do siêu vi trùng đường ruột (enterovirus) tấn công vào não gây viêm não và nguy hiểm nhất là enterovirus 71.
- Viêm màng não hay nhiễm trùng huyết do não mô cầu có tác nhân là vi trùng não mô cầu. Đây là bệnh tử vong nhanh nếu gặp thể tối cấp.
- Viêm màng não do HIB là do vi trùng HIB gây ra, đây là vi trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.
- Ngoài ra còn có một số tác nhân khác ít gặp.
Triệu chứng của 2 bệnh này thường khởi phát giống nhau: Sốt, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi,... Dấu hiệu nặng: co giật, cứng cổ, hôn mê sâu, suy hô hấp,... Tỉ lệ cứu được trẻ viêm não trở về hoàn toàn bình thường chỉ chiếm 60%. Những di chứng thường gặp là trẻ vẫn đi lại được nhưng chậm phát triển trí tuệ, có trẻ bị động kinh suốt đời, có trẻ bị yếu tay chân, sống đời sống thực vật.
Viêm não Nhật Bản lây qua đường muỗi chích
Về bệnh viêm não Nhật Bản, bác sĩ Khanh nhấn mạnh đây là tình trạng viêm não cấp do siêu vi viêm não Nhật Bản gây ra. Siêu vi gây viêm não Nhật Bản truyền sang người từ heo, chim có mang mầm bệnh qua trung gian truyền bệnh là muỗi.
Trẻ em thành thị ít mắc bệnh hơn trẻ nông thôn
Muỗi mang tên Culex hút máu heo hay chim có chứa siêu vi trùng, sau đó chích người và truyền siêu vi gây bệnh cho người. Loại muỗi này thường chích ban đêm và sống chủ yếu ở vùng nông thôn (muỗi ruộng). Chính vì những lý do này mà 90% trẻ mắc bệnh viêm não Nhật Bản sống ở nông thôn, nơi có nuôi heo và trồng lúa.
Trẻ miền Bắc mắc bệnh nhiều hơn
Thống kê cho thấy, trong số 200 người bị muỗi Culex truyền virus viêm não Nhật Bản thì chỉ có một trường hợp bị viêm não, 199 người còn lại chỉ bị sốt siêu vi. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, miền Bắc có số ca bị viêm não Nhật Bản nhiều hơn có thể do vào tháng 5 - 7 là mùa thu hoạch quả vải, đàn chim tu hú kéo về nên mang theo mầm bệnh.
Triệu chứng của viêm não Nhật Bản
Trẻ mắc bệnh viêm não Nhật Bản thường có khởi bệnh đột ngột như sốt cao, đau đầu, ói mửa, lừ đừ, bỏ ăn có thể kèm theo ho, tiêu chảy, sau 1-2 ngày xuất hiện co giật, hôn mê và có thể tử vong rất nhanh nếu không điều trị kịp thời.
Nên đưa trẻ đến bệnh viện cấp tỉnh, thành phố điều trị
Bác sĩ Khanh khuyên khi thấy trẻ sốt cao, ói mửa, đau đầu, co giật, hôn mê, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp tỉnh, thành phố ngay để được điều trị kịp thời. Sở dĩ trẻ em mắc bệnh viêm não Nhật Bản cần được đưa đến bệnh viện cấp tỉnh, TP điều trị vì bác sĩ Khanh cho rằng điều trị căn bệnh này tương đối khó.
Phòng ngừa
Bác sĩ Khanh khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh lý não - màng não cần nhiều biện pháp tùy theo mỗi loại bệnh, như viêm não Nhật Bản là nên diệt muỗi, ngủ mùng. Với viêm não do siêu vi trùng đường ruột là bảo đảm vệ sinh khi ăn uống, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn. Ngoài ra việc chích vaccine là rất cần thiết.
Trẻ có thể bắt đầu chích ngừa viêm não Nhật Bản từ 12 tháng tuổi. Điều cần lưu ý là chích ngừa viêm não Nhật Bản chỉ ngừa được viêm não Nhật Bản, chứ không thể ngừa được các bệnh viêm não khác.
N.Đ
Theo Báo Đất Việt
Mắc bệnh viêm não Nhật Bản có thể tử vong Mắc bệnh viêm não Nhật Bản có thể gây biến chứng hôn mê sâu, mất phản xa, liệt, thậm chí tử vong. Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay cả nước nước ghi nhận gần 260 ca viêm não; 4 trường hợp tử vong do viêm não Nhật Bản. Bộ Y tế dự báo, trong thời gian tới bệnh viêm...