Một tháng liệt giường do COVID-19, bệnh nhân hối hận vì không tiêm vaccine
Sau 28 ngày điều trị “ngàn cân treo sợi tóc”, một người đàn ông Mỹ đã quay trở lại bệnh viện để cảm ơn đội ngũ bác sĩ cũng như gửi lời xin lỗi vì đã không tiêm vaccine COVID-19.
Bên trong Trung tâm y tế Harborview nơi ông Soliz từng giành giật mạng sống suốt 28 ngày. Ảnh: AP
Ông Richard Soliz, nhà thiết kế đồ họa 54 tuổi, sống tại bang Seattle, đã xuất hiện các cục máu đông ở trong phổi sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Ông nhập viện tại Trung tâm y tế Harborview vào cuối tháng 8 và phải nằm liệt giường, gắn chặt với máy trợ thở cùng máy theo dõi nhịp tim suốt gần 1 tháng trời.
Tờ Guardian đưa tin các bác sĩ đã luôn túc trực theo dõi tình hình của ông Soliz vì lo ngại cục máu đông của ông có thể di chuyển lên não hoặc vào tim.
May mắn, bệnh nhân này đã thoát được cửa tử. Tháng 10 vừa qua, ông quay trở lại Trung tâm y tế Harborview để cảm ơn những người đã cứu mạng mình. Ông cũng không quên gửi lời xin lỗi đến bác sĩ James Town, người phụ trách khoa chăm sóc tích cực tại đây, vì đã không tiêm vaccine.
Đáp lại, bác sĩ Town tâm sự: “Không ai đổ lỗi hay phán xét anh cả. Mọi người rất vui khi anh sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của mình. Và mừng nhất là anh đã khỏe lại”.
Khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2, nhà thiết kế đồ họa này tưởng mình bị cúm. Sau đó, ông xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội. Tiếp đến, ông bị sốt cao và bắt đầu thở gấp. Ông nhập viện ngày 23/8.
Người đàn ông này chia sẻ bản thân từng bị bối rối bởi những thông tin sai sự thật về vaccine COVID-19 trên mạng xã hội, chẳng hạn như tiêm vaccine sẽ bị gắn chip theo dõi vào người.
Giờ đây, ông khẳng định chắc chắn rằng: “Virus SARS-CoV-2 thực sự nguy hiểm và không tiêm vaccine sẽ khiến bạn dễ bị tấn công. Tôi nhận ra rằng vì tôi không tiêm vaccinne, vì tôi do dự, nên tôi suýt nữa mất mạng”.
Ông Soliz hiện đã tiêm đủ hai liều vaccine, song hai lá phổi thì bị tổn thương lỗ chỗ, khiến ông dễ bị mệt mỏi ngay cả khi chỉ hoạt động thể chết nhẹ nhàng. Sau khi mắc COVID-19, ông gặp chứng khó ngủ, suy giảm trí nhớ.
Các nước châu Âu tiêm vaccine COVID-19 cho thanh thiếu niên như thế nào
Nhiều quốc gia EU đã triển khai chương trình tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em trên 12 tuổi.
Một cô bé 13 tuổi tiêm vaccine COVID-19 tại Estonia. Ảnh: AP
Video đang HOT
Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 tại các nước châu Âu chủ yếu tập trung vào nhóm người cao tuổi và nhiều rủi ro sau đó chuyển sang dân số đã trưởng thành. Theo số liệu thống kê từ Liên minh châu Âu (EU), 77,7% dân số trưởng thành của khối đã tiêm tối thiểu 1 liều vaccine COVID-19. Mục tiêu tiếp theo của EU là tiêm vaccine COVID-19 cho thanh thiếu niên và giảm tình trạng lây lan cũng như phát sinh biến thể trong cộng đồng.
Euronews (Pháp) vào tháng 9 đưa tin Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã thông qua việc sử dụng vaccine Pfizer cho trẻ từ 12-15 tuổi trong tháng 5 vừa qua. Họ dựa trên nghiên cứu với 2.259 trẻ em trong nhóm tuổi này và thu được kết quả phản ứng miễn dịch của các em tương đương với người trong nhóm từ 16-25 tuổi. Không một trẻ em nào tham gia nghiên cứu mắc COVID-19 sau khi đã tiêm vaccine.
Sau đó, EMA thông qua sử dụng Moderna cho trẻ từ 12-17 tuổi trong tháng 6. Ở thời điểm này, nghiên cứu được thực hiện trên 3.732 trẻ em và thu được kết quả không một em nhỏ nào mắc COVID-19 sau khi tiêm vaccine.
Có nên tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em?
Đã có tranh luận về giá trị của việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em không mắc bệnh nền vì nguy cơ các em phát triển tình trạng nặng do COVID-19 là khá thấp, và điều này phải được cân bằng với các tác dụng phụ tiềm ẩn của vaccine.
EMA thừa nhận rằng hạn chế trong cả hai nghiên cứu là họ không thể phát hiện các tác dụng phụ hiếm gặp. Tuy nhiên, họ kết luận rằng lợi ích của vaccine đối với nhóm tuổi 12-15 vượt trội hơn bất kỳ rủi ro tiềm năng nào. Cũng có một số lo ngại về các trường hợp viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vaccine công nghệ mRNA.
Một bài đăng do Trường Y Harvard thực hiện trong tháng 7 cho thấy sau 300 triệu liều vaccine Pfizer và Moderna được phân phối tại Mỹ, có 1.000 trường hợp gặp tác dụng phụ về viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim, chủ yếu là nhóm thanh thiếu niên. 79% những trường hợp trẻ tuổi là ở mức nhẹ.
Mặc dù vaccine đã được cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu chấp thuận cho trẻ 12-18 tuổi trong hai tháng qua, nhưng không phải tất cả các chính phủ hoặc cơ quan y tế của EU đều tuân theo hướng dẫn này. Đã có nhiều quốc gia EU triển khai chương trình tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em trên 12 tuổi.
Một nữ sinh tiêm vaccine Pfizer tại Bucharest, Romania. Ảnh: AP
Anh
Chương trình tiêm vaccine cho nhóm dưới 18 tuổi tại Anh đã khởi động tại một số địa phương ở nước này. Tất cả thanh thiếu niên 16 và 17 tuổi ở Anh đã bắt đầu được tiêm vaccine COVID-19 kể từ ngày 23/8. Trong khi đó, trẻ em từ 12 đến 15 tuổi dễ bị tổn thương về mặt lâm sàng với COVID-19 hoặc sống với người lớn có nhiều nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do virus SARS-CoV-2 cũng nằm trong diện được tiêm vaccine.
Tại Bắc Ireland, việc tiêm vaccine cho thiếu niên 16-17 tuổi đã được triển khai từ tháng 9.
Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng (JCVI) vào ngày 3/9 đề xuất không tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12-15 tuổi. Họ cho rằng chưa có đủ bằng chứng để đề xuất tiêm vaccine COVID-19 cho nhóm này. JCVI lập luận rằng cứ 1 triệu trẻ em khỏe mạnh thì chỉ có 2 trẻ cần được điều trị chăm sóc đặc biệt cho COVID-19, lợi ích của việc tiêm chủng là "không đủ để hỗ trợ một đề nghị chung". Vậy nhưng JCVI vẫn "để cánh cửa mở" cho các bộ trưởng đi theo con đường khác khi đề xuất về việc cân nhắc đến vấn đề rộng hơn như tác động đến giáo dục.
Sau đó, Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) vào tháng 9 đã quyết định tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em 12-15 tuổi tại nước này. Gần 3 triệu trẻ em trong nhóm tuổi này đạt điều kiện để tiêm vaccine Pfizer.
Italy
Mục tiêu của Italy là tiêm chủng cho càng nhiều thanh thiếu niên càng tốt khi các em quay trở lại trường học vào tháng 9. Dựa trên báo cáo ngày 13/9 của chính phủ Italy, 62,43% trong nhóm này đã được tiêm một liều vaccine COVID-19 và 44,95% được tiêm chủng đầy đủ. Kể từ 16/8, thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi tại Italy có thể tiêm vaccine COVID-19 không cần đặt lịch trước.
Italy vào cuối tháng 5 đã thông qua việc tiêm vaccine Pfizer cho nhóm 12-15 tuổi. Trong khi đó, Moderna được thông qua cho nhóm 12-17 tuổi từ đầu tháng 8.
Đức
Ban đầu Đức chỉ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em có bệnh nền nhưng sau đó với tình trạng biến thể Delta lây lan, nước này vào ngày 16/8 quyết định tiêm vaccine COVID-19 cho mọi trẻ em trên 12 tuổi.
Ủy ban STIKO- vốn cố vấn cho chính phủ Đức về vaccine- thông báo rằng quyết định được đưa ra dựa trên khảo sát kỹ các dữ liệu an toàn, đặc biệt là từ Mỹ sau khi tiêm vaccine cho khoảng 10 triệu thiếu niên. STIKO đánh giá lợi ích của việc tiêm vaccine COVID-19 cao hơn rủi ro từ các phản ứng phụ hiếm của vaccine.
Thụy Điển
Vaccine AstraZeneca tại trung tâm tiêm chủng ở Malmo, Thụy Điển. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven vào 16/9 cho biết nước này sẽ tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-15 tuổi vào cuối mùa Thu. Ông Stefan Lofven đánh giá điều này "giảm thiểu rủi ro mắc COVID-19 nghiêm trọng cũng như rủi ro không thể đến trường".
Hơn 80% thiếu niên Thụy Điển trên 16 tuổi đã tiêm tối thiểu 1 liều vaccine COVID-19.
Ba Lan
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một nửa dân số Ba Lan đã được tiêm tối thiểu 1 liều vaccine COVID-19. Pfizer và Moderna đều được thông qua cho trẻ em trên 12 tuổi. Giới chức Y tế Ba Lan trong tháng 9 cho biết khoảng 1,4 triệu liều vaccine COVID-19 đã được tiêm cho trẻ em từ 12-17 tuổi.
Pháp
Pháp là một trong những quốc gia đầu tiên khởi động chương trình tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em trên 12 tuổi từ 12/6.
Từ cuối tháng 9, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi tại Pháp sẽ phải sử dụng "thẻ xanh" tại Pháp để có thể đến những nơi như rạp chiếu phim, nhà hàng...
Tây Ban Nha
Theo Bộ Y tế Tây Ban Nha trong tháng 9, có 80% trẻ trong nhóm từ 12-19 tuổi tại nước này được tiêm tối thiểu 1 liều vaccine COVID-19. Quyết định tiêm vaccine cho trẻ dưới 18 tuổi do chính quyền khu vực quyết định.
Đan Mạch
Cơ quan Y tế Đan Mạch đã bật đèn xanh cho việc tiêm vaccine COVID-19 với trẻ em từ 12-15 tuổi vào tháng 6 và chương trình tiêm được khởi động vào tháng 7. Có trên 83% trẻ em trên 12 tuổi tại Đan Mạch đã được tiêm đủ 2 liều vaccine COVID-19.
Thụy Sĩ
Thụy Sĩ thông qua vaccine Pfizer cho trẻ em trên 12 tuổi từ đầu tháng 6. Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết đến tháng 8, Thụy Sĩ tiếp tục thông qua tiêm vaccine Moderna cho nhóm tuổi này.
Nhà vua, Hoàng hậu Bỉ phải cách ly do Hoàng gia có ca mắc COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Nhà vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ hiện đang phải cách ly 7 ngày theo quy định về phòng dịch của nhà nước Bỉ sau khi Hoàng gia có một trường hợp mắc COVID-19. Hiện tại, Nhà vua và Hoàng hậu đã nhận được kết quả xét nghiệm PCR âm tính. Nhà vua...