Một tháng được thăm gặp người bị tạm giam mấy lần?
Con tôi đang bị tạm giam, bị VKS truy tố về tội cướp tài sản. Tòa vẫn chưa có lịch xét xử. Hiện tại tôi muốn thăm gặp thì đều phải đến xin VKS, thành ra mấy tháng mới được gặp cháu một lần.
Cho tôi hỏi Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về việc này như thế nào? Cũng theo luật này thì luật sư của con tôi có thể gặp cháu khi cháu đang bị tạm giam hay không?
Chị Hoàng Thị Hà (Huyện Hóc Môn, TP.HCM)
Kiểm sát viên NGUYỄN VĂN TÙNG, Phó Viện trưởng VKSND quận Tân Phú, TP.HCM (ảnh), trả lời:
Video đang HOT
Để phù hợp cải cách thủ tục hành chính cũng như tinh thần của Hiến pháp 2013 về bảo đảm quyền con người, đồng thời căn cứ thực tiễn nhiều trại tạm giam, phòng thăm gặp đã được thiết kế vách cách ly; thân nhân, người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ có thể trao đổi qua điện thoại, được giám sát chặt chẽ, khó xảy ra việc thông cung nên Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 đã bỏ quy định việc gặp thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải được sự cho phép của cơ quan đang thụ lý vụ án. Luật đã quy định cụ thể về số lần thăm gặp của người bị tạm giam là một lần trong một tháng… (khoản 1 Điều 22). Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp (khoản 2 Điều 22). Cơ quan đang thụ lý vụ án chỉ cho ý kiến khi tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam… (khoản 1 Điều 22).
Luật 2015 đã quy định cụ thể các trường hợp không đồng ý cho thăm gặp (khoản 4 Điều 22) để tránh trường hợp tùy tiện ngăn cản quyền được thăm gặp của thân nhân người bị tạm giam. Đặc biệt, đối với trường hợp người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp thì người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giam để xác nhận có hay không việc không đồng ý thăm gặp…
Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 cũng quy định người bào chữa được gặp người bị tạm giam để thực hiện bào chữa tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa (khoản 3 Điều 22).
Theo PLO
Giám đốc bị tạm giam, công ty làm sao hoạt động?
Tôi là trợ lý cho giám đốc một công ty TNHH. Giám đốc của tôi vừa bị cơ quan công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra trong một vụ án trốn thuế.
Công ty có rất nhiều giao dịch cần phải có quyết định và chữ ký của giám đốc, vậy theo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì chúng tôi phải làm sao?
Chị Trần Thùy Minh, ngụ huyện Củ Chi, TP.HCM
Luật sư TRẦN CAO ĐẠI KỲ QUÂN (Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai, ảnh ) trả lời:
Theo điểm e khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, người bị tạm giữ, tạm giam "được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự". Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 19 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 cũng quy định trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án. Vận dụng các quy định nêu trên, giám đốc của chị vẫn có thể giải quyết được các công việc của công ty.
Theo PLO
Ai được thăm nuôi người bị tạm giữ? Tôi và chồng tôi vừa làm đám cưới, chưa kịp đi đăng ký kết hôn thì chồng tôi đã bị công an tạm giữ vì hành hung một người hàng xóm gây thương tích. Vậy theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì tôi có được vào cơ sở tạm giữ thăm nuôi anh ấy hay không? Chị...