Một tháng, doanh nghiệp tiếp… 17 đoàn thanh tra!
Chỉ trong 1 tháng, Công ty TNHH TM-DV-XNK Tổng hợp Hùng Nhơn tiếp đến 17 đoàn thanh tra của các ban, ngành từ huyện đến tỉnh với cùng 1 nội dung
Ngày 24/5, UBND tỉnh Bình Phước đã có buổi làm việc để nghe doanh nghiệp trình bày những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Phước, trên địa bàn tỉnh có khoảng 3.700 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong năm 2012, do gặp nhiều khó khăn, 429 doanh nghiệp và hộ kinh doanh phải ngừng hoạt động; 138 doanh nghiệp, hộ kinh doanh tạm nghỉ kinh doanh, nhiều doanh nghiệp không phát sinh doanh thu.
Nguyên nhân chính khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn vì nhiều doanh nghiệp thiếu vốn nhập hàng dù nguồn nguyên liệu thô khá phong phú.
Video đang HOT
Tiến sĩ Hoàng Mạnh Bình (đứng), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phước nêu những bất cập khiến doanh nghiệp hoạt động ngày càng khó khăn.
Bên cạnh việc thiếu vốn, một nguyên nhân khác khiến hàng loạt doanh nghiệp không yên tâm hoạt động, sản xuất, kinh doanh do bị buộc phải tiếp nhiều đoàn thanh, kiểm tra chỉ trong một thời gian ngắn dẫn đến không còn thời gian để chú tâm vào việc kinh doanh, sản xuất. Có một số doanh nghiệp chỉ trong 1 năm phải tiếp đến 13 đoàn thanh tra.
Tiến sĩ Hoàng Mạnh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phước, cho biết: “Thậm chí Công ty TNHH TM-DV-XNK Tổng hợp Hùng Nhơn chỉ trong 1 tháng phải tiếp đến 17 đoàn thanh tra của các ban, ngành từ huyện đến tỉnh và chỉ thanh tra đúng… 1 nội dung. Đặc biệt, quá trình thanh tra kéo dài từ tháng 6-2011 đến tháng 5-2013 vẫn… chưa xong”.
Tại buổi tiếp xúc, thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước, ông Phạm Văn Tòng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã xin lỗi các doanh nghiệp, đồng thời yêu cầu các sở, ngành phải tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp để tham mưu UBND tỉnh và phải có văn bản trả lời cụ thể cho các doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất.
Theo Dantri
Xử lý vi phạm trật tự đô thị nổi cộm trên các tuyến phố trọng điểm
Có 8 nhóm giải pháp đã được Đại tá Nguyễn Duy Ngọc - Phó Giám đốc CATP Hà Nội gợi mở, yêu cầu lực lượng CSTT phải thực hiện ngay.
Sáng nay 14 - 5, Phòng CSTT CATP Hà Nội đã phối hợp với công an của 9 quận, 2 huyện trên địa bàn thành phố tổ chức Hội nghị phối hợp giải quyết vi phạm về trật tự đô thị, TTGT trên 3 tuyến liên trục ở các địa bàn giáp ranh gồm: Lê Duẩn - Giải Phóng - Ngọc Hồi; Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn - Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung; Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi - Nguyễn Thái Học - Kim Mã - Cầu Giấy - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu. Dự và chỉ đạo Hội nghị có Đại tá Nguyễn Duy Ngọc - Phó Giám đốc CATP Hà Nội.
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc - Phó Giám đốc CATP Hà Nội (hàng đứng, thứ hai từ trái sang)
cùng đại diện các phòng nghiệp vụ chứng kiến các đơn vị ký cam kết giao ước thi đua
Sau khi nghe đại diện Phòng CSTT đọc báo cáo nội dung 2 kế hoạch số 230 và 231 tập trung xử lý các vi phạm trên các trục liên tuyến trên, Hội nghị đã dành thời gian lắng nghe các ý kiến tham luận của đại diện một số đơn vị. Những tham luận đều tập trung làm rõ những thuận lợi, tồn tại và khó khăn trong công tác xử lý vi phạm, đồng thời đề ra các biện pháp khắc phục.
Quyết tâm của đại diện các đơn vị không chỉ bằng lời hứa trước Ban Giám đốc CATP mà còn được cụ thể hóa qua những bản cam kết gắn trách nhiệm của chỉ huy các cấp với chính quyền cơ sở trong công tác đảm bảo trật tự đô thị trên địa bàn mình quản lý.
Phát biểu tại Hội nghị, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc đã chia sẻ những khó khăn, nỗi vất vả mà lực lượng CSTT trên toàn thành phố gặp phải. Để công tác giải quyết trật tự đô thị đạt được kết quả cao, đồng chí Phó Giám đốc đã chỉ đạo Phòng CSTT, lực lượng CSTT của toàn thành phố cần tập trung thực hiện 8 nhóm giải pháp. Cụ thể, CBCS phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 14 của Thành ủy Hà Nội, phải xác định rõ công tác đảm bảo trật tự đô thị là trách nhiệm chung của tất cả các ban ngành, chính quyền các cấp.
Lực lượng CSTT, CAQ, Công an các phường cần đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức ký cam kết cho những người dân buôn bán, kinh doanh gần mặt đường, phố chấp hành nghiêm quy định; xử phạt nghiêm đối với những trường hợp vi phạm lấn chiếm lòng hè đường, phương tiện dừng đỗ gây cản trở, ảnh hưởng đến giao thông.
Chỉ huy các đơn vị cần tăng cường làm tốt công tác điều tra cơ bản, làm rõ từng nhóm vi phạm, thời gian, địa điểm vi phạm để xử lý. Phó Giám đốc CATP cũng yêu cầu chỉ huy các đơn vị cần tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở nghiên cứu, đề xuất xây dựng hợp lý, nhanh chóng các chợ dân sinh đáp ứng được yêu cầu giao thương hàng hóa, mua bán của người dân cũng như góp phần giảm tải gánh nặng cho lực lượng CSTT....
Ngoài các trục tuyến phố trên, các đơn vị cũng thống nhất tập trung xử lý vi phạm tại 3 tuyến giáp ranh gồm Đê La Thành, Hoàng Hoa Thám và ven hồ Tây.
Theo ANTD
Hà Nội kiểm tra các đường dây nóng Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện rà soát việc công khai các số điện thoại đường dây nóng, hòm thư góp ý để kịp thời giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc. Các địa chỉ này được xem là nơi để tiếp nhận góp ý về quy trình, thủ tục...