Một tay bế con một tay vẫn “cân” cả thế giới, chỉ những ai có con mọn quấn mẹ mới thấm thía cảnh này
Hình ảnh người mẹ vừa tất bật nấu nướng, vừa phải xốc nách bế con nhỏ được chia sẻ lên mạng đã lột tả chân thực và sống động tình cảnh chung của đại đa số các bà mẹ bỉm sữa.
Nói về việc chị em có con khác với thời kỳ son rỗi, nhiều người phải nhắc đến đầu tiên là “đầu bù tóc rối” vì tất cả thời gian, sức lực gần như dành cho việc chăm con. Thời kì có con nhỏ, các bà mẹ đều tất bật, vội vã, chẳng có thời gian thảnh thơi, con cái dính như sam suốt cả ngày, chẳng mấy khi được nghỉ ngơi. Đó là chưa kể đến những tình huống con ốm, con khóc, con biếng ăn… cảm thấy vô cùng stress. Và mọi điều gọi là quy củ các mẹ định đặt ra khi xưa, khi chính mình trải nghiệm lại đổ bể.
Quả thật không sai, ai từng làm mẹ bỉm sữa rồi mới thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc trước những cảnh tượng quen thuộc đó. Mới đây, trên một hội nhóm MXH, bà mẹ bỉm sữa đã chia sẻ hình ảnh bản thân đang tất bật nấu nướng nhưng vẫn có một “ cái đuôi” quấn chân nhận được đồng cảm của nhiều chị em.
Đoạn chia sẻ của bà mẹ bỉm sữa trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình
“Bể khổ, có bữa tụt quần các mom ạ. Hãy nói rằng em không cô đơn đi”, kèm theo dòng than thở của bà mẹ trẻ Đ.B.T là hình ảnh bản thân đang phải “vật lộn” với con yêu và bữa cơm gia đình. Do con quá quấn mẹ nên người mẹ đành một tay xốc nách bế con, tay còn lại liên tục thao tác các công đoạn nấu nướng cho kịp bữa cơm.
Mẹ đang bận bịu nấu nướng, nhưng con nhỏ vẫn đu bám đòi được bế
Video đang HOT
Ngay sau khi những hình ảnh trên được chia sẻ lên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nghe qua thì tưởng rằng việc chăm con của mẹ bỉm sữa chẳng có gì to tát, nhưng mục sở thị mới thấy các chị em đã phải cố gắng hết mình để làm tròn thiên chức của mình. Nhìn những hình ảnh tương tự như này, nhiều người phải thốt lên phụ nữ quả thật là những siêu nhân trong gia đình.
Như gãi đúng chỗ ngứa, nhiều chị em đang ở nhà chăm con mọn cũng tranh thủ than thở những vất vả của bản thân, đồng thời cũng nhận được nhiều đồng cảm từ hội chị em bỉm sữa.
Đúng là chỉ những ai có con nhỏ quấn mẹ không rời nữa bước mới thấm thía cảnh này
“Không hề cô đơn nhé, bé nhà mình đang tuổi mọc răng nên sốt xong quấy lắm, đi một bước theo một bước. Mẹ đi tắm thì con ngồi xe trong góc nhìn, rửa chân tay cho con chị thì con em bu trên cổ, nấu nương nó cũng cứ đứng ôm chân đòi bế… nói chung mệt lắm mà vẫn phải cố”, tài khoản S.H chia sẻ.
Cũng đang trong cảnh ngộ tương tự, chị A.M. cho hay, “ Chúng ta cùng cảnh ngộ. Nhiều lúc cáu quát lên con nhỏ mếu máo nhìn thấy thương. Thế nên toàn vừa bế, vừa nấu ăn chỉ cần thả xuống rồi đi đâu 1 2 phút là lại mếu máo ăn vạ. Có có giai đoạn con mình nhất quyết không theo ai ngoài mẹ, thực sự giai đoạn đó rất cực đấy, chỉ mong lớn lớn chút nữa đỡ quấn mẹ chứ không stress mất”.
Theo Trí thức trẻ
Bạn đọc viết: "Học trò muốn giỏi cần gặp đúng thầy"
Mở trang báo Dân trí, tôi bắt gặp một bài viết với tiêu đề ấn tượng "Bóng đá Việt Nam và chuyện về... người thầy". Tôi đã đọc đi đọc lại bài viết này nhiều lần và thấm thía vô cùng từng câu chữ của tác giả Hoài Nam - "Học trò muốn giỏi cần gặp đúng thầy!".
Ảnh minh họa
Park Hang Seo - cái tên đang làm nức lòng người hâm mộ Việt Nam khi lần thứ hai đưa đội tuyển bóng đá Việt chạm vào "kỳ tích". Ông không chỉ là một huấn luyện viên giỏi mà còn là một người thầy đức độ, một nhà giáo dục tâm huyết, như chính lời ngợi khen của tác giả bài viết.
Một huấn luyện viên không chỉ đánh giá đúng thực lực của từng cầu thủ, ông còn trao niềm tin vào tay mỗi người. Có niềm tin, có tất cả! Chân lý hiển nhiên ấy đã được vị huấn luyện viên đến từ đất nước kim chi khẳng định một cách mạnh mẽ nhất thông qua quá trình dẫn dắt bóng đá Việt suốt thời gian qua. Bởi vậy, mỗi khi nhắc đến ông, người ta trân trọng và yêu mến gọi "Thầy Park"!
Thầy Park của đội tuyển bóng đá Việt còn ghi điểm bằng tấm gương vượt khó, nhiệt thành vượt qua rào cản ngôn ngữ và chấp nhận thất bại, không đổ lỗi, không trốn tránh trách nhiệm sau khi chúng ta để lỡ cơ hội đứng trên bục vinh quang cao nhất ở Olympic Thường Châu.
Từ tấm gương của thầy Park, tác giả Hoài Nam liên hệ với hình ảnh người thầy trong giáo dục Việt Nam. Và chúng ta đã vỡ òa nhiều điều thú vị. Cảm ơn những câu từ chí lý và chí tình của tác giả...
"Giáo viên giỏi là người nắm rõ tố chất, khả năng, cá tính của từng học sinh để giúp các em phát huy năng lực cá nhân".Đây cũng chính là mục tiêu của công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay: Phát huy năng lực người học. Tuy nhiên, nền giáo dục của chúng ta vẫn đang chú trọng về kiến thức, thi cử, thành tích, bằng cấp.
Chính vì vậy, học sinh đang bị ép vào cái khuôn chung những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng. Chúng ta đang buộc trò phải làm bài văn bao nhiêu dòng, phải giải bài toán theo đúng cách thầy dạy, phải ngồi học nghiêm túc và đúng chuẩn mực...
Chúng ta đôi lúc quên mất rằng mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt có sở trường, sở đoản, sở thích riêng. Giáo dục theo kiểu "cào bằng" đang dần triệt tiêu khả năng sáng tạo và hứng thú của người học một cách âm thầm đáng lo ngại.
Trao niềm tin cho trò - đó là cách thức hữu hiệu nhất giáo dục một con người. Điều này đã được minh chứng bằng thực tiễn.
Có những cô cậu học sinh suốt ngày đối diện với những lời chê bai của giáo viên đến mức ám ảnh và trở nên tự ti vào năng lực của bản thân. Vậy nhưng, chỉ cần một lời khen đúng lúc về một biểu hiện tích cực nhỏ nhoi nào đó, mọi thứ bỗng sáng bừng. Niềm tin nhen nhóm thành động lực phấn đấu, họ đã thành công. Và người thầy với lời khen nhỏ bé ngày xưa mãi mãi là mốc son làm thay đổi cuộc đời.
Có những cô cậu học trò bị xem là "cá biệt", không thể giáo dục, không thể dạy dỗ và cần cách ly khỏi môi trường học đường. Vậy nhưng, trong vô số những người thầy đang đánh giá đầy tiêu cực về em ấy, chỉ cần một người thầy còn niềm tin vào sự hướng thiện cùng lòng kiên trì, nhẫn nại cảm hóa, kỳ tích đã xảy ra.
Những người thầy tin trò và sẵn sàng trao niềm tin cho trò không phải là chuyện hiếm gặp trong cuộc sống. Chỉ tiếc là người thầy ấy không nhiều, không phổ biến để có thể tạo ra nhiều điều khác biệt trong giáo dục.
Tôi rất đồng tình với nhận định thẳng thắn của tác giả: "Hoàn cảnh, khó khăn luôn là cản trở, giáo dục phải cải thiện nhiều mặt để thầy cô phát huy được năng lực. Nhưng tâm lý đổ lỗi cho hoàn cảnh, né tránh trách nhiệm của mình mới là cản trở lớn nhất cho mọi sự phát triển".
Có những người thầy vẫn ngày ngày lên lớp theo trách nhiệm, vào giảng hết bài rồi ra về... Có những người thầy vẫn còn "chung thủy" với phương pháp dạy học truyền thống thầy đọc - trò chép dù ngoài kia rầm rộ đổi mới... Có những người thầy vẫn còn mặc định quyền uy cho rằng mình luôn luôn đúng và trò phải nhất nhất nghe theo...
Liệu tôi có quá lời và nhận định có phần bi quan, tiêu cực không?
Thùy Mai
Theo Dân trí
Mẹ ơi, con muốn là con của mẹ mãi có được không? Ngày con về làm dâu nhà người cũng là ngày con nhận ra... Con không thể cứ mãi làm con gái bẻ bỏng trong vòng tay mẹ được sao... Đã hơn một năm rồi con chưa về thăm bố mẹ, công việc trên cơ quan và việc nhà làm con loay hoay cả ngày. Nhiều lúc con mệt, con nản, con khóc, giá...