Một tàu cá bị tàu nước ngoài đâm chìm trên vùng biển Đà Nẵng
Khi đang đánh bắt trên vùng biển cách Đà Nẵng 56 hải lý thì tàu cá BĐ 95393 TS bị tàu nước ngoài đâm chìm, trên tàu có 12 thuyền viên và thuyền trưởng.
Chiều ngày 26/10, Đài thông tin duyên hải Đà Nẵng nhận được thông tin trực tiếp từ ông Nguyễn Hữu Phức – Thuyền trưởng tàu BĐ 95393 TS báo tàu bị tàu nước ngoài đâm chìm tại khu vực có tọa độ 17 độ vĩ Bắc – 108,40 độ kinh Đông, cách Đà Nẵng 56 hải lý về hướng Đông Bắc. Thời điểm tàu bị nạn vào khoảng 12 giờ 30 trưa cùng ngày. Trên tàu có tất cả 12 thuyền viên và 1 thuyền trưởng, hiện các thuyền viên đang xuống thúng.
Một tàu cứu hộ của Danang MRCC lên đường cứu hộ các ngư dân bị nạn trên biển
Ngay sau khi nhận được thông tin, Hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam đã thông báo ngay tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương. Đồng thời, Hệ thống Đài thông tin duyên hải Việt Nam cũng thực hiện phát quảng bá Thông tin cấp cứu khẩn cấp bằng các phương thức nghiệp vụ trên sóng vô tuyến yêu cầu các phương tiện hoạt động trong khu vực tăng cường quan sát trợ giúp các thuyền viên tàu BĐ 95393 TS.
Trong khi đó, theo thông tin từ Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (Danang MRCC) cho biết, lúc 13h10 ngày 26/10, Trung tâm nhận được thông tin từ ông Nguyễn Hữu Phức (thuyền trưởng tàu cá BĐ 95393 TS) thông tin, sau khi xảy ra tai nạn, tất cả 13 thuyền viên của tàu BĐ 95393 TS đã xuống 1 thúng chai, đang trôi dạt trên vùng biển có giông và gió giật mạnh, nguy hiểm, thuyền viên hoang mang và rất lo sợ.
Video đang HOT
Ngay sau khi nhận được thông tin trên, Danang MRCC đã thực hiện phương châm 4 tại chỗ, thông báo cho các tàu thuyền hoạt động gần khu vực biết để hỗ trợ. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại không có tàu thuyền nào hoạt động gần khu vực.
Sau đó, Danang MRCC đã cấp báo cho Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, Tổng giám đốc Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam đã lệnh cho tàu SAR 412 khẩn trương lên đường tìm kiếm cứu nạn 13 thuyền viên tàu BĐ 95393 TS.
Lúc 14h05 ngày 26/10, tàu SAR 412 rời cầu đi cứu nạn, đến 17h00 cùng ngày tàu SAR 412 đã tiếp cận hiện trường và đưa 13 thuyền viên lên tàu SAR 412 để chăm sóc. Sức khỏe và tinh thần của toàn bộ thuyền viên đã dần ổn định.
Dự kiến khoảng 21h ngày 26/10, tàu SAR 412 sẽ về đến Đà Nẵng.
Công Bính
Theo Dantri
Những giá trị từ công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo
Những năm qua, công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân về vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam.
Ngày 3/10, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Tổng Cục chính trị (Quân đội Nhân dân Việt Nam) và Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp tổ chức hội nghị đánh giá công tác thông tin, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Tham dự hội nghị có gần 200 đại biểu.
Hội nghị về công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
Biển, đảo có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách về phát triển các lĩnh vực liên quan biển, đảo.
Quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là tại các văn bản như Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI) về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"; Chỉ thị số 07 và Quy chế phối hợp ban hành kèm theo Quyết định số 168 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 06 của Thủ tướng Chính phủ về việc "Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông", công tác thông tin, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo trên báo chí đã được thực hiện có hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Báo cáo về công tác thông tin, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, tham luận của các cơ quan báo chí và đặc biệt là phát biểu chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, Tổng cục Chính trị và Hội nhà báo Việt Nam đã khẳng định vai trò của báo chí trong tuyên truyền chủ quyền biển, đảo.
Cụ thể, thông tin trên báo chí thời gian qua đã góp phần làm cho nhân dân trong nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn tính chính nghĩa, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết các vấn đề liên quan đến biển, đảo; góp phần tạo sự đồng thuận xã hội về chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong xử lý các vấn đề biển, đảo; thúc đẩy giải quyết tranh chấp biển, đảo và các vấn đề nảy sinh trên biển bằng biện pháp hòa bình. Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ gắn với bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ Xã hội Chủ nghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ môi trường hòa bình để phát triển đất nước; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế về vấn đề biển, đảo của Việt Nam.
Báo chí cũng tích cực tuyên truyền, bảo đảm sự ổn định chính trị xã hội, chuyển tải kịp thời thông điệp của Chính phủ đến mọi người dân để hiểu được tình hình, thể hiện tình yêu nước chân chính, không để bị kích động, bị lợi dụng, phương hại đến hình ảnh đất nước cũng như an ninh xã hội.
Ngoài ra, các cơ quan báo chí đã tham gia rất tích cực và có hiệu quả trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí chiến lược của biển, đảo Việt Nam, cũng như trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Thông tin báo chí đã góp phần cổ vũ tinh thần yêu nước, khơi gợi lòng tự hào dân tộc trong xây dựng và bảo vệ đất nước; nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tại hội nghị này nhiều cơ quan báo chí, nhà báo có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam đã được biểu dương và khen thưởng.
Theo Infonet
Trận đánh "giặc trời" trên thành phố Đỏ Lưới đạn của trung đoàn pháo cao xạ 280, pháo trung cao, tiểu cao và dân quân tự vệ thành phố Vinh giăng đỏ trời. Chiếc máy bay trúng đạn bốc cháy cố lao ra biển. Đây là chiếc máy bay đầu tiên của không quân Mỹ bị bắn hạ trên bầu trời miền Bắc. Ký ức của người lính năm xưa Căn...