Một tài xế bị điều tra gian lận hơn 20.000 lít xăng
Lái xe riêng của Hiệu trưởng Cao đẳng Sư phạm Nghệ An thú nhận đã gian lận chứng từ để chiếm đoạt tiền mua xăng trị giá hơn 500 triệu đồng.
Trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An vừa đình chỉ công tác ông Dương Hồng Sơn (42 tuổi) do sai phạm về tài chính trong quá trình công tác. Những ngày qua, khi bị Công an Nghệ An triệu tập, ông Sơn thú nhận đã gian lận, chiếm đoạt hơn 20.000 lít xăng.
Nhà trường cho biết ký hợp đồng với cây xăng Hưng Lộc. Có lệnh xuất xe, các tài xế đến đây đổ xăng, lấy hóa đơn về thanh toán.
Ông Sơn là tài xế của hiệu trưởng từ tháng 1 đến tháng 9/2012. Nhà trường cho rằng, ông Sơn đã nâng khống quãng đường chạy xe để “rút” hơn 20.000 lít xăng, chiếm đoạt gần 500 triệu đồng.
Khi bị phát giác, tài xế Sơn đã nộp lại số tiền thu lợi bất chính. Công an Nghệ An đang làm rõ vụ việc.
Theo VNE
Trung Quốc: Người hùng chống CSGT "ăn bẩn"
Bị cảnh sát giao thông (CSGT) phạt vô cớ quá nhiều lần, ông Wang Jinwu, 45 tuổi, ở tỉnh Hà Nam, quyết định trở thành nhà hoạt động xã hội bằng cách ghi lại những cảnh "ăn bẩn" của CSGT và chỉ bảo cánh lái xe biết cách tự bảo vệ mình.
Gần đây, ông Wang được chú ý nhiều hơn sau khi đăng đoạn video dài 7 phút lên diễn đàn trực tuyến Tianya và cổng thông tin Netease ghi lại cảnh một số CSGT xử phạt trái phép các tài xế ở huyện Hoạch Gia, tỉnh Hà Nam.
Sức mạnh của tin nhắn và internet
Video đang HOT
Tài xế Wang nói rằng, ông quyết định công bố đoạn video ghi lại 13 vụ "ăn bẩn" của CSGT, sau khi chính quyền địa phương không trả lời các thắc mắc của ông.
Chín ngày sau khi đoạn video được đưa lên mạng, Phó giám đốc Phòng Công Hoạch Gia bị sa thải vì giám sát kém. Trước đó, một số cảnh sát bị đình chỉ công tác hoặc sa thải, báo chí Trung Quốc đưa tin.
Ông Wang bắt đầu công việc chống tham nhũng từ năm 2005. Vốn chưa có kinh nghiệm, ông không thành công lắm trong việc nắm bắt những vụ cảnh sát "làm luật". Nhưng đến nay, tỷ lệ thành công của ông đạt tới 80%.
Khi một tài xế bị phạt vô cớ, ông Wang có thể mang vé phạt đó tới đồn cảnh sát địa phương để xác định xem vé phạt đó có đúng luật hay không và lái xe có thể nhận lại tiền nếu được xác định là không có lỗi hoặc lỗi nhẹ hơn. Đôi khi, CSGT không thèm viết vé phạt, khiến ông Wang phải tìm cách khác.
Và để tác động cả hệ thống quản lý cảnh sát của Trung Quốc, đặc biệt ở huyện Hoạch Gia, ông Wang có cách riêng.
"Mọi người nói rằng năng lực của chính quyền địa phương không cao, nhưng thực tế là ngược lại. GSGT rất giỏi kiếm tiền", ông Wang nói đùa khi được phỏng vấn.
Ông Wang Jinwu tới thủ đô Bắc Kinh nói chuyện với báo giới. Ảnh: Zhang Zhilong.
Ông Wang được giới tài xế xe tải coi là người hùng. Nhiều lái xe gửi tin nhắn cho ông để mô tả chi tiết những vụ "ăn bẩn" của CSGT mà họ nắm được.
Cách đây vài tháng, ông Wang nhận được thông báo của một người bạn nói rằng, ông ấy trông thấy một cảnh sát địa phương lái chiếc xe trị giá gần 32.000 USD. "Chiếc xe đó quá xa xỉ đối với mức lương khoảng 2.000 nhân dân tệ (gần 7 triệu đồng) mỗi tháng của ông ta", ông Wang nói.
Người dân Hà Nam hiểu rằng CSGT thường lạm quyền vào lúc đêm tối. "Khoản tiền phạt ban ngày thu được họ nộp về chính quyền địa phương, còn tiền kiếm được ban đêm thì bỏ túi riêng", ông Wang giải thích.
Huyện Hoạch Gia có vị trí địa lý đặc biệt, là đầu mối giao thông quan trọng, nên GSGT làm nhiệm vụ ở hầu hết giao lộ. Chuyện CSGT phạt tuỳ tiện diễn ra như cơm bữa. Nhiều tài xế xe tải vì không thể chịu nổi cảnh suốt ngày bị phạt nên đã tìm đến ông Wang để được giúp đỡ.
"Các tài xế trước đây vẫn kiếm đủ ăn, và có thể kiếm đủ tiền nuôi bản thân và gia đình dù vẫn thường bị phạt, nhưng nay họ không thể nữa", ông Wang nói.
Trong thời buổi bùng nổ kinh tế ở Trung Quốc, vận tải hàng hoá trở nên cạnh tranh hơn nhiều, với số lượng xe tải ngày càng nhiều. Cách đây 5 năm đã có khoảng 13 triệu tài xế đang hoạt động.
Ông Wang ước tính số lượng xe tải từ đó đến nay đã tăng ít nhất gấp đôi. Trước đây, ông thường có 3 - 4 xe tải cùng hoạt động, nhưng nay chỉ còn một, và kiếm được ít tiền hơn nhiều so với ngày trước.
Hiện nay, Wang dành phần lớn thời gian để giúp các tài xế và trả lời thắc mắc của họ. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí chỉ kéo dài 1 giờ, ông Wang nhận được 5 cuộc điện thoại từ các lái xe.
CSGT khiếp vía
Từ khi được biết đến với vai trò người "cào phân" (chuyên phơi bày những chuyện xấu xa), ông Wang chưa lần nào bị CSGT phạt. Có lần, xe CSGT đang bám đuổi một xe tải thì vội tăng tốc bỏ đi khi thấy ông Wang ở ngay phía sau. "Họ thường phạt mà không có giấy tờ, nên rất sợ bị bắt gặp hay bị lộ chuyện", ông nói.
Công việc mà ông Wang đang theo đuổi không mang lại lợi nhuận gì cho bản thân, mà còn khiến ông dễ gặp nguy hiểm.
Xe tải dồn ứ trên đường cao tốc nối Bắc Kinh với tỉnh Hà Bắc ngày 23/6. Ảnh: CFP
Ông vẫn nhớ rất rõ vụ việc xảy ra hồi tháng 7 ở Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, khi ông cố gắng giúp một tài xế xe tải bị phạt nặng vì có nhiều vết bẩn trên biển số.
Khi ông Wang thắc mắc với cảnh sát, ông bị CSGT đánh và cố khép ông vào tội ăn cướp. "Họ đánh tôi, lấy hết tiền và ném trước mặt tôi", ông Wang nhớ lại. Số tiền đó chưa tới 1.000 tệ. Khi cảnh sát khám người, ông sợ rằng camera giấu kín của mình sẽ bị phát hiện.
Ông chợt nhớ ra chứng chỉ mà một báo địa phương đã cấp cho mình. "Tôi là một phóng viên, và đây là thẻ nhà báo của tôi", ông nói. Thế rồi ông được thả.
Ông Wang đã truyền kinh nghiệm của mình cho hơn 70 tài xế khắp đất nước kể từ tháng 11/2011. Ông thậm chí còn tổ chức buổi hội thảo kéo dài 2 ngày để cho cánh lái xe hiểu về quyền lợi của họ.
"Đây chỉ là bước khởi đầu trong công việc của một nhà hoạt động xã hội, đến nay họ vẫn liên lạc với tôi, gửi tin nhắn cho tôi khi gặp khó khăn", ông Wang nói. Ông chưa bao giờ thu một đồng nào khi giúp đỡ các tài xế.
Ông Hou Shaogang, một chủ xe tải ở tỉnh Thiểm Tây, nói rằng Wang là thần tượng của mình. "Tôi không phải là học viên của anh Wang vì tôi chưa tham gia khoá đào tạo của anh ấy, nhưng tôi rất ngưỡng mộ Wang vì tôi học được từ anh nhiều cách bảo vệ quyền lợi của mình và chống tham nhũng", ông Hou nói.
Ông Hou cho rằng, những ung nhọt trong hệ thống quản lý giao thông gây ra nhiều thách thức đối với an toàn giao thông vì các lái xe tải thường chọn cách chở hàng lúc trời tối để tránh bị phát hiện và bị phạt.
Sau vài năm học luật giao thông, ông Wang phát hiện ra rằng, đối với một xe chở quá tải thì 5 cơ quan giám sát khác nhau lại có những quy định về hình phạt chẳng giống nhau. Mức phạt có thể dao động từ 2.000 đến 30.000 tệ. Đây là hậu quả của tình trạng bất nhất và quản lý yếu kém.
Theo 24h
Bị tai nạn giao thông, cậu sinh viên năm cuối giã từ giấc mơ làm thầy giáo Ước mơ trở thành thấy giáo vụt tắt khi Tuấn bị tai nạn trong thời gian thực tập. Khi sự sống đang được tính từng ngày, giấc mơ phấn trắng bảng đen vẫn dằn vặt cậu sinh viên năm cuối từng phút giây. Sau vụ tai nạn, cậu sinh viên năm cuối Lê Văn Tuấn phải từ bỏ giấc mơ giảng đường và...