Một số yếu tố giúp Iran có thể nắm lợi thế trước Israel
Với mạng lưới dân quân thân Iran rộng khắp và vị trí địa lý thuận lợi, Tehran có thể phản ứng nhanh chóng và gây áp lực lớn lên Israel mà không phải đối đầu trực diện.
Tên lửa được phóng trong cuộc tập trận của quân đội Iran tại tỉnh Isfahan, ngày 28/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Arab News (Saudi Arabia) ngày 23/10, mặc dù khu vực Trung Đông đang chạy đua với thời gian để tránh một cuộc chiến tranh toàn diện, tình trạng đối đầu giữa Iran và Israel có vẻ sẽ kéo dài. Iran, giống như Israel, cho rằng họ đang chiến đấu trong một cuộc chiến sinh tử chống lại các thế lực muốn làm suy yếu mình. Tuy nhiên, điều đáng nói là, dù không có ưu thế vượt trội về quân sự so với Israel, Iran vẫn có nhiều yếu tố giúp họ nắm lợi thế.
Iran đã trải qua hàng thập kỷ hỗ trợ các lực lượng dân quân trong khu vực. Từ Liban, Syria, Iraq đến Yemen và Gaza, các nhóm như Hezbollah, Hamas đều nhận được tài trợ, huấn luyện và vũ khí từ Tehran. Những nhóm này không chỉ đóng vai trò là “quân bài chiến lược” của Iran mà còn là công cụ để gây ảnh hưởng trên khắp Trung Đông.
Điều này đã trở nên rõ ràng sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10 năm ngoái, dẫn đến sự leo thang quân sự đáng kể giữa hai quốc gia. Sau khi đối đầu với Hamas, Israel đã nhanh chóng chuyển sự chú ý sang Hezbollah ở Liban.
Tuy nhiên, Israel phải đối mặt với một thực tế khó khăn: lực lượng Hezbollah tại Liban được Iran tài trợ và có sức mạnh không hề nhỏ. Bất kỳ cuộc tấn công lớn nào vào Hezbollah cũng có thể gây ra phản ứng dây chuyền từ Tehran và các lực lượng dân quân thân Tehran khác.
Khoảng cách và giới hạn của Israel
Video đang HOT
Về mặt quân sự, Iran không có khả năng vượt trội so với Israel về công nghệ và sức mạnh. Israel sở hữu một lực lượng không quân, hải quân và mạng lưới an ninh mạng mạnh mẽ, cùng với “kho vũ khí hạt nhân không chính thức”. Tuy nhiên, vị trí địa lý lại là một yếu tố quan trọng. Iran cách Israel hơn 1.500 km và nằm sâu trong lòng Trung Đông, trong khi Israel nằm gần các lực lượng dân quân thân Iran như Hezbollah ở Liban và các nhóm dân quân khác ở Syria.
Việc tấn công trực tiếp vào Iran sẽ đòi hỏi Israel phải có khả năng duy trì một chiến dịch không quân kéo dài và tiêu tốn nhiều nguồn lực. Trong khi đó, Iran có thể phản ứng nhanh hơn nhờ các lực lượng dân quân gần gũi với mình ở ngay sát biên giới Israel. Điều này đặt Israel vào tình thế khó khăn khi họ phải tính toán rất kỹ về các bước đi tiếp theo để không đẩy tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát.
Trong khi Israel đang tìm cách vô hiệu hóa các lực lượng dân quân thân Iran, chính Tehran lại tiếp tục áp dụng chiến lược đối đầu bất đối xứng. Thay vì đối đầu trực diện với Israel, Iran đã sử dụng các nhóm dân quân như một công cụ gây khó khăn cho Israel. Việc này không chỉ giúp Iran tiết kiệm nguồn lực mà còn bảo vệ chính mình khỏi bị tổn thương trực tiếp.
Mặc dù các lực lượng này không mạnh như quân đội chính quy, nhưng họ lại có khả năng gây thiệt hại đáng kể cho Israel thông qua các cuộc tấn công chiến thuật. Từ các cuộc tấn công tên lửa tới các cuộc đột kích nhỏ lẻ, các nhóm dân quân trên đã chứng minh rằng họ có thể làm suy yếu đối thủ mà không cần phải tham gia vào một cuộc chiến toàn diện.
Tehran cũng đã thể hiện sự tự tin trong cách tiếp cận hiện tại. Mặc dù về mặt ngoại giao, Iran thường xuyên khẳng định rằng với thế giới rằng họ không tìm cách leo thang xung đột, nhưng trên thực tế, các hành động của Iran cho thấy một sự quyết tâm bảo vệ và củng cố các nhóm dân quân thân mình. Các nhóm như Hezbollah hoặc các lực lượng tại Yemen và Syria vẫn thường xuyên thực hiện những cuộc tấn công vào Israel, gây tổn thất nhưng không đủ để kích động một cuộc chiến tổng lực.
Chuyên gia phân tích Trung Đông Ali Vaez, từ tổ chức International Crisis Group nhận định: “Iran không muốn chiến tranh, nhưng họ sẵn sàng chiến đấu thông qua các lực lượng dân quân để bảo vệ lợi ích của mình. Điều này giúp họ giảm thiểu tổn thất và đẩy thiệt hại sang phía đối thủ”.
Trong bối cảnh các cường quốc thế giới đang chú ý đến nhiều khu vực khác, Iran có thể tranh thủ tình hình để thúc đẩy chiến lược của mình. Mỹ hiện đang bị phân tâm bởi cuộc bầu cử tổng thống, trong khi Nga và Trung Quốc đang tập trung vào lợi ích riêng. Điều này tạo ra không gian cho Iran tiếp tục củng cố tầm ảnh hưởng của mình mà không phải lo lắng quá nhiều về sự can thiệp từ bên ngoài.
Nhìn chung, tình hình hiện tại giữa Iran và Israel cho thấy rằng một cuộc chiến lớn có thể không xảy ra ngay lập tức, nhưng trạng thái xung đột phi đối xứng này sẽ tiếp tục kéo dài, với Iran vẫn giữ được vị thế chiến lược của mình.
Tối hậu thư 'ngầm' của Israel với Hezbollah
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang dọc biên giới với Liban, Israel đã đưa ra tối hậu thư ngầm cho Hezbollah: rút quân khỏi biên giới hoặc đối mặt với chiến tranh toàn diện.
Lực lượng Hezbollah tại Liban phóng tên lửa về phía các tiền đồn của Israel ở Cao nguyên Golan ngày 7/4/2024. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo tờ Wall Street Journal ngày 23/9, trong bối cảnh căng thẳng leo thang dọc biên giới với Liban, Israel đã đưa ra tối hậu thư ngầm nhằm buộc Hezbollah phải rút quân ra khỏi khu vực này. Thông qua những cuộc tấn công liên tiếp vào cơ sở hạ tầng, lãnh đạo và lực lượng của Hezbollah, Israel đang tận dụng lợi thế quân sự và tình báo của mình để tạo áp lực. Lựa chọn cho Hezbollah rõ ràng: hoặc di chuyển khỏi biên giới Israel, hoặc đối mặt với một cuộc chiến toàn diện.
Sự chuyển dịch chiến lược của Israel
Israel bắt đầu tập trung vào Hezbollah sau khi mặt trận ở Dải Gaza trở nên tĩnh lặng. Các cuộc tấn công nhằm vào hệ thống liên lạc của Hezbollah, như kích nổ thiết bị nhắn tin và bộ đàm, đã làm suy yếu nghiêm trọng khả năng điều phối của phong trào này. Đồng thời, các cuộc không kích vào Beirut, nơi đặt căn cứ của lực lượng tinh nhuệ Radwan, đã khiến phần lớn lãnh đạo cấp cao của Hezbollah bị tiêu diệt.
Những hành động này thể hiện rõ ràng sự chuyển đổi chiến lược của Israel từ việc kiềm chế tấn công trực tiếp sang hành động mạnh mẽ hơn nhằm vào đầu não của nhóm này.
Sự gia tăng trong các cuộc tấn công còn nhằm gửi một thông điệp rõ ràng đến Hezbollah và lãnh đạo của phong trào này là Hassan Nasrallah: Israel không còn coi các cuộc tấn công như vậy là vượt quá "ranh giới đỏ". Điều này đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong quy tắc "không chính thức" của cuộc xung đột vốn đã kéo dài hàng thập kỷ giữa hai bên, trong đó có những giới hạn ngầm về địa điểm và đối tượng tấn công.
Theo các quan chức Israel, các cuộc đàm phán nhằm đạt được một giải pháp hòa bình đã rơi vào bế tắc. Mỹ đã nỗ lực làm trung gian cho một thỏa thuận, theo đó Hezbollah sẽ tự nguyện rút lực lượng vài chục km khỏi biên giới, quay trở lại ranh giới được thiết lập sau cuộc chiến Liban năm 2006. Tuy nhiên, sự không hiệu quả của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và tuyên bố tiếp tục tấn công của Hezbollah đã làm phức tạp tình hình.
Trong khi đó, thời gian không còn nhiều để Israel đạt được một giải pháp ngoài chiến tranh. Áp lực từ công chúng và chính trị trong nước đang buộc Israel phải hành động mạnh mẽ hơn. Với hơn 50.000 cư dân miền Bắc Israel đã bị di dời do chiến sự, chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu không thể để mất quyền kiểm soát khu vực này. Vào tuần trước, Israel đã chính thức bổ sung mục tiêu tái lập an ninh ở miền Bắc vào các mục tiêu chiến tranh của mình.
Trong những tháng gần đây, Hezbollah đã bắn hàng nghìn quả tên lửa vào Israel, tăng đáng kể số lượng so với đầu năm. Dù vậy, Israel cũng không ngừng tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu quan trọng của Hezbollah ở Liban. Những cuộc tấn công này không chỉ giới hạn trong việc phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự mà còn nhằm trực tiếp vào các lãnh đạo cấp cao của Hezbollah, như cuộc không kích khiến Ibrahim Aqil, một chỉ huy quan trọng của nhóm, thiệt mạng.
Sự đáp trả của Hezbollah không hề giảm sút. Trong một phát biểu gần đây, thủ lĩnh của nhóm Nasrallah đã cảnh báo rằng nếu Israel tiến hành một cuộc tấn công toàn diện vào Liban, Hezbollah đã sẵn sàng đối phó và sẽ biến cuộc chiến thành "cơn ác mộng" cho quân đội Israel.
Sự chuẩn bị của Israel
Dù Hezbollah gia tăng cảnh báo, Israel đã có những động thái chuẩn bị kỹ lưỡng cho kịch bản xung đột trực tiếp. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant đã đến thăm lực lượng quân đội nước này ở miền Bắc và yêu cầu họ chuẩn bị cho một cuộc chiến khó khăn. Việc chuyển các lực lượng dù và biệt kích từ Gaza đến miền Bắc cho thấy Israel đã tính đến khả năng chiến tranh lan rộng sang Liban.
Trong các cuộc tấn công gần đây, Israel không chỉ nhắm vào Hezbollah tại Liban mà còn nhằm vào các căn cứ của lực lượng này ở Syria và Iran, nhấn mạnh vai trò của Iran trong việc hỗ trợ Hezbollah. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cuộc xung đột có nguy cơ lan rộng, liên quan đến nhiều quốc gia trong khu vực.
Do đó, cuộc xung đột leo thang giữa Israel và Hezbollah không chỉ ảnh hưởng đến hai bên trực tiếp tham gia mà còn gây ra làn sóng lo ngại trong cộng đồng quốc tế. Lầu Năm Góc đã ra lệnh triển khai nhóm tàu sân bay USS Harry S. Truman đến khu vực Địa Trung Hải nhằm chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Nếu chiến tranh toàn diện nổ ra, không chỉ Liban và Israel sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề mà cả khu vực Trung Đông có thể sẽ bị cuốn vào vòng xoáy xung đột.
Liệu Iran và Israel có nổ ra một cuộc chiến toàn diện? Cả Israel và Iran bên đều hiểu rằng một cuộc chiến trực tiếp sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả hai, nhưng những hành động khiêu khích và chiến lược quân sự mới có thể dẫn đến một cuộc xung đột rộng lớn hơn. Tên lửa Iran được phóng trong một cuộc diễn tập quân sự ở miền Nam nước này...