Một số vi khuẩn có lợi và hại cho cơ thể con người
Các vi khuẩn luôn “rình rập” để xâm nhập vào cơ thể con người. Nhưng chắc chắn bạn chưa biết đâu là vi khuẩn có lợi và hại cho sức khỏe của mình.
Dưới đây là một số vi khuẩn có lợi và hại cho sức khỏe của bạn.
Các vi khuẩn có hại cho cơ thể
Vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn
Vi khuẩn Salmonella có hình que với lông roi, và đươc biết là có thể gây bệnh cho người, súc vật,và chim chóc (đặc biệt là giacầm) trên toàn cầu. Những người bị nhiễm vi khuẩn salmonella có thể gặp phải bệnh sốtthương hàn.
Bệnh xảy ra khi một số sinh vật salmonella không bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch bình thường của cơ thể. Các vi khuẩn salmonella còn sống sót sẽ tăng trưởng trong lá lách, gan và các bộ phận cơ thể khác và có thể nhiễm vào máu gây bệnh vi khuẩn huyết (bacteremia). Salmonella có thể lọt từ gan vào túi mật, tiếp tục sinh sống trong túi mật và đươc thải theo phân ra ngoài cho tới một năm.
Triệu chứng khi bị nhiễm bệnh là sốt cao, đổ mồ hôi, viêm dạ dày – ruột, tiêu chảy.
Vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn. Ảnh minh họa
Vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy
Video đang HOT
Vi khuẩn này hiện diện một cách tự nhiên trong ruột của chúng ta cũng như của động vật. Có cả hằng trăm chủng E.coli. Vi khuẩn này có thể nhiễm vào các loại thịt động vật, nguồn nước (nếu nước không được khử trùng bằng chlorine), rau, trái cây, giá sống, sữa và các loại nước trái cây trong lon trong hộp nếu chúng không được hấp khử trùng trước khi bán ra.
Ở những người bình thường, nhiễm độc E.coli có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, nôn, thân nhiệt có thể tăng chút ít. Bình thường bệnh khỏi sau 1 tuần hay 10 ngày. Bệnh có thể rất nặng ở trẻ em, ở những người cao tuổi, và ở những người mà hệ miễn dịch đã bị suy yếu sẵn vì bệnh tật. Nhưng nó cũng có thể gây tử vong, hoặc phải lọc thận suốt đời ở những người có sức khỏe yếu.
Vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy. Ảnh minh họa
Vi khuẩn V.cholerae gây bệnh tả
Vi khuẩn này phát triển tốt trong môi trường dinh dưỡng thường môi trường kiềm (pH>7). Ở môi trường thích hợp như trong nước, thức ăn, trong các động vật biển (cá, cua, sò biển…), nhất là trong nhiệt độ lạnh, phẩy khuẩn tả có thể sống được vài ngày đến 2-3 tuần. Tuy nhiên, chúng lại dễ bị diệt bởi nhiệt độ (80độC/5 phút), bởi hoá chất thông thường và môi trường axit.
Vi khuẩn V.cholerae là thủ phạm chính gây ra bệnh tả. Khi nhiễm vi khuẩn, người bệnh có biểu hiện là đi tiêu lỏng và nôn nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến mất nước – điện giải, truỵ tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh này được xếp vào loại bệnh “tối nguy hiểm”.
Vi khuẩn V.cholerae gây bệnh tả. Ảnh minh họa
Vi khuẩn Shigella gây bệnh lỵ
Vi khuẩn Shigella có thể được tìm thấy trong thịt gà, trong sa lát và trong sữa và là thủ phạm gây ra bệnh lỵ. Trong trường hợp nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể thấy xuất hiện các biểu hiện như đau bụng quặn thắt, sốt nóng, và tiêu chảy thường có máu. Khỏi bệnh sau 5-7 ngày. Trường hợp nặng có thể thấy ở các trẻ em dưới 2 tuổi. Các cháu có thể bị động kinh và co giật. Một số người bị nhiễm mà không bị bệnh gì hết nhưng họ lại có thể lây nhiễm cho các người khác.
Vi khuẩn Shigella gây bệnh lỵ. Ảnh minh họa
Vi khuẩn có lợi
Bên cạnh các vi khuẩn gây hại, một số vi khuẩn lại đóng vai trò giúp cơ thể khỏe mạnh, loại trừ bệnh tật, đặc biệt là probiotic – lợi khuẩn giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Lợi khuẩn Probiotic là một loại lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống và là những vi sinh vật sống, chủ yếu đây là vi khuẩn, tương tự các vi sinh vật có lợi tự nhiên được tìm thấy trong ruột.
Khi vào trong ruột, vi khuẩn này phá vỡ các thực phẩm con người ăn vào để cung cấp một nguồn năng lượng cho các tế bào trong ruột, từ đó tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Các thực phẩm chứa lợi khuẩn này gồm sữa chua, đồ uống từ sữa chua, sữa lên men và chưa lên men, đậu tương lên men và một số nước hoa quả, đồ uống đậu nành.
Theo VNE
Nên ăn phần nào của cá?
Bộ phận nào của cá có chứa nhiều DHA nhất và có lợi cho sức khỏe nhất?
Tôi được biết ăn cá rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không biết bộ phận nào của cá thì sẽ cung cấp nhiều DHA. Mong chuyên mục tư vấn.
Trần Hoài (Hà Nội)
Cá là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Trong đó có hai chất dinh dưỡng đặc biệt quý giá là chất EPA có tác dụng phòng bệnh tim mạch và chất DHA có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh.
Cá là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Chất EPA có trong axit béo không no, có rất nhiều ở các giống cá lưng xanh, có thể phòng chống được bệnh xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim. Còn chất DHA cũng có trong axit béo không no của cá và có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh. Các nhà khoa học đã chứng minh chất DHA có ảnh hưởng lớn tới năng lực tìm tòi, phán đoán tổng hợp của não. Thiếu chất này con người sẽ giảm trí nhớ, kém thông minh. Những người thường xuyên ăn cá đã luôn luôn bổ sung chất DHA cần thiết cho não, nâng cao thêm năng lực phán đoán và suy xét của não.
Trong thịt động vật máu nóng cũng có axit béo không no, nhưng hàm lượng EPA rất thấp và hầu như không có DHA. Các loại thực phẩm thường dùng như ngũ cốc, hoa quả, rau đậu cũng không có DHA. Như vậy, gần như chỉ có cá cung cấp chất DHA cho con người. Chất này rất cần cho mọi lứa tuổi. Trẻ em cần DHA để phát triển tế bào não. Người cao tuổi cần DHA để chậm lão hóa bộ não, tránh lú lẫn lúc về già.
Trong các bộ phận của cá, đầu cá được coi là bộ phận tập trung nhiều hàm lượng DHA nhất. Vì vậy, mọi người nên tăng cường ăn cá để bảo vệ sức khỏe và trí tuệ, nhất là đối với người cao tuổi.
Khi chế biến, bạn lưu ý nên ăn cá luộc hoặc cá nấu, không nên ăn cá rán vì chất DHA bị nhiệt độ cao phân hủy.
Theo VNE
Khám phá công dụng của thực phẩm có vị đắng Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ăn thức ăn có vị đắng rất có lợi cho sức khỏe con người tốt cho tim, não, thúc đẩy sự thèm ăn, giải nhiệt, thải độc tố trong cơ thể... Cân bằng hương vị Thực phẩm có 5 hương vị đó là chua, cay, mặn, ngọt, đắng. Bạn nên cân bằng 5 vị trong bữa...