Một số vi chất cần thiết cho nhu cầu của bé.
Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ nếu cơ thể chúng không nhận đủ những chất dinh dưỡng quan trọng. Cung câp đây đu dinh dương se rât tôt cho sưc khoe va sư phat triên toan diên cua tre. Cac me hay cung chung tôi “điêm danh” nhưng chât quan trong va công dung tuyêt vơi cua no đôi vơi sư phat triên cua be nhe!
1. Canxi
Canxi rất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ vì chúng giúp xương luôn khỏe mạnh. Dưỡng chất này còn hỗ trợ cho hoạt động của tim, ngăn ngừa các khối máu đông và có ích cho chức năng của các cơ. Nếu chế độ ăn uống không cung cấp đủ canxi, cơ thể buộc phải lấy canxi từ xương để bù đắp vào các hoạt động khác cần có canxi. Những trẻ bị thiếu canxi sẽ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương rất cao. Bạn cần chú ý không cho trẻ sử dụng những thực phẩm hoặc đồ uống có chứa caffeine vì việc tiêu thụ quá nhiều chất caffeine sẽ dẫn đến tình trạng tái hấp thu trong xương, khiến xương bị tiêu hủy dần đi và canxi sẽ bị giải phóng ra khỏi xương.
Nguồn cung cấp canxi: sữa và những sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, các loại rau có màu đậm, các loại cá có thể ăn luôn xương và hạt vừng.
2. Chất xơ
Những thực phẩm giàu chất xơ chứa nhiều các vitamin và khoáng chất giúp cung cấp năng lượng để trẻ nhanh lớn và phát triển tốt. Chúng còn mang đến những hợp chất từ thực vật được gọi là phytonutrient giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Trong một chế độ ăn uống cân bằng, chất xơ có vai trò phòng ngừa bệnh tiểu đường típ 2 và sự gia tăng mức cholesterol ở người trưởng thành cũng như ở trẻ em.
Khẩu phần ăn uống gồm nhiều thực phẩm giàu chất xơ có khả năng ngăn ngừa tình trạng táo bón bằng cách kích thích sự hoạt động của ruột, giúp tống đẩy chất thải ra ngoài nhanh và nhiều hơn.
Để phòng ngừa tình trạng béo phì cho trẻ, bạn nên khuyến khích con mình lựa chọn những loại rau xanh và trái cây giàu chất xơ thay vì những món ăn vặt được chế biến sẵn – vốn rất nhiều đường và chất béo.
Nguồn cung cấp chất xơ: trái cây, rau xanh, giá, lương thực thô và bột ngũ cốc cùng các loại rau có màu xanh đậm.
3. Kali
Kali là dưỡng chất đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của tim và hệ thống cơ bắp, duy trì trạng thái cân bằng của các chất lỏng trong cơ thể, tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng và giữ gìn sự chắc khỏe của xương. Một chế độ ăn uống giàu kali sẽ giúp đánh bại tình trạng huyết áp cao ở những người trưởng thành. Hãy tập cho trẻ thói quen chọn ăn thực phẩm giàu kali để giữ huyết áp luôn ổn định, kể cả khi chúng đã trưởng thành.
Nguồn cung cấp kali: trái cây tươi, rau xanh, lương thực thô, những sản phẩm từ sữa, thịt và hải sản.
Video đang HOT
4. Vitamin D
Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến nhiều rắc rối về sức khỏe ở người trưởng thành như loãng xương, ung thư vú, ung thư ruột, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh tim và chứng trầm cảm. Vai trò của vitamin D trong những căn bệnh hiện vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, loại vitamin này rất cần thiết cho việc hấp thu canxi của cơ thể, giúp xương phát triển tối đa và luôn khỏe mạnh.
Trẻ em thiếu hụt vitamin D có thể dẫn tới tình trạng mềm xương. Ở những người bắt đầu có tuổi, thiếu vitamin D gây ra tình trạng loãng xương. Nguồn cung cấp vitamin D: cơ thể sẽ nhận được vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng và sẽ dự trữ để sử dụng dần. Những thực phẩm phổ biến giàu vitamin D bao gồm hầu hết các loại sữa và những thực phẩm bổ sung như bột ngũ cốc ăn sáng, nước cam ép và sữa chua. Ngoài ra, còn có các loại cá giàu chất béo như cá hồi hay cá ngừ.
5. Vitamin E
Đây là loại vitamin rất quan trọng cho hệ miễn dịch. Là một chất chống ô-xy hóa cực mạnh, vitamin E có thể đánh bại các phụ phẩm có hại từ mọi thứ như không khí ô nhiễm, khói thuốc, tia tử ngoại và thậm chỉ là cả các chất được thải ra trong quá trình trao đổi chất tự nhiên của cơ thể. Điều này khiến vitamin E trở thành dưỡng chất thiết yếu cho quá trình củng cố và duy trì sự khỏe mạnh của hệ miễn dịch.
Nguồn cung cấp vitamin E: Dầu và hạt hướng dương, mầm lúa mì, bơ làm từ các loại hạt có dầu.
Theo VNE
Một số vi chất dinh dưỡng trẻ hay thiếu
Thiếu vi chất dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ mà còn dẫn đến tử vong, suy giảm trí tuệ. Các vi chất dinh dưỡng đang bị thiếu hụt ở trẻ Việt Nam gồm: vitamin A, sắt, vitamin D, kẽm...
Dưới đây là một số lời khuyên của tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia trong việc lựa chọn các thực phẩm giàu vi chất:
1. Vitamin A
Thiếu vi chất này khiến trẻ chậm lớn, làm sừng hóa các tế bào biểu mô, giảm chức năng bảo vệ cơ thể, gây bệnh khô mắt, khô giác mạc, nhuyễn giác mạc dẫn đến hậu quả sẹo giác mạc và mù vĩnh viễn. Thậm chí thiếu vitamin A sớm có thể ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ của trẻ khi đến tuổi đi học.
Thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều vi chất này như: thịt, gan, cá, trứng, sữa, bơ, kem... Thực phẩm nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A như: các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ (cà chua, cà rốt, dưa hấu, đu đủ, gấc...); các loại rau màu thẫm (muống, dền, mùng tơi, ngót, các loại cải); dầu cọ và các loại dầu ăn khác. Lưu ý chế biến các thực phẩm giàu vitamin A trong dầu/mỡ hoặc với các thực phẩm giàu chất béo để vitamin A được hấp thu vào cơ thể tốt hơn.
2. Sắt
Sắt có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật và giúp trẻ học tập tốt. Thiếu máu thiếu sắt sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ; giảm khả năng nhận thức và phát triển vận động; giảm sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn... Tình trạng thiếu máu xảy ra khi dự trữ sắt trong cơ thể đã cạn kiệt.
Sắt trong thực phẩm ở hai loại: dạng sắt heme và non-heme. Chất sắt non-heme có trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: đậu ve, đậu nành, các loại rau có lá và bột ngũ cốc. Dạng heme có trong thức ăn nguồn gốc động vật như: thịt bò, trứng, gan, ngao, sò, ốc, hến...
Sắt heme có thể dễ dàng được hấp thu ở ruột, trong khi hấp thu sắt non-heme phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất làm tăng cường hay cản trở hấp thu sắt. Vitamin C, protit động vật, các axít hữu cơ trong hoa quả và rau có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu chất sắt non-heme. Trong khi đó cần lưu ý một số chất ức chế hấp thu sắt như: chất phytate trong gạo và các loại ngũ cốc; tannin trong một số loại rau, trà và cà phê.
Phòng thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ bằng cách ăn đa dạng các loại thực phẩm, sử dụng thực phẩm bổ sung vi chất. Ảnh minh họa: Spot.
3. Vitamin D
Vitamin này giúp cơ thể sử dụng tốt canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc. Vì thế, thiếu vitamin D khiến trẻ dễ bị còi xương.
Để phòng thiếu vi chất này ở trẻ, người mẹ khi mang thai và khi cho con bú phải ăn uống đủ chất, tắm nắng hoặc uống vitamin D liều 200.000 IU vào lúc mang thai tháng thứ 7. Trẻ sau khi sinh cần được tắm nắng trung bình 15 phút mỗi ngày trước 9h sáng. Mùa đông trẻ không được tắm nắng cần cho uống vitamin D3 liều dự phòng.
Những thực phẩm giàu vi chất này gồm: dầu gan cá, nhất là ở các loài cá béo; gan và chất béo của động vật có vú ở biển (hải cẩu và gấu vùng bắc cực). Hầu hết trong cá có từ 5mcg đến 15mcg vitamin D trên 100g, cá trích có thể có tới 40 mcg/100g.
Bên cạnh đó có thể lựa chọn trứng gà được nuôi có bổ sung vitamin D, dầu ăn có tăng cường vitamin D hay các thức ăn bổ sung khác như: bột ngũ cốc, sữa.
4. Canxi
Canxi cùng vitamin D giúp cơ thể hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc. Việc duy trì mức canxi trong máu hằng định rất cần cho hoạt động của hệ thần kinh và cơ.
Nguồn thực phẩm giàu canxi gồm: sữa và các chế phẩm từ sữa. Cụ thể trong 100 ml sữa mẹ có 34 mg vi chất này, con số này trong sữa bò là 120 và phomai là 780. Ngoài ra trong 100 g cá con có 60-70 mg canxi; trong dầu cá là 527; lòng đỏ trứng gà là 134.
Bên cạnh đó trong 100 g rau dền cũng có đến 300 mg canxi; trong rau ngót, mùng tơi là 170 mg và trong rau muống 100 mg.
5. Kẽm
Trong cơ thể 90% kẽm tập trung ở cơ, xương. Đây là vi chất rất quan trọng, tham gia vào thành phần trên 300 enzim, ảnh hưởng tốt đến sự phát triển cơ thể, làm tăng hấp thu, tăng tổng hợp protein, tăng cảm giác ngon miệng, tác động đến tăng trưởng. Việc thiếu kẽm gây suy giảm miễn dịch làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển các tế bào miễn dịch.
Các nhóm thực phẩm giàu kẽm như: thuỷ hải sản (hàu, sò, ngao, tôm cua); gan động vật, lòng đỏ trứng và thịt nạc; thực phẩm họ đậu. Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.
6. Các vitamin
- Vitamin B1
Đây là yếu tố cần thiết để chuyển hóa các chất bột đường. Các loại hạt cần dự trữ vitamin B1 cho quá trình nảy mầm, nên ngũ cốc và các loại hạt họ đậu là những nguồn vitamin B1 tốt nhất. Lưu ý ăn gạo không xát quá trắng, ăn nhiều đậu đỗ là cách tốt nhất bổ sung vi chất này cho cơ thể.
- Vitamin B2
Tham gia quá trình tạo máu nên thiếu vitamin này sẽ gây thiếu máu. Nó có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, sữa, các loại rau, đậu. Các hạt ngũ cốc là nguồn vitamin B2 tốt nhưng bị mất mát nhiều trong quá trình xay xát.
- Vitamin B6
Nó là coenzym của trên 60 phản ứng sinh hóa protein và axít amin. Nó có nhiều trong ngũ cốc, rau quả với hàm lượng 0,1-0,3 mg/100 g; nguồn động vật 0,5-0,9 mg/100 g thực phẩm.
- Vitamin C
Nó có vai trò to lớn trong việc tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt. Vitamin này có nhiều trong quả chín. Rau xanh có nhiều vitamin C nhưng bị hao hụt nhiều trong quá trình nấu nướng.
Theo VNE
Cân bằng đạm hiệu quả nhờ tảo Spirulina Tảo Spirulina chứa các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như đạm thực vật, betacaroten, vitamin E, vitamin nhóm B, đặc biệt là B12 được chứng minh cao hơn so với dầu thực vật và các nguồn thực phẩm khác. Thực phẩm từ động vật rất dồi dào chất đạm nhưng hấp thu chất đạm này nhiều dễ làm tăng nguy cơ...