Một số ứng viên đảng Dân chủ không muốn ông Obama làm ‘người đại diện’
Mặc dù một số ứng viên của đảng Dân chủ không từ chối hợp tác với ông Obama trong cuộc bầu cử sắp tới, số khác lại cho rằng chính sự tham gia của cựu Tổng thống Mỹ có thể khiến chiến lược của đảng Dân chủ đổ bể.
Cựu Tổng thống Barack Obama, người gần đây đã khá “ẩn mình” trước công chúng, hiện đang sẵn sàng để vượt qua con đường phía trước tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 và tham gia tham gia vận động cho đảng Dân chủ tại một số bang, trong đó có những bang đã bầu cho Tổng thống Trump, tờ The Hill cho biết.
Mặc dù điều quan trọng nhất đó là ông Obama dự kiến sẽ tập hợp các cử tri và thúc đẩy đảng Dân chủ trên khắp đất nước đứng lên bỏ phiếu, do đó giúp đảng này vượt qua cuộc thất bại trong cuộc bầu cử năm 2016.
Cựu nguyên thủ quốc gia Mỹ sẽ cố gắng làm cho mọi thứ trở lại đúng hướng bằng cách lần đầu tiên xuất hiện tại Đại học Illinois ở thành phố Urbana vào hôm thứ Sáu, sau đó đi vòng quanh các bang California, Illinois, Ohio và Pennsylvania.
Mặc dù cựu Tổng thống Obama vẫn nhận được sự tín nhiệm đặc biệt đến từ người Mỹ gốc Phi, đảng Dân chủ đang lo ngại rằng việc ông Obama bước vào đấu trường chính trị trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có thể vô tình đánh lạc hướng đảng Dân chủ khỏi chiến lược của họ và thậm chí thúc đẩy cả những người bảo thủ và những người ủng hộ Tổng thống Trump.
Một trong số đó là Thượng nghị sĩ Jon Tester (bang Montana), cùng với Thượng nghị sĩ Heidi Heitkamp (bang Bắc Dakota).
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ không sử dụng bất kỳ người đại diện nào. Vai trò này cũng ổn nhưng chúng tôi không cần nó. Cuộc đua này là của tôi cùng với chính trị gia Matt Rosendale (ứng viên của đảng Cộng hòa) và đó là cách chúng tôi muốn giữ nó”, ông Tester cho biết.
Khi được hỏi về việc liệu ông Obama có xuất hiện ở Bắc Dakota hay không, nữ Thượng nghị sĩ Heitkamp nói:
“Không. Ông ấy từng có lần đe dọa sẽ tham gia vận động chống lại tôi vì vậy tôi không nghĩ rằng ông ấy sẽ xuất hiện”, bà Heitkamp cho biết.
Cũng có những lo ngại rằng vai trò của ông Obama trong chiến dịch này có thể khiến Tổng thống Trump được hưởng lợi.
“Trump không muốn gì hơn một người tôn mình lên. Ông ta biết mình có thể kích động phía bên kia”, một người thân cận với ông Obama tuyên bố, cho biết thêm rằng cựu Tổng thống Mỹ “sẽ được tham gia cuộc bầu cử vào mùa thu này theo một cách rất thông minh, đậm chất Obama “.
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen (bang Maryland), Chủ tịch Ủy ban Chiến dịch Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ (DSCC), cho biết đảng này hoan nghênh sự giúp đỡ của ông Obama, nhấn mạnh việc ông Obama gây quỹ cho cho DSCC năm ngoái, nhưng lưu ý rằng quyết định thuộc về các các ứng cử viên cá nhân để quyết định có nên mời ông Obama đến bang của họ hay không.
Theo The Hill, các nguồn tin từ đảng Dân chủ nói Obama sẽ tham gia chiến dịch tranh cử cùng với Thượng nghị sĩ Bob Casey Jr. tại bang Pennsylvania.
“Chúng tôi mong muốn được vận động cùng với ông ấy vào mùa thu này. Tôi hy vọng vậy. Tôi không biết lịch trình sẽ được sắp xếp như nào”, Thượng nghị sĩ Casey nói.
Trong khi đó, có một cuộc tranh luận sôi nổi về danh sách ủng hộ của ông Obama, mà ông bắt đầu phát hành vào đầu tháng 8: một số đảng viên Dân chủ, trong đó có tên Thượng nghị sĩ Casey, vẫn chưa nhận được con dấu chấp thuận của Obama, cụ thể là những người hiện đang có ghế Thượng viện trong chính quyền Trump. Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết một số lượng lớn các danh sách ủng hộ sẽ đi kèm trong hai tháng tới.
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ sẽ được tổ chức vào thứ Ba, ngày 6/11 năm 2018. Các ứng viên sẽ chạy đua cho tất cả 435 ghế trong Hạ viện và 35 trong số 100 ghế trong Thượng viện.
Theo ngaynay/ Sputnik
Phe Cộng hòa điều tra Clinton, Obama
Các nhà lập pháp đảng Cộng hòa thông báo mở hai cuộc điều tra mới liên quan đến bà Hillary Clinton và ông Barack Obama, đảng Dân chủ.
Ông Barack Obama và bà Hillary Clinton. Ảnh: AP.
Phe Cộng hòa ngày 24/10 mở thêm hai cuộc điều tra liên quan đến bà Hillary Clinton, cựu ngoại trưởng Mỹ, và ông Barack Obama, cựu tổng thống Mỹ. Hai cuộc điều tra có sự tham gia của các ủy ban tư pháp, giám sát và tình báo Hạ Viện.
Cuộc điều tra thứ nhất yêu cầu làm rõ tại sao Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Bộ Tư pháp Mỹ quyết định dừng theo đuổi các cáo buộc đối với Clinton, liên quan đến việc bà sử dụng email cá nhân khi còn là ngoại trưởng, trong thời gian cuộc đua vào Nhà Trắng nóng nhất, AFP đưa tin.
Cuộc điều tra thứ hai nhằm vào một quyết định trong năm 2013 của chính quyền Obama, thông qua thương vụ bán công ty khai khoáng Canada Uranium One cho công ty quốc doanh Nga Rosatom. Nhờ đó, Rosatom kiểm soát 20% lượng uranium dự trữ của Mỹ. Quyết định trên được đưa ra sau khi Uranium One quyên tiền vài lần cho quỹ Clinton của cựu tổng thống Bill Clinton.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh phe Cộng hòa và Tổng thống Donald Trump vượt qua được áp lực ngày càng tăng từ những cuộc điều tra nghi ngờ Nga hỗ trợ ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2016.
Bob Goodlatte, chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện, và Trey Gowdy, chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện, đều thuộc đảng Cộng hòa, nhấn mạnh phe Cộng hòa không thể là đối tượng duy nhất bị điều tra.
Tổng thống Trump cùng các thành viên Cộng hòa khác cáo buộc giám đốc FBI khi đó là James Comey bảo vệ Clinton khi thông báo trong tháng 7/2016 rằng ông không điều tra hơn nữa với việc bà sử dụng email cá nhân gửi, nhận các thông tin được coi là mật.
"Luật pháp là thế lực cân bằng nhất tại quốc gia này. Không tổ chức hay cá nhân nào được miễn giám sát", Goodlatte và Gowdy cho biết trong một thông báo.
Như Tâm
Theo VNE
Ông Obama bất ngờ thăm trường học ở Washington Cựu tổng thống Obama đã tới thăm một trường học ở bang Washington để khích lệ tinh thần của các em học trước năm học mới. Cựu tổng thống Obama xuất hiện tại trường trung học McKinley, bang Washington, Mỹ vào hôm 8/9. Ảnh: Instagram. "Ta tin rằng các cháu sẽ giải quyết được hầu hết mọi vấn đề mà chúng ta hiện...