Một số trường hợp không nên sử dụng phanh tay
Phanh tay vẫn đang được sử dụng phổ biến trên các mẫu xe phổ thông, nhưng còn nhiều người mắc sai lầm cơ bản khi sử dụng hệ thống này.
Không sử dụng phanh tay khi bạn đang lái xe bình thường
Khi đang lái xe bình thường và không có việc gì xảy ra bạn không nên sử dụng phanh tay.
Điều này được gọi là “đạp phanh” và đó là một cách dễ dàng để rút ngắn tuổi thọ ô tô của bạn.
Khi đó nó sẽ gây ra ma sát trên má phanh và dẫn đến tăng nhiệt, nhiệt độ có thể làm sôi dầu phanh.
Nếu dầu phanh sôi, nó không hoạt động chính xác, có nghĩa là phanh của bạn sẽ không hoạt động bình thường.
Khi đang lái xe bình thường và không có việc gì xảy ra bạn không nên sử dụng phanh tay
Hầu hết trong khi lái, mọi người sẽ đạp phanh vì họ sẽ không dùng phanh tay.
Một cách dễ dàng để ngăn chặn vấn đề này là không bật chế độ phanh tay khi bạn đang lái xe.
Video đang HOT
Không sử dụng phanh tay khi thời tiết đóng băng
Khi trời quá lạnh trong thời gian dài, bạn không nên sử dụng phanh tay, thậm chí không sử dụng phanh tay để đỗ xe.
Theo Reader Digest, do nhiệt độ quá lạnh có thể khiến dây cáp phanh khẩn cấp bị đóng băng. Nếu nó bị đóng băng, người lái xe sẽ không thể tháo nó ra.
Vì vậy, người lái xe không nên cố gắng lái xe trong tình trạng đóng băng, vì nó sẽ dẫn đến mất kiểm soát.
Khi thời tiết nhiều tuyết đông lạnh bạn có thể đợi cho các nếp gấp cáp phanh tan băng thì nó sẽ hoạt động bình thường trở lại.
Nếu bạn sử dụng phanh tay trong thời tiết có tuyết hay mưa thì sẽ khiến bánh sau bị bó cứng
Nếu người lái xe không thể chờ đợi, họ có thể kích xe lên và làm ấm dây phanh bị đóng băng bằng máy sấy tóc hoặc dụng cụ tương tự.
Không sử dụng phanh tay trong trường hợp có tuyết hoặc mưa
Nếu bạn sử dụng phanh tay trong thời tiết có tuyết hay mưa thì sẽ khiến bánh sau bị bó cứng, khiến người lái xe khó điều khiển xe hơn.
Người lái xe cần kiểm soát xe thật tốt trong thời tiết không thuận lợi, vì vậy việc sử dụng phanh tay có thể dẫn đến thảm họa không lường được.
Phanh tay điện tử có ưu và nhược điểm gì?
Hiện nay, phanh tay điện tử đang dần được áp dụng rộng rãi trên hầu hết các dòng xe, đặc biệt là các dòng xe cao cấp, vậy nó có ưu và nhược điểm gì?
Phanh tay điện tử là gì?
Phanh tay điện tử hay còn được gọi là phanh đỗ xe điện tử. Đây là một loại phanh tay thông minh được điều khiển hoàn toàn tự động. Vị trí đặt phanh rất dễ nhận biết: phanh được ký hiệu chữ P nằm trong vòng tròn đặt gần khu vực cần số hoặc nằm ở vị trí bảng taplo của xe ô tô. Thiết bị này ra đời với mục đích đảm bảo an toàn tính mạng cũng như tài sản cho người sử dụng trong trường hợp người lái quên hạ hoặc kép phanh tay.
Phanh tay điện tử hay còn được gọi là phanh đỗ xe điện tử
Ưu, nhược điểm của phanh tay điện tử
Từ cách vận hành nêu trên, chúng ta có thể dễ dàng thấy được những ưu điểm vượt trội của hệ thống phanh tay điện tử. Tuy nhiên, cũng giống như những hệ thống điện tử khác, loại phanh này tồn tại một vài nhược điểm.
Ưu điểm
Không thể phủ nhận rằng phanh tay điện tử sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật và đang dần thay thế phanh tay cơ. Dưới đây là một số ưu điểm đáng kể:
Tính năng tự động hóa hiện đại: Phanh tay điện tử tự động đưa về chế độ Lock khi tài xế dừng đỗ xe, chỉ cần gạt cần số tới vị trí P. Nếu tài xế quên nhả phanh trong khi vẫn đạp ga, hệ thống phanh tay điện tử sẽ tự động kích hoạt chức năng Unlock, nhả phanh để đảm bảo xe không bị bó hoặc cháy phanh. Hơn thế nữa, phanh điện tử còn có tính năng tự động ngừng kích hoạt khi xe chạy cùng khả năng giữ phanh tự động (Brake Hold) khi dừng ngang dốc.
Phanh tay điện tử tự động đưa về chế độ Lock khi tài xế dừng đỗ xe, chỉ cần gạt cần số tới vị trí P
Thao tác đơn giản, dễ dàng: Người lái chỉ cần thực hiện thao tác đơn giản, nhẹ nhàng là gạt cần số để kích hoạt hệ thống phanh đỗ xe điện tử.
Độ an toàn cao khi lái xe: Khả năng đảm bảo an toàn của phanh xe điện tử thể hiện rõ rệt nhất trong các tình huống phanh đột ngột. Thay vì chỉ có thể tác động lên bánh sau của xe gây mất kiểm soát tay lái thì phanh tay điện tử thông qua hệ thống ổn định thân xe để phanh thủy lực lên cả 4 bánh để dừng xe một cách an toàn nhất.
Tạo không gian cabin sang trọng, hiện đại: Phanh tay điện tử có kích thước nhỏ gọn, thiết kế hiện đại thay thế phanh tay cơ thông thường có kích thước lớn giúp không gian cabin, bản tablo trở nên sang trọng.
Nhược điểm
Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng phanh xe điện tử cũng tồn tại nhược điểm: tuổi thọ sử dụng của phanh không cao và nếu bị hư hỏng thì giá thành sửa chữa cũng khá lớn. Bên cạnh đó, nếu ắc quy ô tô chết thì phanh tay điện tử cũng không hoạt động được.
Một số lưu ý khi sử dụng phanh tay điện tử
Theo các chuyên gia, để kéo dài tuổi thọ cũng như sử dụng phanh đỗ xe điện tử hiệu quả, người lái xe cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất: Không di chuyển xe khi đèn cảnh báo phanh vẫn đang sáng. Mặc dù hệ thống phanh tay điện tử giúp chuyển chế độ Unlock tự động nhưng nếu việc này diễn ra liên tục sẽ khiến hệ thống phanh và hệ thống truyền động của xe bị hư tổn nhanh chóng.
Thứ hai: Nguy cơ gặp sự cố của phanh điện tử ít hơn đáng kể so với phanh cơ truyền thống và nếu có lỗi, hệ thống sẽ phản ứng và cảnh báo tới tài xế chỉ trong vài giây. Vì vậy, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường ở hệ thống phanh như âm thanh lạ, phanh bị rung lắc nhẹ,.. thì những điều này đều không đáng lo ngại.
Thứ ba: Giống như mọi hệ thống điện tử khác, phanh tay điện tử có thể sẽ gặp rắc rối về dây dẫn, mạch điện giữa công tắc và cụm điều khiển, thiết bị thực thi bị đoản mạch hay hở mạch. Khi phanh gặp vấn đề, đèn báo sẽ hiện lên ở bảng tablo và người sử dụng nên mang xe đến các garage để kiểm tra và khắc phục.
Bộ phận nào quan trọng nhất trên xe? Có lẽ với tôi, "lựa chọn cuối cùng trên ghế nóng" là: Cái phanh. Xe có thể bất ngờ chết máy cũng không sao, miễn phanh còn hoạt động. Chứ phanh mà đứt thì hoạ đến ngay. Hầu hết các tai nạn xe hơi đều liên quan trực tiếp nhất đến chuyện cái phanh: đứt phanh, mất phanh, đạp nhầm chân phanh thành...