Một số trường Australia tạm ngừng nhận hồ sơ du học từ một số nước
Tờ The Sydney Morning Herald đưa tin ít nhất 2 trường cao đẳng của Australia đã ngừng nhận đơn xin nhập học từ Ấn Độ, Pakistan, Nigeria và một số quốc gia khác, nơi sinh viên có nguy cơ cao bị từ chối cấp thị thực.
Sinh viên học tập tại thư viện của một trường đại học ở Australia. Ảnh minh họa: Bapt/Arie Oldman
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, bài viết dẫn lời các chuyên gia tư vấn giáo dục cho biết sự thay đổi của chính phủ Australia trong xử lý hồ sơ thị thực đã gây hoang mang cho các trường đại học và cao đẳng cũng như các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục khác. Theo đó, tỷ lệ từ chối cấp thị thực du học đã ở mức cao kỷ lục, sau khi chính phủ liên bang công bố chiến lược di trú mới hồi năm ngoái, tăng điểm bài thi tiếng Anh cũng như yêu cầu sinh viên chứng minh ý định du học thực sự.
Imagine Education Australia, một trường cao đẳng dạy nghề và trường dạy tiếng Anh, đã viết thư thông báo gửi tới các công ty tư vấn du học cho biết sẽ chỉ chấp nhận hồ sơ của các ứng cử viên từ châu Âu và 11 nước khác, do không chắc chắn về tỷ lệ cấp thị thực và thời gian chờ đợi. Danh sách các quốc gia được phê duyệt không bao gồm các thị trường quốc tế lớn nhất của Australia như Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal, Pakistan, Việt Nam, Indonesia và Malaysia.
Video đang HOT
Trường Cao đẳng Kinh doanh Kaplan cũng đã tạm ngừng xử lý tất cả các hồ sơ từ Pakistan và Nigeria. Một số trường đại học của Australia cũng đã phải đưa ra quyết định khó khăn này và đang tiến hành quy trình tương tự với sinh viên của mình, cũng như những người đã nhận COE (giấy xác nhận ghi danh được các trường đại học ở Australia cấp cho sinh viên quốc tế).
Kể từ cuối năm ngoái, chính phủ Australia đã ưu tiên cấp thị thực cho sinh viên các trường có mức độ rủi ro thấp nhằm ngăn chặn tình trạng sinh viên đến Australia để làm việc thay vì học tập.
Tỷ lệ từ chối thị thực cao sẽ khiến trường bị xếp hạng rủi ro cao. Do đó, một số trường hiện chặn đơn ghi danh từ một số nước, hoặc hủy COE trước khi sinh viên được cấp thị thực.
Việc từ chối đơn xin thị thực phần lớn ảnh hưởng đến các trường cao đẳng dạy nghề và đại học có mức độ rủi ro cao, nhưng một số trường đại học hàng đầu bao gồm Đại học Quốc gia Australia và Đại học Sydney cho biết sinh viên các trường này cũng bị ảnh hưởng do việc cấp thị thực trễ.
Giải cứu hàng nghìn gia súc bị mắc kẹt trên biển
Khoảng 15.500 con cừu và gia súc khác trên tàu MV Bahijah sẽ cập cảng Australia và có thể được chuyển sang một tàu khác để xuất khẩu.
Con tàu này trước đó đã phải quay trở lại từ Biển Đỏ do nguy cơ bị tấn công ở ngoài khơi Yemen.
Cừu mắc kẹt ngoài khơi Tây Australia. Ảnh: WAFarmers
gia súc trên đã lênh đênh trên biển hơn một tháng qua khiến những nhà bảo vệ động vật phản đối gay gắt. Tàu Bahijah rời Australia để đến Israel hôm 5/1 nhưng phải quay đầu và đã đến vùng biển của Australia vào cuối tháng trước do lo ngại bị lực lượng Houthi ở Yemen tấn công khi đi qua Biển Đỏ. Ngày 5/2, Chính phủ Australia đã từ chối đề nghị của nhà xuất khẩu về việc vận chuyển số gia súc trên vòng qua châu Phi để tránh Biển Đỏ, ước tính hết khoảng 33 ngày.
Người đứng đầu bộ phận chăn nuôi của Tập đoàn WAFarmers (Australia), ông Geoff Pearson cho biết khoảng 14.000 con cừu và 1.500 gia súc khác sau khi quay trở lại Australia sẽ được kiểm dịch theo quy định của nước này và sẽ tái xuất khẩu. Ông cho biết thêm Chính phủ Australia đã từ chối cho phép vận chuyển gia súc đến Israel vì các nhóm bảo vệ động vật ở đó đã bắt đầu các thủ tục tố tụng để cấm nhập khẩu động vật. Hiện Bộ Nông nghiệp chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
Trong khi đó, một tàu chở gia súc khác cũng đã rời Australia vào tuần trước để đến cảng Aqaba ở Jordan bên bờ Biển Đỏ nhưng có thể chuyển hướng đến một cảng khác ở Vùng Vịnh nếu nguy cơ bị tấn công khi đi qua Biển Đỏ quá cao.
Australia là nước xuất khẩu động vật sống lớn trên thế giới.
Australia nỗ lực giải cứu cá tay đỏ khỏi nguy cơ tuyệt chủng Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Chính phủ Australia mới đây đã tạo điều kiện để các nhà khoa học tiến hành hoạt động can thiệp khẩn cấp nhằm cứu loài cá tay đỏ (Red handfish), một trong những loài cá hiếm nhất thế giới, khỏi nguy cơ tuyệt chủng trước đợt nắng nóng sắp đến gần trong mùa Hè ở quốc gia...