Một số thực phẩm khiến bạn dễ bị trầm cảm
Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm bệnh trầm cảm cướp đi sinh mạng của gần 900000 người. Bệnh trầm cảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó thực phẩm cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tiến triển của bệnh.
Trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới .
Theo các chuyên gia, có một số loại thực phẩm có đặc tính làm tăng mức hormone gây trầm cảm cortisol trong cơ thể. Để ngăn trầm cảm, bạn nên hạn chế tiêu thụ một số loại sản phẩm sau đây:
Cà phê
Ảnh minh họa.
Cuộc sống hiện đại, cà phê là một loại thức uống quen thuộc và phổ biến, đặc biết là đối với dân văn phòng. Theo các chuyên gia, uống một lượng vừa phải và phù hợp, cà phê sẽ giúp bạn cảm thấy tinh thần sảng khoái, hào hứng chào một ngày mới hơn.
Tuy nhiên, chất cafein chứa trong cà phê có thể làm gia tăng trạng thái căng thẳng và trầm cảm, đặc biệt đối với những người nghiện loại thức uống này.
Đường
Tất cả các loại đường, đặc biệt là đường tinh luyện, khiến mức đường huyết gia tăng một cách đáng kể nếu bạn tiêu thụ nhiều. Đối với những người thường xuyên ăn đường, cơ thể của họ sẽ dễ trở nên nghiện và tăng tiết hormone cortisol, làm gia tăng mức độ trầm cảm.
Thực phẩm ít chất xơ
Theo các chuyên gia, khi ăn những loại thực phẩm ít chất xơ sẽ khiến bạn có cảm giác nhanh đói, dễ cáu gắt, chán nản không muốn việc… Ngoài ra, khi bạn tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm này còn gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa.
Video đang HOT
Do vậy, trong bữa ăn hàng ngày bạn nên chọn lựa các thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, chế độ ăn uống khoa học là những yếu tố quan trọng để nâng cao đời sống tinh thần. Cần tìm hiểu và loại bỏ những nguyên nhân bệnh trầm cảm trong cuộc sống hàng ngày, như vậy bạn mới có thể đạt được một cuộc sống cân bằng, vui vẻ và tràn đầy sức sống.
Thịt đỏ
Ảnh minh họa.
Nhiều người vẫn nghĩ thịt đỏ cung cấp nguồn dinh dưỡng cao, cần thiết cho sự phát triển cũng như giúp tinh thần của mỗi người trở nên tươi vui hơn. Thực tế đây lại là nguyên nhân bệnh trầm cảm. Khi ăn những loại thịt đỏ: thịt bò, thịt dê, thịt cừu…thì quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đó diễn ra rất chậm. Việc phân hủy thức ăn trong ruột sẽ sinh ra những chất độc hại rồi hấp thụ vào máu, ảnh hưởng rất nhiều hệ thần kinh. Bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó chịu thậm chí hôn mê do sử dụng nhiều các loại thịt này cho cả bữa sáng, trưa và bữa tối.
Chất béo bão hòa
Nghiên cứu cho thấy, chất béo bão hòa không chỉ làm tăng mức cholesterol trong máu mà còn thúc đẩy cơ thể sản xuất ra hormone cortisol, vốn là tác nhân gây trầm cảm.
Rượu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rượu là một độc tố đối với gan, vì cơ thể không thể chuyển hóa một số hợp chất chứa trong đó. Kết quả là các cơ quan trong cơ thể dễ trở nên căng thẳng và tăng tiết hormone cortisol, làm gia tăng mức trầm cảm.
Bột mì tinh chế: Tương tự như đường tinh luyện, bạn cũng cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm được chế biến từ bột mì tinh chế. Cách tốt nhất là bạn hãy chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt, vì chúng được đánh giá là lành mạnh và không gây trầm cảm.
Biểu hiện trầm cảm
- Không cụ thể như viêm, sốt, trầm cảm là trạng thái mơ hồ của cơ thể mà mỗi người có một triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rõ các biểu hiện điển hình: Đôi khi bạn cảm thấy buồn bã, thất vọng và thường dễ khóc, dễ tủi thân không vì một lý do cụ thể nào.
- Mất dần đi sự quan tâm, hứng thú với cuộc sống, kể cả chuyện chăn gối.
- Cảm thấy vô dụng, mặc cảm, có lỗi.
- Từng suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự sát.
- Mất ngủ hoặc ngủ li bì.
- Mất cảm giác ăn ngon hoặc rối loạn thói quen ăn uống kèm theo sụt cân hoặc tăng cân không theo chủ định.
- Thường xuyên uể oải, mệt mỏi không rõ lý do.
- Khó tập trung suy nghĩ và khó đưa ra những quyết đinh.
- Có triệu chứng đau nhức cơ thể nhưng không đáp ứng với điều trị thuốc giảm đau thông thường.
- Cảm thấy bất ăn, bứt rứt và dễ bực bội, nổi nóng.
Nếu bạn thấy có một trong số những triệu chứng nêu trên kéo dài thường xuyên trong hơn 2 tuần, điều cần được thăm khám bởi một bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
Theo PNO
Bệnh nhân tim mạch đang trẻ hóa
Kinh tế phát triển, khẩu phần ăn từ xanh (rau) chuyển sang đỏ (thịt) với tỷ lệ bất hợp lý đã gây nhiều bệnh mãn tính ở con người, trong đó có bệnh tim mạch. Điều nguy hiểm là bệnh nhân tim mạch đang trẻ hóa nhanh chóng.
Bệnh nhân tim mạch tăng đột biến
"Chưa bao giờ tôi thấy nhiều người bị bệnh tim mạch đến như vậy" - GS-TS Nguyễn Lân Việt - Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) nhận định. Theo GS Việt, nếu như cách đây 10 năm, Viện Tim mạch chỉ có 1 bệnh phòng với vài chục giường thì nay đã "nở" ra 9 bệnh phòng nhưng vẫn quá tải. Bệnh nhân điều trị tại Viện cũng thường xuyên có khoảng 400 người, mỗi ngày lại có từ 80 - 100 người đến khám...
Bữa ăn "đỏ" làm gia tăng bệnh tim mạch.
Theo bác sĩ Dương Đức Hùng (Viện Tim mạch quốc gia), ngày trước bệnh tim mạch là bệnh của người già thì hiện nay ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh. Anh Nguyễn Minh Thành (Hà Nam) mới 31 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau tức ngực, khó thở, nhiều lúc suýt ngất. Các bác sĩ chẩn đoán anh bị tắc động mạch vành, nếu để lâu có khả năng nhồi máu cơ tim, đột quỵ rất nguy hiểm.
Bác sĩ Hùng cho biết, nhồi máu cơ tim xưa nay thường gặp ở người già do quá trình xơ vữa động mạch diễn ra trong nhiều năm, nhưng ở người trẻ là do béo phì, stress, nghiện thuốc lá, ăn uống không hợp lý, ít luyện tập. "Thậm chí ở người trẻ, do quá trình xuất hiện huyết khối diễn ra rất đột ngột dẫn đến mạch máu không kịp thích nghi nên bị hoại tử nhanh chóng. Nếu mắc các bệnh tim mạch sẽ rất dễ gặp tai biến, nguy hiểm đến tính mạng".
Ăn một tháng bằng... cả năm
Theo kết quả điều tra quốc gia về dinh dưỡng lần thứ 4 của Viện Dinh dưỡng quốc gia công bố năm 2012, trung bình mỗi người dân Việt Nam ăn khoảng 32,2kg thịt mỗi năm. Như vậy, mỗi tháng, người dân ăn gần 2,7kg thịt, hơn cả lượng thịt mà người dân thời bao cấp được ăn trong... cả năm. Trung bình, mỗi bữa người Việt ăn 188g thịt nhưng chỉ có 60,8g quả chín, 160g rau xanh/ngày, bằng một nửa so với khẩu phần rau xanh được khuyến cáo (300 g/ngày). Trong khi người Nhật cũng chỉ ăn trung bình 26kg thịt/năm.
Bác sĩ Dương Đức Hùng khuyến cáo: "Để hạn chế bệnh tim mạch, người dân cần ăn giảm thịt, tăng rau xanh, hoa quả, cá, đồng thời nên vận động thể dục, hạn chế uống rượu và hút thuốc lá. Khi có cơn khó thở đau ngực thì cần phải đi khám để sớm phát hiện các vấn đề về tim mạch".
TS Lê Danh Tuyên - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và quá trình hội nhập, chế độ dinh dưỡng của người Việt trong 10 năm qua đã thay đổi rất nhiều và ngày càng bất hợp lý.
Cách đây 10 năm, phần trăm năng lượng do protein chỉ chiếm 11% thì nay đã tăng lên hơn 15%, tỷ lệ năng lượng do lipid đã tăng lên gấp đôi.
Ngoài ra, thanh thiếu niên ở thành phố còn ăn rất nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn rán, nướng... nên nguy cơ thừa đạm, béo phì rất cao. Do đó các bệnh về rối loạn chuyển hóa cũng gia tăng.
Theo PNO
Những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị thiếu máu Thiếu máu có nghĩa là tế bào hồng cầu trong máu thấp. Phụ nữ thường có nguy cơ rơi vào tình trạng thiếu máu cao hơn nam giới bởi hàng tháng họ thường mất một lượng máu nhất định trong chu kì kinh nguyệt. Chính vì vậy, việc bổ sung, tái tạo máu trong cơ thể là rất cần thiết, đặc biệt với...