Một số quốc gia Đông Nam Á ghi nhận hàng trăm ca mắc COVID-19 trong ngày
Ngày 5/1, Thái Lan ghi nhận thêm 527 ca mắc COVID-19, hầu hết là những người di cư từ Myanmar sinh sống tại tỉnh Samut Sakhon ở miền Trung.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Samut Sakhon, Thái Lan, ngày 22/12/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo Trung tâm quản lý tình hình dịch COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA), trong số các ca mới phát hiện có 521 ca lây nhiễm trong nước, với 439 ca là người di cư từ Myanmar và người Thái Lan ở tỉnh Samut Sakhon, tỉnh đầu tiên phát hiện dịch bệnh trên cả nước. Tính tới nay, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 8.966 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.900 ca lây nhiễm trong nước và 2.066 ca trong các khu cách ly. Theo CCSA, 4.397 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Thái Lan đã hồi phục và xuất viện trong khi 4.504 bệnh nhân vẫn đang điều trị. Tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại Thái Lan hiện là 65 ca. Đợt bùng phát dịch bệnh mới nhất ảnh hưởng tới 56 tỉnh, trong đó 28 tỉnh đã áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt nhất, với 5 tỉnh trong nhóm này buộc phải triển khai các biện pháp ngăn chặn bổ sung.
*Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines (DOH) thông báo thêm 937 ca mắc, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại quốc gia này lên 479.693 trường hợp. Như vậy, đây là ngày thứ 3 liên tiếp số ca mắc mới trong ngày tại Philippines dưới mức 1.000. Tuy nhiên, DOH cho rằng số ca mắc mới giảm chủ yếu vì công tác xét nghiệm chậm lại trong kỳ nghỉ lễ cuối năm và không loại trừ khả năng số ca mắc mới tăng trở lại trong những tuần tới.
Tổng số ca tử vong vì dịch bệnh tại Philippines hiện là 9.321, tăng 58 ca trong 1 ngày qua. Số bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục ở quốc gia này là 448.375 ca. Philippines đang phân tích chuỗi gen virus trong cơ thể của 74 ca bệnh trở về từ Anh và từ 20 quốc gia và khu vực khác trong danh sách hạn chế di chuyển của quốc gia này để kiểm tra xem liệu biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có nguy cơ lây nhiễm cao hơn có trong những ca bệnh này hay không.
Video đang HOT
Philippines đã xét nghiệm cho hơn 6,4 triệu người trên tổng số 110 triệu dân cả nước kể từ khi dịch bệnh xuất hiện tại quốc gia này. Để tránh biến thể mới của virus SARS-CoV-2, từ cuối tháng 12/2020, Philippines đã hạn chế nhập cảnh với những người nước ngoài từng đến Anh (nơi phát hiện biến thể mới) trong thời gian gần và 20 quốc gia và khu vực khác.
*Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, tính từ cuối tháng 12/2020 đến ngày 4/1/2021, đã có 6.465 lao động Campuchia từ Thái Lan trở về nước và các lao động đều thực hiện cách ly 14 ngày tại các trung tâm cách ly các tỉnh giáp biên giới Thái Lan. Hiện nay lao động nhập cư được cách ly tại 14 trung tâm cách ly trên địa bàn tỉnh Oddar Meanchey. Chính quyền tỉnh Banteay Meanchey cũng đang trưng dụng 12 trường học và Trung tâm Y tế làm cơ sở cách ly theo chỉ đạo của Bộ Y tế Campuchia. Trong khi đó, tỉnh Battambang đã chuẩn bị 7 trung tâm cách ly để đón nhận hơn 1.800 lao động Campuchia từ Thái Lan nhập cảnh.
Tổng số lao động Campuchia từ Thái Lan về có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 là 17 người, trên tổng số 382 ca mắc COVID-19 của cả nước.
Thái Lan thông báo gia hạn tình trạng khẩn cấp cho tới cuối tháng 2/2021
Một ủy ban thuộc Trung tâm quản lý tình hình dịch COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) ngày 4/1 đã thông qua việc gia hạn tình trạng khẩn cấp ở nước này cho tới cuối tháng 2/2021.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Samut Sakhon, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Việc gia hạn 45 ngày đối với sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp, thay vì gia hạn từng tháng một như thông thường, được đưa ra khi Thái Lan đang phải đối mặt với sự gia tăng số ca mắc COVID-19 sau đợt bùng phát mới hồi tháng trước. Theo kế hoạch, quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 45 ngày sẽ được trình lên nội các vào ngày 5/1 để phê chuẩn.
Với số ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua lên tới 745 người - mức cao nhất từ trước tới nay, Chính phủ Thái Lan đã xếp 28/77 tỉnh, thành, trong đó thủ đô Bangkok, là các khu vực có nguy cơ cao, đồng thời yêu cầu người dân làm việc ở nhà, tránh tụ tập hoặc đi ra ngoài tỉnh. Tính đến trưa 4/1, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 8.439 ca mắc COVID-19, trong đó có 65 ca tử vong.
Chính quyền thủ đô Bangkok (BMA) đã yêu cầu các nhà hàng và người bán thức ăn đường phố ngừng dịch vụ tại chỗ từ 19h hôm trước đến 6h sáng hôm sau, bắt đầu từ ngày 5/1. Việc bán đồ ăn mang đi vẫn được phép trong khi việc bán rượu tại các nhà hàng cũng bị cấm và các quán bar, các cơ sở giải trí phải đóng cửa tại các tỉnh có nguy cơ cao. Trường học và cơ sở giáo dục trên cả nước cũng phải đóng cửa trong 1 tháng.
Tuy nhiên, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha sau đó đã bác bỏ quyết định của BMA và tuyên bố các nhà hàng ở Bangkok được phép cung cấp dịch vụ tại chỗ cho đến 21h chứ không phải 19h kể từ 5/1.
Cùng ngày, Chính phủ Mông Cổ quyết định kéo dài lệnh phong tỏa áp đặt tại thủ đô Ulan Bator nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Phó Thủ tướng Mông Cổ Yangu Sidbaatar cho biết lệnh phong tỏa nghiêm ngặt tại thủ đô Ulan Bator theo kế hoạch kết thúc vào ngày 6/1 tới sẽ được kéo dài cho đến ngày 11/1 nhằm kiềm chế số ca nhiễm trong cộng đồng tăng trở lại.
Mông Cổ phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên vào tháng 3/2020. Đợt lây nhiễm đầu tiên trong cộng đồng nước này được phát hiện vào đầu tháng 11/2020 khi một phụ nữ có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 sau khi người chồng từ Nga về nước kết thúc 21 ngày cách ly bắt buộc.
Ca lây nhiễm này đã khiến Chính phủ Mông Cổ áp đặt lệnh phong tỏa trên toàn quốc và sau đó gia hạn lệnh phong tỏa ở Ulan Bator và 2 tỉnh khác cho đến ngày 11/12/2020. Sau đó, Chính phủ Mông Cổ tái áp đặt lệnh phong tỏa tại Ulan Bator vốn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch bệnh, từ ngày 23/12/2020 đến ngày 6/1/2021.
Tính đến ngày 4/1, Mông Cổ ghi nhận tổng cộng 1.286 ca mắc COVID-19, trong đó 1 ca tử vong. Đến nay, 878 bệnh nhân đã phục hồi.
Trong khi đó, Chính phủ Áo đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa thêm một tuần cho đến ngày 24/1, theo đó các nhà hàng và cửa hàng bán đồ không thiết yếu tiếp tục phải đóng cửa.
Hãng thông tấn APA dẫn lời Bộ trưởng Y tế Áo Rudolf Anschober ngày 4/1 cho biết quyết định này được đưa ra sau khi các đảng phái đối lập phong tỏa một dự luật cho phép những người có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 có thể đi ra ngoài để tham dự các sự kiện văn hóa, thể thao, mua các mặt hàng không thiết yếu hay đi cắt tóc, một tuần trước khi kết thúc lệnh phong tỏa vào ngày 24/1.
Hiện vẫn chưa rõ liệu các trường học cũng vẫn đóng cửa cho đến ngày 24/1 hay mở cửa theo kế hoạch ban đầu là vào ngày 18/1.
Thái Lan áp dụng các biện pháp mạnh tại 'vùng đỏ' Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Trung tâm quản lý tình hình dịch COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) vừa ban bố các biện pháp kiểm soát nghiêm khắc hơn tại 28 tỉnh "vùng đỏ", trong bối cảnh số ca nhiễm SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục gia tăng. Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh...