Một số hệ thống thoát hiểm hiệu quả cho các tòa nhà trên thế giới
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các tòa nhà cao tầng, các sự kiện rủi ro như hỏa hoạn, khủng bố, động đất… cũng xảy ra thường xuyên hơn với những hậu quả rất khủng khiếp trong nhiều trường hợp.
Đáp lại mối quan tâm của công chúng và ngành xây dựng, các nhà sản xuất thiết bị an toàn, bảo hộ cá nhân đã cho ra đời nhiều thiết bị
Trước nhiều rủi ro, hiểm họa thiên nhiên như hỏa hoạn, khủng bố, động đất… để lại hậu quả khủng khiếp, đáp lại mối quan tâm của công chúng và ngành xây dựng, các nhà sản xuất thiết bị an toàn, bảo hộ cá nhân đã cho ra đời nhiều thiết bị sơ tán, cứu hộ các tòa nhà hiệu quả và hữu dụng. Dưới đây là một số thiết bị cứu nạn điển hình trong số đó.
Hệ thống cứu nạn khoang lớn (Platform Rescue System)
Đây là hệ thống sử dụng các khoang cứu nạn kín, di chuyển lên xuống theo đường ray cố định trước bên mặt ngoài của các tòa nhà. Hệ thống này thông thường được cố định trên nóc toà nhà và được triển khai khi cần sơ tán số lượng lớn người trong tình huống khẩn cấp. Tòa nhà cao tầng có thể thiết lập hai hoặc nhiều hơn các hệ thống cứu nạn khoang lớn; mỗi hệ thống bao gồm 5 cabin có thể xếp lại được.
Khi tình huống khẩn cấp xảy ra, hệ thống này sẽ được hạ xuống mặt đất để nhân viên cứu hộ lên cabin, điều hành việc sơ tán. Sau đó, hệ thống sẽ được kéo lên và dừng tại khu vực cần cứu hộ. Cùng một lúc, hệ thống có thể cho phép sơ tán người từ 5 tầng lầu, mỗi tầng tối đa khoảng 30 người sẽ di chuyển vào trong cabin tương ứng với tầng của mình.
Như vậy, cùng một lúc, hệ thống sẽ sơ tán được khoảng 150 người mỗi lần lên xuống. Ngoài ưu điểm là sơ tán cùng lúc được nhiều người với các điều kiện sức khỏe khác nhau (người tàn tật, người bị thương…), thiết bị này cho phép nhân viên cứu hộ trực tiếp kiểm soát quá trình sơ tán, đồng thời cho phép vận chuyển nhân viên cứu hộ và thiết bị ngược lên các tầng xảy ra tình huống cần xử lý. Thiết bị này cũng có ưu thế đặc biệt là sử dụng được ở các tòa nhà chọc trời và sử dụng ở các địa hình chật hẹp mà các thiết bị cứu hộ dạng máng trượt khó vận hành an toàn.
Hệ thống này được đưa vào sử dụng thí điểm lần đầu tiên tại một tòa nhà 21 tầng ở Ramat Gan (Israel) vào tháng 7/2004. Hệ thống thử nghiệm thứ hai đã được lắp đặt tại một tòa nhà 31 tầng ở trung tâm khu vực Manhattan, TP. New York (Hoa Kỳ). Đây cũng là một nỗ lực nhằm khắc phục những hạn chế của công tác cứu hộ khi xảy ra vụ hỏa hoạn và sụp đổ của hai tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001.
Video đang HOT
Thiết bị cứu nạn cá nhân (Controlled descent devices)
Thiết bị này cho phép đưa một người (hoặc 2 người trong trường hợp đặc biệt) từ các tầng cao xuống với một tốc độ vừa phải. Thiết bị này được lắp đặt phía bên ngoài của tòa nhà, bao gồm một yên ngồi cá nhân, nối với một dây cáp hoặc đường ray cứu nạn; dây cáp hoặc ray cứu nạn được neo vào bề mặt ngoại thất của tòa nhà để đảm bảo người được cứu được đưa đúng đến địa điểm an toàn dưới mặt đất.
Thiết bị cứu nạn cá nhân trong hình 2 có tên Spider có thể được lắp cố định vào sàn nhà hoặc tường và sử dụng được ngay. Người sử dụng chỉ cần ngồi lên yên, cài dây khóa và rời khỏi toà nhà. Thiết bị Spider sẽ được tự động kích hoạt, bảo đảm người sử dụng được thả dần xuống ở tốc độ an toàn. Thiết bị cũng có thêm một phanh an toàn, sử dụng lực ma sát để dừng yên trong trường hợp Spider không hoạt động bình thường. Thiết bị Spider này cũng được Cục Tiêu chuẩn Chất lượng Israel phê duyệt cho phép phân phối ra thị trường.
Máng thoát hiểm (Safety escape chute)
Đây là hệ thống có hình máng, làm bằng vải chống cháy hoặc lưới. Máng có thể đặt thoải hoặc dốc hơn tùy theo thiết kế của tòa nhà và địa hình điểm đáp an toàn. Máng có thể lắp đạt cố định trong tòa nhà hoặc cũng có thể lắp trên một phương tiện chuyên dùng do đội cứu nạn mang đến lắp khi cứu nạn.
Máng thoát hiểm có một số ưu điểm như lắp đặt nhanh, cho phép dòng người thoát nạn liên tục, nối tiếp nhau, hầu như không cần hướng dẫn sử dụng với người cần thoát hiểm, cho phép cả người bị thương, người tàn tật, người già cũng có thể sơ tán được.
Máng thoát hiểm trong hình 3 có tên Baker Life là một thiết bị hoàn chỉnh, xếp gọn trên nóc của tòa nhà và có thể được dịch chuyển bằng tay (nếu cần) đến địa điểm thoát hiểm an toàn như cửa sổ, ban công, mái nhà… Thiết bị được tự động kích hoạt khi có báo động cháy.
Máng thoát hiểm trong hình 4 có tên Hệ thống Sơ tán Lắp ghép Cao cấp. Thiết bị cũng được tự động triển khai khi có báo động cháy. Người sử dụng di chuyển vào máng từ các cửa tự động, trượt xuống theo máng và đáp xuống một đệm mềm phía dưới. Tốc độ trượt xuống sẽ được hãm lại thông qua các ‘bậc thang’ trong máng, được lắp đặt cách nhau mỗi 5 tầng nhà./.
3 kiểu cửa sổ thất thoát tài lộc khiến gia chủ làm mãi cũng không giàu
Cửa sổ là nơi quan trọng lưu vận gió và khí. Chính vì vậy, vị trí, hình dáng, kích thước cửa sổ sẽ quyết định đến phong thủy của ngôi nhà và kiểm soát may mắn của gia đình.
Nhà có quá nhiều cửa sổ được cho là có phong thủy không tốt. Ảnh minh họa.
Chuyên gia phong thủy Phùng Phương cho rằng, các gia đình sẽ dồi dào sức khỏe, yên ấm, sống và làm việc thuận lợi, mãn nguyện nếu phong thủy cửa sổ tốt. Ngược lại, khi phong thủy cửa sổ xấu thì sức khỏe gia đình dễ bị tổn hại và nguồn tài chính bị phá vỡ.
Những lưu ý về phong thủy cửa sổ dưới đây có thể đem đến những vận xấu cho gia chủ các bạn tuyệt đối nên tránh.
Quá nhiều cửa sổ tiêu tán tiền của
Không nên làm quá nhiều cửa sổ trong một căn phòng, nhất là phòng ngủ. Căn phòng làm nhiều cửa thì tài lộc trong nhà dễ bị tiêu tán. Nên làm cửa sổ có kích thước và số lượng hợp lý để mọi người luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi sinh hoạt trong nhà.
Cửa sổ tương tự cửa chính, cũng có chức năng thu hút ánh sáng và không khí tự nhiên vào nhà, là thông đạo giao lưu giữa cuộc sống riêng tư của mọi thành viên trong gia đình với thế giới bên ngoài.
Số lượng cửa sổ trong nhà nên vừa phải, không thừa cũng không thiếu để điều hòa tốt nhất không khí trong và ngoài nhà.
Cửa sổ đối diện nhau có nguy cơ phá sản
Với cuộc chiến giá cả bất động sản ngày càng gia tăng, các công ty thương mại thường xây dựng các tòa nhà cao tầng chọc trời để kiếm lời tối đa.
Một số tòa nhà được xây dựng rất sát nhau và cửa sổ của các tòa nhà này sẽ không thể tránh khỏi tình trạng đối diện nhau.
Kiểu cửa sổ này là mô hình điển hình của sự phá sản.
Cửa sổ mở vào trong cản trở tiền đồ
Trường hợp mở cửa sổ vào trong thường do cửa sổ sử dụng cánh cửa mở vào trong hoặc các loại cửa hướng vào bên trong nhà.
Nếu sử dụng loại cửa này sẽ gây nhiều bất lợi cho đường công danh và sự nghiệp của mọi người trong nhà.
* Thông tin mang tính tham khảo.
Cách đơn giản phòng chống và đuổi kiến ba khoang "ngay lập tức" cho người ở nhà cao tầng hay chung cư Thời điểm giao mùa thường xuất hiện rất nhiều kiến ba khoang ảnh hưởng đến sự an toàn của người dân, nhất là những cư dân sinh sống tại các căn hộ chung cư. Cách phòng chống kiến ba khoang ở tòa nhà cao tầng, chung cư đang là vấn đề được nhiều người quan tâm ngay lúc này. Vào thời điểm giao...