Một số đơn vị còn lúng túng khi áp dụng giảm thuế VAT
Việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% (từ 10% xuống 8%), theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ sẽ tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế.
Tuy nhiên, mức giảm thuế VAT lại không áp dụng cho tất cả mặt hàng khiến một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh, kế toán gặp nhiều lúng túng.
Đơn cử, khi mua hàng tại hệ thống siêu thị với hóa đơn trị giá khoảng 800.000 đồng, khách hàng được giảm khoảng 20.000 đồng tiền thuế VAT. Điều này có được nhờ Nghị định 15.
Nhầm lẫn chủ yếu là phân biệt mã kinh tế và mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào được giảm thuế VAT. Đại diện một số doanh nghiệp, kế toán cho biết: Việc căn cứ vào mã hàng hóa, dịch vụ để xác định đối tượng được áp dụng thuế VAT rất rộng. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp kinh doanh văn phòng phẩm, kinh doanh siêu thị… có hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng triệu mã hàng hóa thì khâu tra cứu đối chiếu mã hàng hóa, dịch vụ mất rất nhiều thời gian và công sức.
Đề cập về vấn đề này, bà Phạm Thị Minh Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách (Tổng cục Thuế) cho biết: Do thời gian ban hành Nghị định sát với thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần nên nội dung của Nghị định này chưa được người dân, doanh nghiệp tiếp nhận một cách đầy đủ.
Do vậy, Tổng cục Thuế vừa ban hành Công điện yêu cầu các đồng chí cục trưởng cục thuế chỉ đạo các phòng, các chi cục thuế cần đẩy mạnh hơn nữa việc phổ biến cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý; bám sát địa bàn, người nộp thuế để hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh các nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc diện giảm thuế VAT trên địa bàn.
“Mục đích lớn nhất của Nghị định 15 là giảm thuế VAT để giảm giá hàng hóa, kích cầu tiêu dùng. Do đó, Nghị định quy định các bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để người tiêu dùng hiểu và được thụ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế VAT, trong đó tập trung các giải pháp ổn định cung cầu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm VAT nhằm giữ bình ổn mặt bằng giá cả thị trường (giá chưa có thuế VAT) từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022, cơ bản ổn định so với thời điểm trước ngày 1/2/2022″, bà Phạm Thị Minh Hiền cho biết.
Video đang HOT
Theo Công ty TNHH Đại lý thuế BCTC, để giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh, kế toán sớm đưa chính sách nhân văn này vào cuộc sống, doanh nghiệp và hộ kinh doanh cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Lập danh sách các mặt hàng, dịch vụ mà mình đang kinh doanh, sản xuất gồm những sản phẩm nào.
Bước 2: Tra cứu xem ứng với từng mã sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã lập ở danh sách ở bước 1 có mã sản phẩm là gì, theo quy định ở Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 1/11/2018.
Bước 3: Sau khi đã có các mã hàng hóa, dịch vụ kinh doanh, sản xuất ở bước 2, doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh đem mã từng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ này so với mã hàng hóa dịch vụ được quy định ở Phụ lục số I, Phụ lục số II, Phụ lục số III ban hành kèm theo của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.
Nếu mã hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh mình đang kinh doanh, sản xuất trùng với mã hàng hóa, dịch vụ được quy định ở Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, ban hành kèm theo của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, hàng hóa, dịch vụ này áp dụng thuế suất thuế VAT 10%.
Ngược lại, nếu mã hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh mình đang kinh doanh, sản xuất không có trùng với mã hàng hóa, dịch vụ được quy định ở Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, ban hành kèm theo của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, hàng hóa, dịch vụ này áp dụng thuế suất thuế VAT 8%.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, việc giảm thuế VAT sẽ giúp người tiêu dùng tiết kiệm trực tiếp 2% chi tiêu bình quân. Điều này sẽ góp phần kiềm chế, kiểm soát việc tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khi tiêu dùng trong nước dần phục hồi và mở rộng sau Tết. Tính toán của Bộ Tài chính, dự kiến chính sách này sẽ giảm thu ngân sách Nhà nước của năm nay khoảng gần 50.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sự hỗ trợ này của Chính phủ sẽ có tác dụng kích thích tiêu dùng, đầu tư, qua đó đóng góp vào kết quả khôi phục lại nền kinh tế sau dịch bệnh và góp phần thực hiện an sinh xã hội.
Loay hoay áp dụng chính sách giảm thuế VAT
Nhiều hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% được giảm xuống còn 8%.
Chính sách này được áp dụng từ đầu tháng 2-2022 đến hết năm 2022, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Đây là chính sách được đánh giá có tác động đến mọi giao dịch trên thị trường, trong đó người bán cũng như người mua đều được hưởng lợi.
Nhiều nhóm mặt hàng tại hệ thống các siêu thị cũng được áp dụng giảm thuế VAT 8%. Trong ảnh: Khách mua hàng tại siêu thị Mega Market Biên Hòa. Ảnh: N.Liên
Tuy nhiên, trong những ngày đầu thực hiện chính sách mới, nhiều doanh nghiệp (DN) đang phải loay hoay trong việc xác định mã sản phẩm để áp dụng giảm thuế. Bởi theo quy định, không phải tất cả các mặt hàng đang chịu thuế VAT 10% đều được giảm. Các cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế VAT thì mới được áp dụng chính sách giảm thuế.
* Bối rối xác định mã hàng
Theo một số kế toán tại các công ty có số lượng hàng hóa xuất hóa đơn lớn, hiện bộ phận này đang gặp khó trong việc xác định mã sản phẩm để áp dụng chính sách thuế mới theo quy định.
Anh Nguyễn Đình Trung, kế toán một DN kinh doanh lĩnh vực hóa chất trên địa bàn TP.Biên Hòa cho biết, công ty anh đang gặp khó khăn do ngay từ đầu Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội đã xác định ngành hàng của công ty anh đang hoạt động thuộc nhóm không được giảm thuế VAT. Tuy nhiên, khi Nghị định 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành nhằm thực hiện nghị quyết nêu trên thì chỉ một số sản phẩm trong ngành hóa chất không được giảm thuế VAT xuống 8%, điều này gây hiểu nhầm cho đối tác khiến DN mất khá nhiều thời gian.
Kể từ khi áp dụng chính sách áp dụng mức thuế VAT 8% đối với các hàng hóa trong danh mục quy định, nhiều câu hỏi đã được đặt ra từ các DN như: cho thuê nhà xưởng có được giảm VAT hay không, mua bán phế liệu sắt có được giảm VAT không, bán sản phẩm dây treo, vật dụng được làm từ nhựa có được giảm VAT không, hàng hóa nằm trong danh mục vẫn chịu thuế VAT 10% nhưng dịch vụ vận chuyển đi kèm được giảm thuế 8% thì xuất hóa đơn như thế nào... Điều này cho thấy, trên thực tế, việc bóc tách, rà soát để xác định các sản phẩm được giảm VAT trong cùng một ngành nghề kinh doanh khá phức tạp.
Chị Trần Thị Lan, kế toán của một DN trong lĩnh vực sản phẩm cao su cho biết, hiện DN của chị đang gặp khó khăn cho việc xác định mã sản phẩm áp dụng mức thuế vì khi xuất hóa đơn hàng hóa ở khu vực miền Nam thì được áp mức thuế 8%, nhưng nếu mỗi khu vực, vùng miền có cách xác định mã sản phẩm khác nhau, nơi thì được áp 8%, nơi giữ nguyên 10% khiến chị Lan loay hoay suốt thời gian qua. Chị Lan cho hay: "Việc không thống nhất trong cách áp dụng mã sản phẩm ảnh hưởng khá lớn đến DN đang hoạt động. Chúng tôi hy vọng Chính phủ, Bộ Tài chính sớm có thông tư hướng dẫn cụ thể để DN dễ tiếp cận, tra soát chính xác hơn, bảo đảm theo quy định của pháp luật".
* Cần sớm có thông tư hướng dẫn
Theo anh Trung, hiện nay mới chỉ có nghị định mà chưa có thông tư hướng dẫn nên cả DN cũng như cơ quan quản lý thuế khó có thể tiếp cận và triển khai đồng bộ để chính sách mới được áp dụng thực hiện hiệu quả. Đối với DN phát hành mỗi tháng cả ngàn hóa đơn như công ty của anh thì việc nắm bắt rõ quy định để áp dụng là rất quan trọng do ảnh hưởng đến quyền lợi của DN cũng như khách hàng.
Là bộ phận chịu trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế của Cục Thuế Đồng Nai, ông Trần Quảng Ninh, Trưởng phòng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế cho biết, mỗi ngày Cục Thuế Đồng Nai nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách giảm thuế VAT. Để hỗ trợ các DN, cá nhân xác định mã sản phẩm, Cục Thuế Đồng Nai thường xuyên cập nhật những văn bản, thông tin nhất nhất đến người nộp thuế.
Theo ông Ninh, việc xác định mức thuế VAT 8% hay 10%, DN cần chú ý một số vấn đề như: xác định được mã sản phẩm của mặt hàng công ty theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg về mã sản phẩm, theo Thông tư 65/2017/TT-BTC về mã HS xuất nhập khẩu (mã của ngành Hải quan). Nếu DN không tìm được mã sản phẩm thì tra cứu mã ngành nghề công ty theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg hoặc tra cứu mã ngành kinh tế của DN, từ đó tìm mã sản phẩm trong Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg, từ đó làm căn cứ tra cứu theo Nghị định 15.
Ông Ninh cho biết thêm: "Trường hợp không tìm được mã sản phẩm thì có thể tên sản phẩm không đúng quy ước chung, như vậy DN kiểm tra theo tên tiếng Anh để tìm mã sản phẩm".
Tổng cục Thuế yêu cầu đẩy mạnh thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng Qua kiểm tra, nắm bắt thông tin, vẫn còn một số trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8%. Tổng cục Thuế vừa có Công điện số 02/CĐ-TCT gửi các Cục Thuế địa phương về việc đẩy mạnh triển khai thực...