Một số điểm mới về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo quy định mới, người lao động có thể được hỗ trợ một số khoản như kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp không quá 15 triệu đồng; chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; phục hồi chức năng lao động …
Ảnh minh họa: Duy Linh.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, Vệ sinh lao động (AT, VSLĐ) về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) bắt buộc (sau đây gọi tắt là Nghị định 88).
Văn bản có một số nội dung đáng quan tâm với người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ).
Hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Nghị định 88 quy định chế độ cho NLĐ phát hiện bị BNN khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN.
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, NLĐ bị BNN, thân nhân NLĐ bị BNN được Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) về TNLĐ, BNN chi trả các chế độ sau.
Đó là các chế độ theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật AT, VSLĐ đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp một lần hoặc hằng tháng; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi NLĐ chết do BNN; đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm BNN hằng tháng.
Hỗ trợ 100% chi phí khám BNN tính theo biểu giá khám BNN do Bộ trưởng Y tế ban hành tại thời điểm NLĐ khám BNN sau khi đã được BHYT chi trả.
Hỗ trợ 100% chi phí chữa BNN tính theo biểu giá chữa BNN tại thời điểm NLĐ chữa BNN theo quy định của Bộ trưởng Y tế sau khi đã được BHYT chi trả.
Video đang HOT
Như vậy, so với Nghị định 37/2016/NĐ-CP, Nghị định 88 nâng mức hỗ trợ chi phí chữa BNN lên 100% thay vì 50% như trước đây. Mặt khác, bổ sung thêm đối tượng được hưởng là “thân nhân NLĐ bị BNN” thay vì chỉ giới hạn là NLĐ bị BNN như trước đây.
Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp không quá 15 triệu đồng
Nghị định 88 quy định, NLĐ được hỗ trợ kinh phí chữa BNN theo quy định tại Luật AT, VSLĐ 2015 khi có đủ các điều kiện sau: Đã được chẩn đoán bị BNN tại cơ sở khám bệnh, chữa BNN; Đã tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa BNN; Có tham gia BHXH bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây BNN.
Điều 21 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định mức hỗ trợ kinh phí chữa BNN bằng 50% chi phí chữa BNN tính theo biểu giá chữa BNN tại thời điểm NLĐ chữa BNN theo quy định của Bộ trưởng Y tế sau khi đã được BHYT chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người.
So với quy định tại Nghị định 37/2016/NĐ-CP, mức hỗ trợ kinh phí chữa BNN cao nhất là 15 triệu đồng, thay cho quy định trước đây không quá 10 lần mức lương cơ sở/người.
Nghị định mới đã bỏ điều kiện NSDLĐ đã tổ chức khám, phát hiện BNN cho NLĐ theo quy định. Việc bỏ điều kiện này phù hợp với thực tế. Nếu giữ theo quy định cũ, nhiều NLĐ không được hưởng hỗ trợ kinh phí chữa BNN do nhiều đơn vị sử dụng lao động không tổ chức khám, phát hiện BNN cho NLĐ.
Không nghỉ việc không được hưởng chế độ dưỡng sức
Theo Điều 54 Luật AT, VSLĐ 2015, sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do BNN, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi, NLĐ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày cho một lần bị TNLĐ, BNN.
Điều 9 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động.
Tuy nhiên, cũng theo Điều 9 của Nghị định 88, trường hợp NLĐ không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật.
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
NSDLĐ được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho NLĐ theo quy định tại Điều 55 Luật AT, VSLĐ khi NLĐ có đủ các điều kiện sau đây: Suy giảm khả năng lao động do bị TNLĐ, BNN từ 31% trở lên; Được NSDLĐ sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của NLĐ nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi; Đang tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị TNLĐ, BNN.
Bên cạnh đó, học phí quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật AT, VSLĐ được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ cho từng đối tượng. Mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở.
Hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp
NSDLĐ được hỗ trợ kinh phí để khám BNN cho NLĐ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật AT, VSLĐ khi NLĐ có thời gian đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám BNN cho NLĐ. Đồng thời đã được phát hiện BNN tại các cơ sở khám bệnh, chữa BNN.
Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám BNN tính theo biểu giá khám BNN do Bộ trưởng Y tế ban hành tại thời điểm NLĐ khám BNN sau khi đã được BHYT chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám.
Hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
NLĐ được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật AT, VSLĐ khi có đủ các điều kiện sau: Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động; Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do TNLĐ, BNN; Đang tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị TNLĐ, BNN.
Mức hỗ trợ này tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm NLĐ phục hồi chức năng lao động theo quy định của Bộ trưởng Y tế sau khi đã được BHYT chi trả, nhưng không vượt quá ba triệu đồng/người/lượt.
Với các khoản hỗ trợ trên đây, số lần hỗ trợ tối đa với mỗi NLĐ là hai lần và trong một năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15-9-2020.
Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15-5- 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật AT, VSLĐ về bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc hết hiệu lực thi hành kể từ ngày văn bản này có hiệu lực.
TP. Hồ Chí Minh: Khoảng 7,3 triệu người đã tham gia BHXH, BHYT
Ngày 17/6, Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) trên địa bàn TP khoảng 7,3 triệu người, tăng 2.18% so với cùng kỳ năm 2019.
Ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP thông tin cho báo chí sáng ngày 17/6
Về số thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của TP từ đầu năm tới nay đạt 26.153 tỷ đồng, tăng 3,95% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 35,77% kế hoạch. Tuy nhiên, hiện nay, số nợ các loại bảo hiểm còn cao.
Ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP cho biết hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn TP còn diễn ra khá phổ biến, nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa tham gia BHXH cho người lao động. Hiện, số nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp là 2.953 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,04% so với số phải thu, trong đó đơn vị nợ từ 6 tháng trở lên là 5.583 đơn vị với số tiền là 1.354 tỷ đồng. Bảo hiểm xã hội TP cũng đang kiến nghị cơ quan chức năng khởi tố 85 trường hợp vi phạm.
Ông Mến cũng thông tin thêm, trong thời gian qua cơ quan Bảo hiểm TP đã tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP tham mưu UBND TP các văn bản nhằm tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Theo dõi, giám sát việc thực hiện tạm dừng đóng quỹ hưu trí tử tuất đúng quy định nhằm tháo gỡ những khó khăn cho đơn vị, tránh lạm dụng, trục lợi.
Bên cạnh đó, đơn vị đã xác nhận hồ sơ tạm hoãn vào quỹ hưu trí và tử tuất cho 213 đơn vị với 18.958 lao động bởi ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trên địa bàn để hưởng các chế độ hỗ trợ của Nhà nước, tương ứng số tiền 70 tỷ đồng. Ngoài ra đã có 1.946 doanh nghiệp gửi hồ sơ xác nhận hưởng chính sách hỗ trợ cho người lao động. Cơ quan Bảo hiểm xã hội TP đã xác nhận được 1.633 đơn vị với 39.501 lao động.
Từ nay tới cuối năm, Bảo hiểm xã hội TP sẽ tiếp tục triển khai nhiều nhiệm và và giải pháp, nỗ lực để hoàn thành kế hoạch mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao về công tác thu, nợ, phát triển số người tham gia trong năm 2020. Tiếp tục giải quyết kịp thời các chế độ BHXH cho người lao động. Đồng thời phối hợp với bưu điện đẩy mạnh việc chi trả không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Chính phủ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam./.
Tai nạn tại Công ty Than Mạo Khê khiến 1 công nhân tử vong Trưa 4/6, tại khai trường Công ty than Mạo Khê (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh) xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến 1 công nhân tử vong. Ảnh minh họa. Được biết, tại lò dọc vỉa than mức 99 Tây phân xưởng KT5 có một nhóm gồm 3 người đang đào gương thượng thì bất ngờ bị lở gương đã...