Một số địa phương ở TP.HCM chưa đánh giá đúng cấp độ dịch
Qua giám sát, Sở Y tế TP.HCM thấy một số quận, huyện chưa thực hiện đúng việc sử dụng số liệu để đánh giá cấp độ dịch.
Nhân viên y tế phường Hiệp Thành, quận 12 xét nghiệm cho người nguy cơ nhiễm COVID-19 cao – Ảnh: XUÂN MAI
Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi UBND, phòng y tế, trung tâm y tế các quận, huyện và TP Thủ Đức, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP về việc quy định đánh giá cấp độ dịch tại các địa phương trên địa bàn TP.
Theo Sở Y tế, sở đã ban hành công văn 8678 về việc theo dõi đánh giá cấp độ dịch của các địa phương và đã lưu ý một số nội dung trong đánh giá tại các địa phương nhằm đảm bảo tính khách quan và chính xác.
Tuy nhiên qua giám sát, sở nhận thấy một số quận, huyện chưa thực hiện đúng trong việc sử dụng số liệu để đánh giá cấp độ dịch.
Do đó, sở ban hành và có lưu ý thêm về quy trình đánh giá cấp độ dịch tại các địa phương trên địa bàn TP. Cụ thể, cấp độ dịch được đánh giá dựa vào 3 tiêu chí: tiêu chí 1 là số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần, tiêu chí 2 là tỉ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19, tiêu chí 3 là khả năng thu dung điều trị.
Video đang HOT
Trong đó, sở lưu ý các địa phương, những trường hợp có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính nhập vào cơ sở cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến sau đó có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính vẫn được tính là ca mới.
Sở đề nghị các địa phương phải đảm bảo về trang thiết bị, phương tiện phòng hộ cho các trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và F0 cách ly tại nhà được chăm sóc, quản lý theo quy định.
Nếu trong tuần có phản ảnh về việc Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương không đảm bảo các yêu cầu trên mà Sở Y tế xác nhận là đúng thì tiêu chí này được đánh giá không đạt.
UBND quận, huyện, TP Thủ Đức, phường, xã chịu trách nhiệm đảm bảo số lượng trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng tương ứng với số lượng F0 cách ly tại nhà và có kế hoạch trang bị phương tiện phòng hộ, hậu cần…
Hiện việc đánh giá cấp độ dịch tại TP.HCM vẫn được thực hiện mỗi tuần ở các cấp phường, xã; quận, huyện, TP Thủ Đức và cấp toàn TP. Thông báo của UBND TP.HCM về cấp độ dịch trên địa bàn TP.HCM theo nghị quyết 128 vào ngày gần nhất (18-12), dịch tại TP.HCM vẫn đạt cấp độ 2.
Đối với cấp quận huyện, có 10 địa phương đạt cấp độ 1, bao gồm quận 3, 6, 7, 8, Tân Bình, Tân Phú và các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn. 11 địa phương cấp độ 2, bao gồm quận 1, 4, 5, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, TP Thủ Đức, huyện Nhà Bè và chỉ có quận 10 ở cấp độ 3.
Như vậy so với tuần trước, quận 10 là địa phương duy nhất tăng cấp độ dịch từ 2 lên 3. Ba địa phương giảm cấp độ dịch là quận 3, huyện Cần Giờ (từ cấp 2 xuống cấp 1), quận 4 (từ cấp 3 xuống cấp 2).
F0 tăng nhanh, nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch, Hà Nội gấp rút lập thêm khu điều trị
Hà Nội hiện có gần 11.000 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị trong đó có gần 50% điều trị tại nhà và trạm y tế lưu động.
Số ca tăng chóng mặt những ngày qua, lượng F0 diễn biến nặng, nguy kịch cũng tăng lên.
Sở Y tế Hà Nội sáng 17/12 cho hay, tính đến hết ngày 16/12, có 10.828 trường hợp F0 ở Thủ đô đang điều trị, trong đó có 5.327 người đang điều trị tại trạm y tế lưu động và tại nhà (tương đương gần 50%).
Trong số 5.327 F0 đang điều trị có 3.462 người điều trị tại trạm y tế lưu động và 1.865 người điều trị tại nhà.
Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội xử trí cấp cứu một F0 vừa nhập viện Điều trị người bệnh COVID-19. Ảnh: BSCC
Ngoài ra, có 82 F0 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2; 175 F0 điều trị Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở Hoàng Mai.
Tại 29 bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Thủ đô đang điều trị 2.014 F0; 4 cơ sở (Cơ sở điều trị Đền Lừ III; cơ sở KTX Phenikaa; Cơ sở điều trị Thượng Thanh; Cơ sở điều trị Pháp Vân - Tứ Hiệp) đang điều trị 3.230 F0.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, cập nhật tới hết ngày 16/12, tại Hà Nội (bao gồm bệnh viện Trung ương và của Hà Nội) đang có gần 1.300 bệnh nhân mức độ nhẹ, 164 ca nặng và nguy kịch, 145 ca thở oxy mask/gọng kính, 15 ca thở máy. Tất cả các chỉ số về tình trạng điều trị của bệnh nhân COVID-19 đều tăng so với trung bình 7 ngày trước. Cụ thể, số bệnh nhân nặng, nguy kịch tăng 39%, thở oxy mask/gọng kính tăng 46%. Số bệnh nhân thở máy, HFNC, thở không xâm lấn cũng tăng...
Theo ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, đơn vị này đã triển khai thí điểm phần mềm quản lý F0 tại quận Long Biên, đồng thời tập huấn cho toàn bộ trung tâm y tế của 30 quận, huyện, thị xã; 579 trạm y tế xã, phường, thị trấn của thành phố trong suốt 2 tuần vừa qua.
Đến ngày 16/12, phần mềm đã quản lý 4.235 F0, trong đó có 1.164 F0 tại nhà. Ông Cương cho biết ngay trong tuần này, phần mềm sẽ được đưa vào triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống y tế cơ sở, tiến tới quản lý toàn bộ số F0 trên địa bàn của thành phố.
Cũng từ hôm nay, Bệnh viện Tim Hà Nội sẵn sàng đón bệnh nhân COVID-19 tới điều trị, sau 4 ngày gấp rút thi công Khu điều trị F0, đặt tại cơ sở II ở đường Võ Chí Công, quận Tây Hồ, quy mô 50 giường. Khu điều trị này dành cho F0 triệu chứng nhẹ và trung bình.
Khu điều tri COVID-19 tại cơ sở 2 Bệnh viện Tim Hà Nội quy mô 50 giường vừa được thiết lập. Ảnh: BVCC
Số mắc COVID-19 tại Hà Nội liên tục gia tăng trong 2 tuần gần đây. Cao điểm trong 2 ngày 15 và 16/12, trung bình mỗi ngày thành phố ghi nhận hơn 1.300 ca dương tính mới.
Thành phố đã triển khai 32 bệnh viện, cơ sở thu dung và 27 cơ sở thu dung theo mô hình trạm y tế lưu động với năng lực điều trị cho 100.000 ca bệnh. Thủ đô cũng xây dựng phương án điều trị trong tình huống ca mắc mới lên 2.000-3.000 ca/ngày.
9 dấu hiệu buộc F0 điều trị tại nhà phải lập tức nhập viện Dưới đây là những dấu hiệu người mắc COVID-19 cần được chuyển ngay đi bệnh viện. Theo "Sổ tay hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của trạm y tế lưu động" của Bộ Y tế, việc theo dõi sức khỏe F0 hàng ngày là rất cần thiết, nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp trở nặng để có xử trí và...