Một số công dụng của củ sen trong điều trị bệnh
Từ lâu hoa sen vốn là biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Nó không chỉ là một loài hoa đẹp, tao nhã mà các bộ phận của sen đều có công dụng chữa bệnh trong đông y.
Ngoài ra những bộ phận của sen còn là một nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, đặc biệt là củ sen. Củ sen còn có tên khác là liên ngẫu, ngẫu tiết (mầm ngó sen), thường lấy phần thân củ to nằm trong bùn nước dưới đầm hồ.
Về thành phần hóa học, ngó sen chứa tinh bột 8%, asparagin, arginin, trigonellin, tyrosin, glucose; các vitamin: C, A, B, PP và một ít tanin.
Theo Đông y, củ sen vị ngọt chát, tính bình, vào kinh can, tâm, vị. Có tác dụng thu liễm cầm máu, tráng dương, an thần.
Củ sen có mặt trong nhiều món ăn, là vị thuốc trị nhiều bệnh. (Ảnh minh họa)
Củ sen sống: tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, lương huyết, tán ứ. Trị các chứng nhiệt bệnh có sốt, kích ứng vật vã, khát nước, mất nước, thổ huyết, chảy máu cam, niệu huyết, tiện huyết, tiểu đục, tiểu giắt, tiểu buốt.
Củ sen chín: tác dụng kiện tỳ khai vị, dưỡng huyết sinh tân, chỉ tả lỵ. Dùng tốt cho người chán ăn, ăn kém, chậm tiêu, huyết hư, thiếu máu, da khô miệng họng khô khát nước.
Liều dùng và cách dùng: ngày dùng 10g – 250g; có thể ép lấy nước hoặc nấu, xào, hầm.
Bài thuốc có củ sen
Chữa chảy máu: củ sen sao 8g, tam lăng 8g, nga truật 8g, huyết dụ 8g, bồ hoàng sao 8g, bách thảo sương 6g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Chữa tiểu ra máu do viêm nhiễm đường tiết niệu cấp: củ sen 12g, sinh địa 20g, hoạt thạch 16g, tiểu kế 12g, mộc thông 12g, bồ hoàng sao 12g, đạm trúc diệp 12g, sơn chi 12g, cam thảo sao 6g, đương quy 6g. Sắc uống.
Chữa sốt xuất huyết: lá sen 30g, củ sen 30g, (cỏ nhọ nồi 30g), rau má 30g, bông mã đề 20g. Sắc uống, ngày 1 thang. Nếu có xuất huyết thì tăng lá sen và ngó sen lên 40 – 50g.
Chữa rong huyết: củ sen 12g, quy bản nướng 24g, mẫu lệ 20g, sinh địa 16g, hoàng cầm 12g, a giao 12g, sơn chi 12g, địa du 12g, địa cốt bì 10g, cam thảo 4g. Sắc uống.
Video đang HOT
Mát huyết, cầm máu : tiên mao căn 120g, tiên tiểu kế 60g, củ sen 120g. Sắc uống. Chữa hư lao, trong đờm lẫn máu, kiêm cả hư nhiệt.
Dược thiện nấu bằng củ sen
Củ sen hầm đại táo: củ sen 150g, đại táo 250g. Nấu nhừ, gạn lấy nước uống. Chữa xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng do giảm tiểu cầu, còn có tác dụng khai vị trợ tiêu hoá.
Củ sen hầm đại táo là món ăn thuốc hỗ trợ trị xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng do giảm tiểu cầu.
Củ sen hầm: củ sen 150 – 200g. Hầm nhừ. Tác dụng bổ ngũ tạng, tốt cho đường tiêu hóa.
Đậu xanh hầm củ sen : củ sen 100g, đậu xanh 50g. Củ sen rửa sạch, thái lát, đậu xanh xay vỡ; nấu chín kỹ cho ăn. Dùng tốt cho bệnh nhân đau mắt đỏ (viêm kết mạc mắt).
Nước ép củ sen tươi: nước ép củ sen 60 – 100ml. Uống 1 lần. Dùng cho người bị ngộ độc cua cá, viêm khí phế quản ho lẫn máu.
Nước ép củ sen hoà mật: củ sen tươi 100g, nước mía 50 ml. Củ sen ép lấy nước, trộn với nước mía; chia uống 2 lần trong ngày. Dùng khi bị cảm cúm, trúng nóng, trúng nắng hoặc do khô hanh gây kích ứng, vật vã, sốt, khát nước.
Nước ép củ sen gừng tươi: củ sen tươi 30 – 50g, gừng tươi 5 – 8g. Ép vắt lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày. Dùng cho người bị nôn dai dẳng khát nước.
Nước ép củ sen gừng tươi rất tốt cho người bị nôn dai dẳng khát nước.
Nước ép củ sen sinh địa củ cải: củ sen tươi, sinh địa tươi, củ cải tươi, mỗi thứ khoảng 30g- 50g. Ép lọc lấy nước; mỗi lần uống 100ml, uống với mật hoặc nước đường nóng. Dùng tốt cho người bị tiểu rắt tiểu buốt.
Mặc dù củ sen có nhiều công dụng trong chữa bệnh nhưng chúng ta cần lưu ý khi sử dụng nó:
- Người bị tiểu đường không nên sử dụng củ sen quá nhiều và thường xuyên. Nguyên nhân là trong thực phẩm này có đến 70% là tinh bột.
- Người mắc các bệnh dạ dày, đại tràng không nên ăn nhiều củ sen để tránh chướng bụng, khó tiêu
- Nên chế biến kĩ củ sen trước khi ăn để tránh nhiễm các loại ký sinh trùng. Củ sen sống dưới bùn lầy nên rất dễ nhiễm các loại ký sinh trùng, đặc biệt là trùng lát gừng.
Khi bị nhiễm trùng lát gừng, người bệnh sẽ bị đau âm ỉ vùng bụng trên, tiêu hóa không tốt, đi ngoài nhiều, phân có mùi lạ, thiếu máu, mệt mỏi, sưng phù. Vì vậy, cần nấu chín củ sen trước khi ăn./.
"Món ăn trường sinh" đặc trưng của mùa hè: Bổ dưỡng hơn thịt, rẻ hơn thuốc và đặc biệt quen thuộc trong bữa ăn người Việt
Là món ăn phổ biến với giá cả phải chăng, món ăn này thực tế có nhiều công dụng hơn chúng ta tưởng.
Trong món ăn của người Việt, mọi người đã quen thuộc với rau dền. Đây là loại rau ăn theo mùa phổ biến trong mùa hè, xào hay nấu canh đều ngon. Thực tế, nhìn cây rau dền bình thường nhưng nóđược mệnh danh là "món ăn trường sinh".
Vì sao mùa hè ăn rau dền lại thích hợp?
Nhiệt độ ngày càng lên cao, những món ăn từ thịt quá nhiều dinh dưỡng không mang lại cảm giác ngon miệng, người thường cảm thấy chán ăn, cáu gắt. Y học cổ truyền Trung Quốc gọi đây là triệu chứng của tỳ vị hư hàn do nóng bức gây ra. Rau dền không chỉ có tác dụng chống ngán mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng.
Trong Từ điển y học cổ truyền Trung Quốc cũng có ghi chép rằng, rau dền "thanh nhiệt, thông lợi, chữa được bệnh lỵ". Ngoài ra, theo quan điểm dinh dưỡng hiện đại , rau dền cũng rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể , ăn vào mùa hè, có thể ăn chơi đem lại những lợi ích không ngờ cho sức khỏe.
1. Bảo vệ mạch máu
Để bảo vệ mạch máu, chúng ta phải ăn nhiều thực phẩm giàu kali. Hàm lượng kali trong rau dền đứng hàng đầu trong các loại rau thông dụng. Chất kali khi vào cơ thể có thể ức chế quá trình hấp thụ natri, giúp ổn định huyết áp. Rau dền còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, vitamin C, anthocyanins... Những chất này rất tốt cho việc ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ hệ tim mạch.
2. Cải thiện tình trạng thiếu máu
Rau dền khi nấu lên có màu đỏ, có tác dụng bổ máu. Thực tế, rau dền được mệnh danh là "loại rau bổ máu", ăn nhiều rau dền có thể thúc đẩy quá trình đông máu, tăng hemoglobin, cải thiện các triệu chứng thiếu máu.
3. Tốt cho trí não
Hầu hết mọi phụ nữ chuẩn bị mang thai sẽ được bác sĩ khuyến khích bổ sung axit folic để ngăn ngừa dị tật thai nhi. Ngoài tác dụng này, việc bổ sung axit folic hàng ngày còn có tác dụng bổ não, chống sa sút trí tuệ. Rau dền là loại rau có hàm lượng axit folic rất cao, người trung niên và người già thường xuyên ăn rau dền có tác dụng bổ não.
4. Bổ sung canxi
Người trung niên và người cao tuổi cần bổ sung canxi. Hàm lượng canxi trong rau dền hơn hẳn các loại rau khác. Cụ thể trong 100g rau dền có khoảng 178mg canxi, gấp 1.5 lần so với sữa. Đây là lý do vì sao nó được mệnh danh là vua bổ sung canxi.
Hơn nữa, canxi trong rau dền rất dễ hấp thụ đối với cơ thể con người, ăn thường xuyên có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của răng và xương, duy trì hoạt động bình thường của cơ tim, ngăn ngừa co thắt cơ.
5. Thanh nhiệt, giải độc, làm ẩm ruột và nhuận tràng
Rau dền có tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mùa hè ăn nhiều rau dền có thể ngăn ngừa nóng trong người. Hơn nữa, rau dền rất giàu chất xơ, có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và tăng tốc độ trao đổi chất sau khi ăn, do đó giải độc, nhuận tràng và ngăn ngừa táo bón.
Hai loại rau dền, mỗi loại có đặc điểm riêng
Rau dền đỏ: Lá có màu đỏ tím, vị mềm hơn, nước nhiều, thích hợp để nấu canh, về mặt dinh dưỡng, rau dền đỏ chứa nhiều vitamin E hơn rau dền xanh, có khả năng chống oxy hóa tốt hơn.
Tuy nhiên, một số người bị dị ứng sau khi ăn, triệu chứng là bị ngứa da, bỏng rát và khó chịu khác sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, y học gọi là "bệnh viêm da cơ địa do thực vật". Vì vậy những người bị Dd bị dị ứng nên ăn ít rau dền đỏ và cố gắng tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sau khi ăn.
Rau dền xanh: Lá có màu xanh, vị cứng hơn, dùng để xào là thích hợp nhất, rau dền xanh có tác dụng thanh nhiệt tốt hơn rau dền đỏ.
Mẹo ăn rau dền:
- Rau dền là loại rau có tính lạnh , những người tỳ vị hư nhược không nên ăn nhiều kẻo bị tiêu chảy.
- Tác dụng thanh nhiệt của rễ cây rau dền mạnh hơn thân và lá, rễ mềm có thể xào ăn với cả thân và lá, không bị mất chất.
Cây xuyến chi có tác dụng tuyệt vời để chữa bệnh Cây xuyến chi hay còn gọi là cây đơn buốt có tên khoa học là Bidens pilosa là một loài thực vật thân thảo thường mọc thành những cây bụi ở các vùng đồng cỏ, đất hoang. Cây xuyến chi phân bố đều khắp các vùng ấm trên thế giới nhưng nó được cho là có nguồn gốc từ Châu Mỹ. Ở Việt...