Một số biện pháp giúp hạn chế tình trạng chói mắt khi lái xe ôtô
Tia UV từ mặt trời có thể dễ dàng xuyên qua kính xe ôtô gây rất nhiều khó khăn trong quá trình quan sát, hơn thế nữa làm ảnh hưởng trực tiếp tới mắt và da của tài xế.
Kính râm không chỉ có tác dụng chống tia nắng từ mặt trời chiếu vào mắt mà còn giúp tài xế quan sát đường dễ dàng hơn. Bạn nên mua loại mắt kính phân cực để có tác dụng chống chói tốt hơn.
Dùng tấm chắn nắng có sẵn trên xe
Một thiết kế luôn có sẵn trên ôtô, dù ở dòng xe nào, đó chính là tấm chắn nắng phía trước dành cho hàng ghế đầu giúp người lái giảm thiểu được tới 80% tác động của ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt.
Phim cách nhiệt giúp người lái xe giảm được chói sáng, nhất là khi xe chạy đối diện với mặt trời hay khi chạy ban đêm, gặp đèn pha từ các xe đối diện. Từ đó, hỗ trợ tăng cao khả năng quan sát và lái xe an toàn cho tài xế.
Ảnh minh hoạ một số biện pháp giúp bạn giảm chói nắng khi lái xe ôtô. Đồ hoạ: Ánh Nhiên
Đội mũ lưỡi trai
Mũ lưỡi trai có thể giúp tài xế hạn chế được ánh nắng chói thẳng vào mắt, người đội tránh bị say nắng, hoa mắt, bảo vệ khỏi tia UV khi đi dưới trời nắng.
Video đang HOT
Lựa chọn thời điểm lái xe
Những biện pháp chống ánh nắng không thể bảo vệ đôi mắt và làn da của tài xế 100%. Vì vậy, nếu có thể, bạn nên tránh lái xe trong thời điểm nắng mạnh nhất, khoảng từ 8h – 15h.
Giữ khoảng cách an toàn
Khi bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt sẽ gây hiện tượng lóa mắt khiến phản xạ của tài xế thường chậm hơn. Vì vậy, trong trường hợp mắt bạn bị ánh nắng tác động trực tiếp, bạn cần phải giữ khoảng cách xa hơn bình thường để có thể xử lý những tình huống bất ngờ.
Nghỉ ngơi nếu quá mệt mỏi
Khi cảm thấy mắt của bạn bị tổn thương và quá mệt mỏi khi đã phải tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời, bạn không nên tiếp tục lái xe mà tìm một chỗ nào đó an toàn, vắng vẻ bên đường để dừng lại nghỉ ngơi cho đôi mắt trở lại bình thường rồi mới tiếp tục lái xe.
Xe ôtô mất phanh cách xử lý an toàn
Xe ôtô mất phanh là một tình huống rất nguy hiểm, vì người lái sẽ khó làm chủ được tốc độ của mình. Dưới đây, là một số cách xử lý an toàn bạn cần biết.
Phải giữ bình tĩnh
Mất bình tĩnh khi phát hiện sự cố về phanh chỉ làm bạn khó xử lý tình trạng mất phanh hơn thôi. Vì vậy, bạn cần phải thật bình tĩnh.
Luôn quan sát và bật đèn báo khẩn cấp
Không hoảng loạn và cũng không chăm chăm vào việc giảm tốc cho xe. Thay vào đó việc cần làm đầu tiên là quan sát diễn biến phía trước và sau xe để tránh gây va chạm. Ngay lập tức bật đèn báo khẩn cấp, nháy đèn pha và dùng cói báo liên tục để các phương tiện đang cùng lưu thông chú ý chủ động nhường đường.
Giảm chân ga
Xe mất phanh là trường hợp không thể sử dụng chân phanh để kiểm soát tốc độ của xe. Cách xử lý khi xe mất phanh được khuyên áp dụng nhiều nhất đó là bỏ chân ga hoặc giảm chân ga.
Tuy nhiên, nếu bạn đang di chuyển trong đường đông đúc hoặc đang xuống dốc thì người lái không nên bỏ chân ga mà chỉ cần giảm ga. Vì bỏ chân ga để xe chạy tự do càng khiến xe dễ va chạm với các phương tiện khác, gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn.
Nếu xe bị mất phanh khi đang bật chế độ ga tự động Cruise Control, người lái nên tắt ngay Cruise Control và giảm ga.
Tuyệt đối không tắt máy xe
Khi xe ôtô mất phanh tuyệt đối không tắt máy xe. Bởi tắt máy xe sẽ làm xe bị mất trợ lực lái khiến người lái rất khó điều khiển xe để tránh các chướng ngại trên đường.
Hơn thế nữa, tắt máy xe nghĩa là xe không còn được hãm bởi động cơ và hộp số. Xe sẽ rơi vào trạng thái chạy tự do theo lực quán tính thì còn nguy hiểm hơn.
Chuyển xe về số thấp
Người lái có thể tận dụng phanh động cơ bằng việc chuyển xe về số thấp. Đối với xe hộp số tự động, người lái chỉ cần chuyển sang chế độ bán tự động, chế độ số thấp hoặc chuyển số qua lẫy chuyển số trên vô lăng. Đối với xe hộp số sàn, người lái chỉ cần chuyển cần số về số 1 hoặc 2.
Nhưng một vấn đề đặt ra đó là nếu xe đang chạy tốc độ cao đột ngột bị ép về số thấp có thể khiến xe bị vỡ máy, làm phá huỷ hệ thống truyền động lúc này càng nguy hiểm hơn.
Một số chuyên gia chia sẻ, khi xử lý xe mất thắng không nên cho xe về số thấp ngay từ đầu. Thay vào đó hãy chuyển số theo từng cấp hoặc 2 cấp. Chẳng hạn, xe đang ở số 5 thì có thể về số 4 hoặc 3, sau khi cảm thấy tốc độ ổn định hơn thì tiếp tục về số 2 hoặc số 1.
Đạp phanh liên tục
Dù xe mất phanh nhưng cũng hãy thử đạp phanh liên tục. Bởi có thể xe mất phanh chỉ vì xe chỉ bị mất áp suất dầu phanh tạm thời. Đạp phanh liên tục có thể giúp lấy lại được áp suất dầu phanh.
Khi nhấn bàn đạp phanh cảm giác mềm và bàn đạp phanh bị thấp thì rất có thể xe mất phanh do sự cố đường ống dẫn dầu. Lúc này, bạn nên đạp phanh nhiều lần.
Sử dụng phanh tay
Phanh tay được thiết kế để sử dụng khi xe dừng hẳn. Nhưng trong trường hợp khẩn cấp cũng có thể dùng phanh tay để tạo lực hãm.
Tuy nhiên, nếu sử dụng phanh tay cần lưu ý chỉ sử dụng phanh tay để hãm khi xe đang chạy ở tốc độ rất thấp. Bởi sử dụng phanh tay khi xe đang chạy tốc độ cao có thể khiến xe bị khoá bánh, mất độ bám, bị trượt dài, dẫn đến các tình huống nguy hiểm như xe bị văng, xe bị mất lái.
Chủ động va chạm
Khi xe bị mất phanh người lái nên cố gắng đưa xe vào các con đường vắng, đường gồ ghề, nhiều sỏi đá... để xe giảm tốc hoặc kết hợp dùng cách đánh võng.
Trong trường hợp bất khả kháng, người lái nên chọn cách xử lý xe mất phanh cuối cùng đó là chủ động cho xe đâm vào một vật cản an toàn để xe dừng lại.
Cửa sổ trời - Nỗi khổ của người đi xe "xịn" tại Việt Nam ngày hè Một số tài xế "đánh vật" với trang bị này trên ô tô khi thời tiết vào hè, trong đó phần cửa sổ trời, đặc biệt là loại toàn cảnh panorama khiến nhiệt độ bên trong xe tăng nhanh chóng. Cửa sổ trời là một trong những "option" thường chỉ có trên những mẫu xe đắt tiền, một vài năm gần đây được...