Một số bí kíp ‘trị’ chồng gia trưởng cho các bà vợ
Tự chủ về kinh tế và tình cảm, mềm dẻo nhưng không đầu hàng, tỉnh táo nhận ra tính gia trưởng của chồng … giúp bạn có cuộc sống dễ chịu hơn.
ảnh minh họa
Rất nhiều phụ nữ đang phải chung sống với người chồng gia trưởng. Hầu hết chị em đều không muốn mình cả đời gắn bó với người đàn ông chẳng bao giờ biết nhận sai và luôn coi mình là trung tâm của vũ trụ. Nhưng không phải bất cứ cuộc hôn nhân nào với người chồng gia trưởng cũng có thể giải quyết được bằng việc ly hôn. Vậy làm sao để chị em chung sống yên bình với người chồng gia trưởng? Hãy tham khảo một số điều dưới đây:
Đủ tỉnh táo để nhận ra bệnh gia trưởng của chồng
Nếu bạn thấy anh ấy thường xuyên kêu ca, phàn nàn về thói quen sinh hoạt của bạn ngay từ khi 2 người còn yêu nhau thì bạn nên chuẩn bị tinh thần, đó rất có thể là một người chồng gia trưởng, khó tính trong tương lai. Nếu bạn đủ tỉnh táo để nhận ra điều đó, hãy “rèn” chồng từ khi mới cưới. Bạn cần phải có chính kiến, suy nghĩ và chủ động trong mọi việc ngay sau khi cưới.
Dựa dẫm vào chồng một chút thì được nhưng thói quen ấy rất dễ thành bệnh. Và khi bạn đã phụ thuộc quá nhiều vào chồng thì việc bạn phải chịu đựng một ông chồng hay phàn nàn, kêu ca là điều khó tránh khỏi.
Hãy tưởng tượng, nếu ý kiến của người chồng luôn được chị em cam chịu, chấp nhận vô điều kiện thì thói chỉ tay năm ngón, gia trưởng và sai vặt của chồng sẽ được thể tăng lên gấp bội. Nhưng nếu, khi những ý kiến vô lý, thái quá của chồng bị vợ phát hiện, phản đối và phân tích một cách nhẹ nhàng thì lâu dần chồng sẽ nhận ra cái sai của mình và “bớt bệnh”.
Video đang HOT
Điều này cho thấy sự tỉnh táo của các bà vợ là vô cùng quan trọng. Dù có tin tưởng và yêu chồng đến như thế nào đi nữa, bạn cũng đừng để chúng làm mờ mắt bạn nhé. Hãy “trị” chồng gia trưởng ngay từ thưở “bơ vơ mới về” đấy nhé.
Tiên trách kỷ hậu trách nhân
Cái này cũng cần các bà vợ nhìn nhận thật khách quan và tỉnh táo để biết mình có góp phần tạo nên sự gia trưởng, khó tính của chồng hay không. Đôi khi, sự gia trưởng của đàn ông cũng bắt nguồn từ chính những nhược điểm của các bà vợ mà không phải người phụ nữ nào cũng nhận ra điều đó.
Chẳng hạn, sống cùng một người vợ chi tiêu hoang phí thì hẳn người đàn ông bắt buộc phải kiểm soát trong chuyện tiền bạc để tránh trường hợp đầu tháng ăn hoang, cuối tháng nhịn đói. Hay với một người vợ kém hiểu biết thì hẳn người đàn ông sẽ khó chịu và phàn nàn khi các bà không biết ứng xử ngoài xã hội hay việc dạy dỗ con cái… Trong trường hợp này, nếu các ông chồng biết lo cho gia đình thì các bà vợ nên mừng mới đúng.
Với những bà vợ đoảng, muốn thay đổi chồng, trước hết, người vợ cần thay đổi bản thân. Hãy xác định đâu là những nhược điểm của mình khiến chồng chưa tin tưởng và dần thay đổi để lấy lại niềm tin ở chồng. Hãy củng cố vị trí của bản thân mình ngoài xã hội để mong được chồng tin tưởng và tôn trọng hơn.
Học cách sống chung với “lũ”
Đây là điều các bà vợ có chồng gia trưởng cần phải ghi nhớ nằm lòng vì không phải ông chồng nào cũng có thể thay đổi hoặc sự thay đổi đó vẫn chưa đủ hài lòng với các bà vợ. Nếu muốn sống chung với tính gia trưởng, khó tính của chồng, tốt nhất hãy áp dụng nguyên tắc: không nghe, không thấy, không biết. Vì đàn ông gia trưởng thường thích chỉ đạo, thích người khác phục tùng mình, thích thể hiện quyền lực với vợ, ghét tranh cãi. Nên khi phụ nữ gân cổ lên cãi thì chỉ làm mọi chuyện trở nên tệ hại hơn, cách tốt nhất để thay đổi chàng chính là: lờ đi.
Khi chồng phàn nàn, chê trách, tốt nhất là bạn nên im lặng, ậm ừ cho xong, đừng nói lại vì chỉ làm cuộc tranh luận kéo dài thêm. Khi chồng sai vặt, đừng làm theo ngay lập tức, hãy nói đang bận việc nọ việc kia để chồng tự làm, nếu bị chồng mắng, thì cứ nhẹ nhàng bảo chồng đợi rồi… cứ kệ cho chồng chờ dài cổ, chiêu này sẽ hạn chế tính sai vặt của chồng. Nếu là ông chồng nhạy cảm, lâu lâu sẽ nhận ra sự thay đổi của vợ, khi chồng hỏi, bạn hãy nhẹ nhàng trao đổi thẳng thắn với chồng về những suy nghĩ trong lòng mình. Cách trao đổi này sẽ thuyết phục chồng hơn là việc cứ càu nhàu, cãi vã với chồng.
Tự lập chính là bao gồm cả về tài chính và tình cảm trong mối quan hệ vợ chồng. Rất nhiều người vợ cho dù muốn từ bỏ ông chồng gia trưởng và bạo lực nhưng không thể làm được vì không tự chủ về tài chính. Hoặc có những người vợ luôn coi chồng như khí thở của chính mình. Đừng bao giờ có tư tưởng rằng nếu anh xã kiếm nhiều tiền rồi thì bạn yên tâm ở nhà chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Khi sống phụ thuộc nghĩa là bạn đang đánh mất chính mình và làm tăng quyền lực của chồng lên. Nếu lấy một anh chồng gia trưởng và bảo thủ, bạn càng phải cố gắng thoát khỏi cái bóng của anh ta bằng sự độc lập và tự chủ của chính mình.
Theo Phununews
Đừng đỗ lỗi cho vợ anh, khi cô ấy chán chuyện 'ái ân'
Người xưa dạy "tiên trách kỷ, hậu trách nhân", nghĩa là trước mỗi vấn đề trục trặc, khó khăn của cuộc sống vợ chồng, mỗi người phải tự kiểm điểm mình trước khi đổ lỗi cho người kia.
ảnh minh họa
Vợ chồng tôi có đời sống tình dục khá tốt nhưng thời gian gần đây thì luôn gặp trục trặc. Lý do là vợ tôi thường xuyên từ chối tôi với đủ lý do nào là mệt, căng thẳng trong công việc, thậm chí cô ấy còn chê chồng... béo để khỏi phải làm "chuyện ấy".
Nếu có quan hệ thì cô ấy cũng không hợp tác nhiệt tình khiến tôi rất tự ái. Thật ra thì vợ tôi đang gặp phải vấn đề gì hay là cô ấy đã có người khác? Tâm giao giúp tôi gỡ rối vấn đề này với?
(tranminhhoanghn@gmail.com)
Trả lời:
Người xưa dạy "tiên trách kỷ, hậu trách nhân", nghĩa là trước mỗi vấn đề trục trặc, khó khăn của cuộc sống vợ chồng, mỗi người phải tự kiểm điểm mình trước khi đổ lỗi cho người kia.
Hãy nghĩ xem bạn có chủ quan, cho rằng là đàn ông, là chồng thì không cần cố gắng để mình trở nên hấp dẫn nữa? Có người bị vợ từ chối chỉ vì không giữ gìn vệ sinh, để cơ thể "nặng mùi". Có người chồng ăn nhậu vô tội vạ, lại lười vận động, nên mới có 30 - 35 tuổi đã "tàn phai nhan sắc", trông không khác gì cụ già hay thừa cân tới mức "lăn nhanh hơn đi", như thế thì có còn "đáng yêu" hay không?
Đặc biệt, sau một ít năm chung sống, nhiều người chồng đã đánh mất thói quen nói những lời dịu dàng, âu yếm với vợ, khiến cho cảm xúc trở nên cùn nhụt, khó tạo hứng thú để bước vào "cuộc yêu". Không những vậy, có người chồng lười nhác, không chịu học hỏi để nâng cao kiến thức, kỹ năng yêu, suốt bao năm không có gì thay đổi, khiến cho việc "đi lại" giữa vợ và chồng chỉ còn như nghĩa vụ.
Lại có người chồng ích kỷ, chỉ nghĩ đến khoái cảm của mình mà không biết đưa vợ vào "khung trời thơ mộng" trước khi vào cuộc, đặc biệt khi người vợ đã bước sang tuổi trung niên. Ngoài ra, gánh nặng công việc gia đình, sức ép của sự cạnh tranh nơi làm việc, sự mệt mỏi của những người vợ cũng khiến cho họ ngại yêu.
Giá người chồng biết sẻ chia với vợ, dành cho người vợ thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, xem ti vi, đi thăm bạn bè, họ hàng... cô ấy đâu có "uể oải" trong chuyện yêu đến thế. Người ta ví người phụ nữ như cây đàn, còn người chồng là nghệ sĩ chơi đàn. Bản nhạc không hay không hẳn do chất lượng cây đàn kém, mà do trình độ chơi đàn của "nghệ sĩ chồng" còn non kém!
Theo Phununews
Tỉnh ngộ sau khi đọc được nhật ký của con gái Đọc xong nhật ký của con gái viết, tôi thấy tim gan mình như bị ai bóp nghẹt. Tôi tỉnh ngộ trước những dòng tâm sự nhòe nước mắt. Hé cửa phòng thấy điện còn sáng, con gái đang gục mặt trên bàn, tôi nhắc con bé không thức quá khuya, nhưng có lẽ cháu đã ngủ quên nên không nghe thấy tiếng...