Một số bệnh về da do thiếu chất
Cũng như các bộ phận khác, da tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ máu. Thiếu chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến một số bệnh về da.
Thiếu chất đạm
Do đạm là thành phần chính của các tế bào cũng như các cấu trúc khác của cơ thể, nên sự thiếu chất đạm sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng nói chung. Còn nếu thiếu trầm trọng sẽ dễ mắc bệnh Kwashiorkor (thể phù và có rối loạn sắc tố da).
Bệnh Kwashiorkor thường xảy ra ở trẻ em dưới 4 tuổi tại một số các bộ lạc ở châu Phi. Bệnh phát triển khi đứa trẻ thôi bú sữa mẹ và được cho ăn uống theo chế độ của người lớn không đầy đủ chất dinh dưỡng. Chế độ này có những chất mà trẻ em không thể hấp thụ hay tiêu hóa được, nên dẫn tới cơ thể bị thiếu chất đạm. Triệu chứng bệnh thường là phù nề, ăn không ngon, tiêu chảy, mất cảm xúc, đứa trẻ không tăng trưởng được. Đặc biệt da của chúng có sự thay đổi màu, da rất khô, biểu bì tróc vảy mỏng với nhiều vết nhăn. Tóc rất thưa, mất màu sắc. Tuy nhiên, nếu được ăn uống đầy đủ chất và đúng cách thì bệnh sẽ giảm rất nhanh.
Thiếu chất béo
Phần lớn cơ thể mọi người không thiếu chất béo. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị thiếu do ăn uống theo chế độ có rất ít chất béo, hoặc ở người phải nuôi dưỡng qua truyền mạch máu lâu ngày thì sẽ thiếu một số acid béo cần thiết, chẳng hạn như acid linoleic. Nếu thiếu chất béo thì da sẽ bị khô và lớp biểu bì sẽ tróc ra những vảy mỏng nhỏ.
Thiếu nước
Da chứa khoảng 70% lượng nước trong cơ thể, do đó nước đóng vai trò rất quan trọng để làn da luôn mềm mại. Nước giúp loại bỏ bớt chất độc sinh ra bởi các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, giúp máu lưu thông để nuôi dưỡng da. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ buộc phải sử dụng chất lỏng dự trữ của cơ thể nên da sẽ bị khô. Mỗi ngày cơ thể cần được bổ sung từ 6 – 8 ly nước.
Thiếu vitamin A
Vitamin A cần thiết để giữ cho tóc, mắt và da được khỏe mạnh. Vitamin A giúp phòng ngừa và loại bỏ các nhiễm trùng trên da, chống lại tình trạng khô và tróc vảy trên da, giúp máu lưu thông tới mặt da, khiến cho da được nuôi dưỡng đầy đủ và có màu sắc hồng hào, tươi mát.
Thiếu vitamin A sẽ làm cho da bị ngứa, khô, tróc vảy, xù xì như nổi gai ốc vì các tuyến nhờn kém hoạt động.
Vitamin A có nhiều trong gan động vật, lòng đỏ trứng, cà chua, cà rốt, rau có màu xanh thẫm, khoai lang, bí đỏ, đu đủ. Nhu cầu hàng ngày cho người lớn là từ 2.300 – 3.300 đơn vị IU. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều vitamin A quá lại dẫn đến mất khẩu vị, mắt mờ, rụng tóc, da khô, tính tình nóng nảy…
Thiếu vitamin B2
Vitamin B2 có tác dụng tăng cường sức khỏe vì nó giúp các tế bào sử dụng oxy. Nó còn giúp sản sinh năng lượng từ các chất dinh dưỡng, là thành phần chất màu của võng mạc, giúp tạo ta các hormone của tuyến thượng thận.
Thiếu vitamin B2 cơ thể sẽ mệt mỏi, vết thương lâu lành, miệng lở; môi sưng đỏ và nứt, da trên mũi nứt, lưỡi viêm sưng, đau và nứt rãnh, mắt đỏ vì mạch máu nổi lên nhiều, mờ mắt, thiếu hồng cầu.
Thiếu vitamin B2 sẽ gây rối loạn ở các tuyến nhờn trên da, làm cho da khô, tróc vảy mỏng, đặc biệt là ở những chỗ da bị gấp nếp. Các chất nhờn vón lại trên lỗ chân lông, khiến da trông rất gồ ghề và xấu xí.
Vitamin B2 có nhiều trong gan, thận, tim động vật; có vừa phải trong phomát, trứng, thịt nạc, nấm, sữa, cá. Nhu cầu mỗi ngày cho người trưởng thành là 1,3 – 1,5mg; trẻ em là 1,1mg.
Thiếu vitamin B3
Vitamin B3 là thành phần của hai loại enzyme cần thiết cho sự hô hấp của các tế bào, giúp tế bào phân hủy chất đạm, chất béo, carbohydrates để tạo ra năng lượng, cần thiết cho sự tăng trưởng cơ thể, giúp giảm cholesterol trong máu, giúp giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Video đang HOT
Thiếu vitamin B3 có thể đưa tới chứng viêm da. Da bị sưng, tróc vảy, nhất là ở phần da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc chấn thương; viêm miệng và lưỡi sưng đỏ.
Bệnh được chữa bằng các loại thuốc có chứa acid nicotinic hoặc cho người bệnh ăn thực phẩm có nhiều thịt động vật. Niacin có nhiều trong thực phẩm gốc động vật dưới dạng nicotamide và thực vật dưới hình thức nicotinic acid. Cụ thể, vitamin B3 có nhiều trong gan, thận, thịt bò, thịt gà vịt, thịt lợn, sữa. Ngũ cốc, cơm gạo, các loại hạt cũng có chút ít vitamin B3. Nhu cầu hàng ngày cho người trưởng thành là từ 15 – 17mg, trẻ em là 5mg.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều loại vitamin này lại làm mạch máu ngoại vi giãn nở, máu tới nhiều và da bị nóng, ngứa da, đường trong máu lên cao, suy tim.
Thiếu vitamin C
Vitamin C có vai trò quan trọng để ngăn ngừa vết nhăn trên da. Cùng với chất đạm, vitamin này tạo ra chất collagen đệm cho da không bị xệ và nhăn, tránh cho da khỏi khô, tóc bớt gãy giòn. Vitamin C cũng có tác dụng điều hòa sự tiết chất nhờn của tuyến nhờn trên da. Ngoài ra, khi phối hợp với vitamin bioflanoid (vitamin P), vitamin C còn giúp ngăn chặn sự tạo các vết đồi mồi trên da của người lớn tuổi. Vitamin C tăng cường sự bền của vi huyết quản nên giúp tránh bị thâm tím da; tránh chảy máu chân răng.
Vitamin C có nhiều trong rau có màu, súp lơ, rau cải, cà chua, chanh, cam, dâu, khoai tây…
Thiếu vitamin D
Vitamin D thực sự cần thiết cho sự tăng trưởng của xương răng, móng tay cũng như sự lành mạnh của da và mắt. Vitamin D có nhiều trong sữa, gan bò, cá hồi, cá ngừ, bơ, mầm ngũ cốc.
Thiếu vitamin E
Vitamin E giúp tế bào tăng trưởng nhanh, giảm hiện tượng lão hóa, tăng cường tuần hoàn khiến vết thương trên da mau lành; giảm tình trạng da khô, rụng tóc và gàu.
Vitamin E có trong sữa, mầm ngũ cốc, măng tây, súp lơ, bơ, lòng đỏ trứng gà, gan động vật, dầu olive, đậu nành, dầu thực vật, các loại hạt.
Tuy nhiên, nếu đang bị bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, bệnh tuyến giáp thì nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng bổ sung vitamin E.
Thiếu một số chất khoáng
Một số chất khoáng cũng có vai trò quan trọng đối với da. Chẳng hạn, thiếu sắt, đồng, crom, phốt pho, selen, kẽm… cũng làm cho da bị tróc vảy mỏng, khô nứt da khóe miệng, tóc rụng, móng chân tay giòn dễ bị gãy.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Thêm chọn lựa cho "siêu thực phẩm"
Siêu thưc phâm không phai la duy nhât nên ban co thê đôi mon ma không sơ thiêu chât.
Kiwi tôt như cam
Kiwi chứa khoảng 70g vitamin C - nhiều hơn cam và chỉ kém 5mg nưa la đu nhu câu cua chi em trong ngày.
Các nghiên cứu cho thây vitamin C có tác dụng tăng cường thị lực, giảm nguy cơ ung thư và tăng cường sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, vi chất này còn giúp giư đươc vẻ ngoài tươi trẻ nhơ giam vêt nhăn đang kê.
Quả kiwi chứa lượng kali nhiều hơn 20% so với quả chuối và là một trong những loại quả (rau xanh) hiếm hoi có chứa vitamin E.
Cách sử dụng: Gọt vỏ và thái lát, sau đó trộn với chuối để tạo thành loại salát giàu kali; vị chua của kiwi sẽ bổ sung cho vị ngọt dịu của chuối. Hoặc đơn giản hơn là bổ đôi kiwi và dùng thìa lấy ruột quả để ăn.
Nâm = súp lơ
Súp lơ là nguồn cung cấp chất chống ôxy hóa dồi dào nhưng không thể ăn mai no. Hãy đôi bưa vơi nấm.
Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy nấm chứa rất nhiều các chất tự nhiên có trong thực vật giúp phòng ngừa ung thư, giam viêm va tăng cương hê miên dich.
Hãy ăn bất cứ loại nấm nào ban thich. Tất cả các loại nấm đều rất tốt cho sức khỏe.
Cách sử dụng: Nâm tươi xao cùng một chút thịt bò băm viên hoặc với rau và nước sốt. Hoăc sa lat nâm đêu rât ngon va bô.
Thay việt quất băng mâm xôi
Quả mâm xôi rất giàu chất ellagitannins - loại chất chống ôxy hóa có khả năng phòng ngừa ung thư. Chúng cũng chứa rất nhiều vitamin K - chất giúp làm tăng mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương.
Một tách quả mâm xôi chứa 8g chất sơ, và cứ 25g chất này mỗi ngày sẽ giúp phụ nữ phòng chống ung thư ruột kết, rối loạn tiêu hóa và tim mạch.
Cách sử dụng: lam sa lát rau chân vịt và quả mâm xôi.
Oc cho bô như qua hanh
Quả hạnh được coi là có tác dụng hạ cholesterol - chất gây ra nguy cơ bệnh tim mạch. Nhưng quả óc chó lại chứa rất nhiều axit linolenic (ALA), omega-3 có trong thực vật giúp phòng ngừa bệnh tim, đồng thời tăng cường chức năng não bộ, củng cố trí nhớ và tăng hứng khởi.
Một khẩu phần (khoảng 7 quả đã bóc vỏ) - cung cấp 2,5g chất omega-3 là định lượng vừa phải hàng ngày cho bạn.
Một nghiên cứu của ĐH Loma Linda cho thấy omega-3 trong quả óc chó có thể hạ cholesterol hiệu quả hơn so với cá hồi.
Cách sử dụng: Rắc chúng lên trên bánh piza với hành, táo và caramen, hoặc cho quả óc chó vào cháo yến mạch, bột ngũ cốc hay salát.
Đô đen hay đô đỏ
Đây là lý do tại sao màu đỏ lại biến thành màu đen trong hạt đậu: chất phytochemical trong hầu hết các loại đậu có tác dụng phòng ngừa ung thư và bệnh tim và đậu đỏ là loại có hàm lượng các chất này cao nhất. Chúng chứa lượng chất chống ôxy hóa cao gấp 3 lần so với đỗ đen và đứng đầu trong danh sách 100 loại thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa do Bộ nông nghiệp Mỹ đánh giá.
Đậu đỏ giàu chất sắt và folate - các vi chất quan trọng đối với phụ nữ độ tuổi sinh đẻ. Giống như tất cả các loại đậu khác, đậu đỏ giàu chất sơ tốt cho sức khỏe đường ruột, và kiểm soát cân nặng.
Cách sử dụng: Để có món salát nhanh và thơm ngon, hãy trộn đậu đỏ với cần tây và hành ta, dầu ô lưu và dấm.
Không co rau chân vịt, hãy ăn củ cải
Rau chân vịt kho kiêm lai đăt tiên, hãy chon củ cải. Cac chuyên gia dinh dương đanh gia đây là loại thực phẩm cực tốt cho não, rất hữu ích trong việc phòng ngừa bệnh mất trí và cải thiện chức năng trí óc.
Một nghiên cứu của ĐH Tuffs đã tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa việc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B như củ cải và nguy cơ suy giảm trí nhớ thấp. Củ cải cũng rất giàu vitamin E và folate - những dinh dưỡng có tác dụng bảo vệ não.
Củ cải giàu lutein - một loại phẩm màu tự nhiên giúp phòng ngừa thoái hóa điểm vàng do lão hóa.
Cách sử dụng: Chẻ nhỏ củ cải và trộn với dầu ô lưu. Hoặc bạn có thể cho củ cải sắt miếng vào canh hoặc trứng rán.
Cá hồi qua măc, hãy ăn cá mòi
Chắc chắn rằng cá hồi giàu omega-3 tốt cho tim mạch và não. Nhưng cá mòi cung rất giàu omega-3s cũng là một lựa chọn để thay thế cá hồi vốn đang bị cạn kiệt. Lượng thủy ngân trong cá mòi cũng rất thấp.
Cá mòi cung cấp lượng vitamin D dồi dào - một dinh dưỡng quan trọng mà theo các chuyên gia, hầu hết trong số chúng ta đều bị thiếu. Nạp đủ vitamin D có thể củng cố tinh thần, giảm nguy cơ bị bệnh tim và ung thư cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
Cách sử dụng: Hãy phủ một lớp cá mòi lên bánh piza hoặc salát. Hoặc hãy trộn cá mòi với hành thái nhỏ và mù tạc; ăn với bánh quy làm từ ngũ cốc nguyên hạt.
Dưa hâu mua he, cà chua mua đông
Cà chua rất giàu lycopen - một loại phẩm màu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư buồng trứng cũng như ung thư đốt sống cổ. Nhưng một tách dứa hấu ngọt lại cung cấp lượng lycopen cao gấp đôi (7,8mg) so với cà chua tươi.
Dưa hấu cung cấp lượng vitamin A và C dồi dào, và chỉ chứa có 40 calo trong mỗi tách.
Cách sử dụng: Qua đơn gian, căt miêng va "măm" ngay.
Hat bi chăng thua sôcôla đen
Nếu món sôcôla đen beo ngây, giau calo có tác dụng làm tinh thần hứng khởi hạt bí cung co tac dung tương tư nhơ lượng amino axit dồi dào - chất được coi là yếu tố giúp tinh thần hứng khởi, một liệu pháp thiên nhiên.
Môi 30g hạt bí ngô cung cấp 150mg magiê - loại chất có tác dụng củng cố hệ miễn dịch và hệ xương - tương đương với 1/2 định lượng cần cho môi ngay.
Cách sử dụng: Nhâm nhap hay tach hat trôn vao sa lat hay răc vao vao mon banh nương.
Nguyễn Phương
Theo Health