Một shop thời trang ở Hà Nội bị nhiều hoạ sĩ nước ngoài ‘tố’ ăn cắp tranh để in áo phông, bán với giá 500-600 ngàn đồng/áo
Không chỉ một mà nhiều họa sĩ nước ngoài đã bảy tỏ thái độ bức xúc sau khi phát hiện shop thời trang có tên Le’Mao lấy cắp tranh của mình để in áo phông đem bán.
Mới đây, một shop chuyên áo phông tại Hà Nội đã bị họa sĩ Erica Williams (tài khoản Instagram là @HookieDuke) phát hiện lấy tranh in áo mà không xin phép. Bên cạnh những bức tranh được đăng công khai trên Instagram, shop còn vào hẳn mạng xã hội Patreon, nơi người theo dõi cần trả phí để được chiêm ngưỡng tác phẩm, lấy thêm nhiều mẫu khác.
Nếu như Erica chỉ để mức 2 USD (khoảng 47.000 nghìn) một tháng để người xem có thể thấy toàn bộ tranh thì những chiếc áo ăn cắp mẫu tranh lại có giá cao hơn rất nhiều, lên đến 550 hay 650 nghìn cho mỗi sản phẩm.
Không chỉ Erica mà nhiều nghệ sĩ khác cũng bị shop thời trang này lấy cắp sản phẩm, như Lenka Simeckova, Lauren Marx, Ken Taylor,…
Đáng bàn hơn, khi Erica và các nghệ sĩ lên tiếng về động thái này, họ ngay lập tức bị shop chặn trên các trang mạng xã hội và không thể bình luận gì được. Dù đã báo cáo vấn đề lên Instagram nhưng Erica cho biết việc này không được chú ý và giải quyết.
Vô cùng bức xúc trước hành động của shop thời trang Le’Mao, các nghệ sĩ cùng kêu gọi tất cả mọi người hãy report shop để họ không thể tiếp tục làm giàu trên chất xám của người khác được nữa.
Erica Williams tố Le’Mao ăn cắp tác phẩm của mình và nhiều nghệ sĩ khác. Khi họ lên tiếng thì bị shop này chặn ngay lập tức.
Video đang HOT
Lauren Marx, một nghệ sĩ khác, kêu gọi cộng đồng report Le’Mao và thông báo cô cũng đã bị chặn.
Cộng đồng mạng hiện cũng bày tỏ thái độ bức xúc trước hành động của Le’Mao, đồng thời kêu gọi mọi người cùng chung tay report nhãn hàng này trên mọi mặt trận để họ không thể làm ăn bất chính được nữa.
Một mẫu tranh của Lauren Marx bị Le’Mao sử dụng để in áo.
Sản phẩm của một nghệ sĩ Đài Loan khác cũng bị sử dụng như vậy.
Để tránh làn sóng phản đối từ cộng đồng mạng, Le’Mao hiện đã đóng tính năng bình luận trên các bài đăng ở Instagram. Trong khi đó fanpage chính của shop cũng đang nhận vô số biểu cảm phẫn nộ trên mỗi bài đăng bán sản phẩm.
Trên thực tế, việc sao chép ý tưởng hay nói nặng hơn là ăn cắp chất xám đã không phải là hiện tượng hi hữu ở thị trường thời trang Việt Nam. Năm ngoái, nhóm nghệ sĩ quốc tế với tên gọi Anna and Elena Balbusso Twins đã tố cáo thương hiệu Maschio (Việt Nam) ăn cắp hình ảnh của họ để in trên áo sơ mi và áo thun. Không chỉ vậy Maschio còn đặt chữ ký dưới hình ảnh khẳng định mình là tác giả. Sau này đồng mạng còn tìm ra một số bằng chứng “tố” thương hiệu thời trang có tiếng Maschio nhập hàng Taobao (Trung Quốc) về bán lại cho khách hàng với giá cắt cổ, thay vì tự thiết kế như quảng cáo.
Nhật Anh (tổng hợp)
Hoạ sĩ làm việc tại nhà khiến vợ hốt hoảng vì tác phẩm nghệ thuật ngay trong nhà vệ sinh
Chắc hẳn người vợ của họa sĩ đã hết hồn và tức giận biết nhường nào khi nhìn thấy tác phẩm của chồng mình!
Theo Ladbible, họa sĩ Banksy (Anh) mới đây đã chia sẻ trên Instagram cá nhân của mình rằng vợ anh tức giận và có vẻ khó chịu khi nhìn thấy tác phẩm của chồng trong nhà vệ sinh. Đi kèm với dòng trạng thái đó là một loạt bức ảnh chụp thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng.
Cụ thể, họa sĩ Banksy đã vẽ rất nhiều con chuột với đủ loại tư thế khác nhau kết hợp cùng đồ vật. Khi thì là nhảy vào tuýp kem đánh răng, khi thì làm xô lệch gương, thậm chí là đi tiểu vương vãi. Đặc biệt hơn là qua phản chiếu của gương, người xem còn thấy được chú chuột đang gạch các nét trên tường - như thể là đang đếm số ngày giãn cách xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay.
Dân mạng hào hứng với tác phẩm để đời của Banksy, hơn nữa còn khen ngợi sự sáng tạo của anh trong những ngày làm việc tại nhà.
Cách đây không lâu, Banksy đã tạo ra một tác phẩm nghệ thuật nơi công cộng mới ở Barton Hill, Bristol vào tháng Hai. Chủ sở hữu của ngôi nhà đã rất vui mừng khi thấy rằng tác phẩm nghệ thuật mới của Banksy đã xuất hiện trên tài sản của mình - và vào đúng ngày sinh nhật của anh ấy.
Người đàn ông Edwin Simons, 67 tuổi chia sẻ cảm xúc: "Tôi bị sốc, thực sự là sốc hoàn toàn. Trong đầu tôi chỉ hiện lên câu hỏi: Làm sao để bảo tồn tác phẩm đó? Chúng tôi thực sự muốn bảo vệ tác phẩm và không muốn nó bị phá hoại. Có lẽ cần một ai đấy nhiều chuyên môn và kiến thức.
Tôi luôn bị Banksy mê hoặc. Tôi nghĩ anh ấy đã, đang và sẽ luôn luôn đỉnh. Tôi nghĩ những bông hoa này cần được bảo vệ bởi lớp sơn tốt, nhưng vẫn cần một lời khuyên để bảo tồn nó."
Thời gian cách ly xã hội này có thể là rất căng thẳng với mọi người. Nhưng hi vọng chúng ta sẽ vì lợi ích cộng đồng, hơn nữa cố gắng tìm những niềm vui bé nhỏ tại nhà để tận hưởng cùng gia đình. Khi đó bạn sẽ thấy khoảng thời gian ở nhà thực sự năng suất, thú vị, vui vẻ mà đầy ý nghĩa.
Quiry
Bộ tranh Doraemon và bè bạn siêu đáng yêu dành cho các fan hâm mộ mèo máy Không chỉ đem tới tuổi thơ đẹp, Doraemon còn đem tới giây phút sảng khoái cho tất cả mọi người. Doraemon là bộ truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko Fujio được sáng tác từ năm 1969 với mục đích ban đầu dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Bộ truyện kể về một chú mèo máy đến từ thế kỉ 22 để...