Một sáng tinh sương trên nóc nhà miền Tây ở An Giang
Ẩn mình trong màn sương dày sáng sớm, núi Cấm – nóc nhà miền Tây – mang vẻ đẹp tựa như miền Tây Bắc thu nhỏ giữa An Giang.
Tọa lạc tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Núi Cấm – còn gọi là Thiên Cấm Sơn, khoác lên mình vẻ đẹp u tịch, huyền bí vào buổi sớm tinh sương. Đây là một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất trong dãy Thất Sơn.
Với độ cao 705m, núi Cấm hiện là ngọn núi cao nhất ở miền Tây Nam Bộ. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp với những mảng rừng xanh mướt, cùng khí hậu mát mẻ quanh năm.
Chùa Vạn Linh ẩn hiện sau màn sương mù dày đặc.
Đến núi Cấm vào buổi sớm mai, bạn sẽ ngỡ ngàng khi thấy cảnh miền Tây cũng chìm trong sương mù. Xóm làng trên sườn núi phủ sương trong màu xanh ngút của rừng cây, sương bay là đà trên mặt hồ tạo nên khung cảnh đẹp tựa chốn thần tiên.
Lớp sương mù mờ ảo tạo nên khung cảnh huyền bí cho núi rừng An Giang.
“Hồi nhỏ xíu mình có theo ba mẹ lên núi Cấm vài lần. Nhưng đây là lần đầu tiên trở lại sau gần 20 năm. Lần này mình đi hành hương. Tức là đi viếng đền chùa, thắp nhang, cầu an cho gia đình. Bạn mình nói ngọn núi Cấm là cao nhất trong bảy dãy Thất Sơn nên linh thiêng lắm, đi bộ mới tỏ lòng thành”, anh Vương Đình Khang, 34 tuổi, Long Xuyên hào hứng chia sẻ.
Video đang HOT
Để được tận mắt chứng kiến khung cảnh huyền ảo không phải lúc nào cũng có này, du khách cần sắp xếp lịch trình và bắt đầu lên núi từ khi trời còn tờ mờ sáng hoặc qua đêm tại các homestay, nhà nghỉ và nhà sau chùa dành cho Phật tử trên núi. Thêm vào đó cũng cần sự ủng hộ của thời tiết. “Tối hôm trước có mưa lớn, nên lúc mình lên núi vào sáng hôm sau, tiết trời như ở Tây Bắc. Lạnh, mờ sương và ướt sũng”, anh Khang nhớ lại.
Khung cảnh núi rừng hòa với lớp sương mù tạo nên cảnh tượng vô cùng lãng mạn.
Sương bay là đà trên mặt Hồ Thủy Liêm, đền miếu ẩn hiện sau mấy vạt rừng, cá lội từng đàn, nước trong thấy đáy. Tất cả hoà lại tạo nên một khung cảnh thanh tịnh, khiến cho người lữ khách trong phút chốc tựa hồ như đang lạc vào chốn bồng lai.
Sương là đà trên mặt hồ Thủy Liêm.
Cá ở hồ Thuỷ Liêm không nhát người, thường tụ lại khi có người rải thức ăn.
Núi Cấm có chu vi 28.600m với nhiều danh thắng nổi tiếng như chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Di lặc, hồ Thuỷ Liêm, điện Bồ Hong, suối Thanh Long… Du khách muốn đi hết cũng mất vài ngày.
Vì thời gian hạn chế, anh Khang chọn cách đi xe ôm lên núi. Chặng về, du khách có thể men theo đường mòn xuống núi, dọc đường ghé lại các chùa, điện, suối dọc sườn núi để nghỉ chân.
Chợ xóm núi chỉ họp vào buổi sáng sớm, một nét đặc trưng của núi Cấm.
Các quán nước dọc con đường lên núi để du khách nghỉ chân.
Có nhiều cách để đến núi Cấm, nếu đi từ TP.HCM, bạn có thể đón xe khách về Long Xuyên, sau đó theo tỉnh lộ 941 đến thị trấn Tri Tôn rồi di chuyển về núi. Hoặc có thể đón xe khách về thành phố Châu Đốc, rồi từ Châu Đốc di chuyển đến núi Cấm. Ngọn núi nằm cách thành phố Long Xuyên khoảng 90km, cách Châu Đốc khoảng 37 km.
Ngoài ra, để tận hưởng trọn vẹn từng cung đường, bạn cũng có thể di chuyển bằng xe máy theo quốc lộ 1A về thành phố Long Xuyên rồi theo lộ trình đến thẳng chân núi.
Thiên Cấm Sơn : Thắng cảnh miền Tây quyến rũ du khách
Người ta thường nói: "Núi Cấm là Đà Lạt của miền Tây" là "miền sơn cước An Giang" quả thật không quá lời! Núi Cấm còn gọi là Thiên Cấm Sơn - một trong bảy ngọn núi thuộc huyện Tịnh Biên, cao 716m với đỉnh là Điện Bò Hong.
Núi Cấm quyến rũ du khách bằng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng bao la, phóng khoáng chứa đựng biết bao truyền thuyết lạ kỳ...
Hiện nay, hàng ngày - núi Cấm đón nhận hàng ngàn khách du lịch đến viếng.
Lâm viên núi Cấm cách thành phố Long Xuyên khoảng 90km, bao gồm một vùng đất rộng 23 ha, nằm bên triền núi Cấm. Những buổi sáng, cảnh vật nhuộm những màu sắc đẹp lạ thường. Hòn núi từ màu xám đổi sang màu tím, rồi màu hồng - ngả qua màu nhạt... lóng lánh hạt sương như những viên kim cương nhiều màu hiếm có. Thời tiết thật lý tưởng, nhiệt độ trung bình từ 18 - 20 độ C. Và sự bất thường của nhiệt độ không bao giờ quá 25 độ C và cũng ít khi xuống thấp quá 18 độ C. Phải chăng sự điều hòa lý tưởng này là nhờ vùng Thất Sơn - nhất là khu vực núi Cấm bao giờ cũng giăng phủ một màu xanh của cây rừng và cây trái do thiên nhiên và con người tạo ra.
Núi Cấm quanh năm mây mù phủ giăng trên đỉnh cao. Trên đỉnh núi còn có đỉnh Bát Tiên, nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn. Lúc trời quang - mây tạnh, đứng tại điện này có thể trông thấy biển Hà Tiên, dãy núi Tà Lơn trên đất bạn Campuchia, vùng di chỉ ÓC Eo - Ba Thê (khu Tứ giác Long Xuyên) - một nền văn hóa cổ xưa...
Lâm viên đẹp về đêm, lúc trăng treo lửng lơ trên đầu núi. Xa xa nghe tiếng suối reo khi róc rách, lúc ầm ì như bản hòa âm. Đó là suối Thanh Long - con suối nước khoáng nằm lưng chừng núi với nguồn nước vô tận từ trong lòng núi chưa được khai thác.
Chùa Phật Lớn - nơi tu sĩ Bảy Do, biệt danh ông Thầy Núi Cấm - cùng thời với Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, Thiên hộ Võ Duy Dương, Cố Quản cơ Trần Văn Thành... tụ nghĩa rèn quân chống giặc Pháp xâm lược... Rồi Điện Bò Hong - đỉnh cao nhất núi Cấm. Tại đây, ngày đêm lộng gió, không khí trong lành, mây trắng quẩn quanh mỗi chiều - mỗi sáng. Rồi về Ông Bướm với hai khối đá kết lại giống hình hai con bướm tựa vào nhau, có nguyệt điện (điện khí) du khách thường vào đấy thám hiểm. Rồi đồi Thiên Tuế, động Thủy Liêm. Động có rèm nước đổ che cửa hang, gợi nhớ về một Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký.
Ngoài các thắng cảnh thiên nhiên, núi Cấm còn rất nhiều kỳ quan di tích khác như: Hang Cửu Phẩm (chín Rồng), điện Nhàn Vân, đồi Bạch Mã, núi Đá Dựng với vách núi lởm chởm thẳng đứng... Điện Thơm phảng phất mùi trầm hương không dứt với những nét đẹp cổ kính uy nghi, đâu đâu cũng có thơ đề - phú vịnh của khách muôn phương ngoạn cảnh... Từ vài năm nay, núi Cấm đã được tỉnh An Giang đầu tư xây dựng để trở thành trung tâm du lịch của tỉnh.
Bồi hồi dạo đỉnh Thiên Cấm Sơn Đây là ngọn núi cao nhất của vùng Thất Sơn hùng vĩ, một vùng sơn địa đặc thù độc đáo không chỉ của tỉnh An Giang, mà của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đỉnh Núi Cấm sở hữu những công trình kiến trúc tôn giáo quy mô như tượng Phật Di Lặc ngồi trên đỉnh núi cao 33,6m, chùa Vạn Linh,...