Một quốc gia mà người trẻ “sống thử” ngày càng nhiều, vì không có khả năng chi trả loại phí này hàng tháng
Để tiết kiệm loại chi phí này, tỷ lệ các cặp đôi chưa kết hôn chuyển đến sinh sống cùng nhau đang tăng với tốc độ chóng mặt tại quốc gia này.
Người trẻ tiết kiệm cả nghìn đô nhờ “sống chung”
Tại Mỹ, cuộc khảo sát do Realtor.com và HarrisX thực hiện với hơn 3.000 người cho thấy, thị trường nhà ở đắt đỏ ngày nay đang ảnh hưởng đến đời sống tình cảm của mọi người như thế nào. Đặc biệt, nhóm những người trẻ tuổi vốn chưa có sự ổn định về tài chính lại càng “đau đầu” khi đối mặt với chi phí thuê nhà hàng tháng. Do đó, việc tìm kiếm người chia sẻ chi phí sinh hoạt là một nhu cầu thiết thực.
80% Gen Z và 76% Gen Y cho biết, họ sẵn sàng chuyển đến sống chung với người yêu để tiết kiệm chi phí này. Trong khi đó, 56% Gen X, 44% thế hệ trước đó cũng nói điều tương tự.
Với giá thuê nhà và giá nhà tăng vọt ngày nay, cứ 10 người Mỹ được khảo sát thì có 7 người cho biết việc chuyển đến sống cùng người yêu giúp họ tiết kiệm đáng kể. 27% cho biết, họ tiết kiệm lên tới 500 USD/tháng, trong khi đó, với 20% khác, con số tiết kiệm lên tới 1.000 USD/tháng. Thậm chí, có 6% cho biết họ tiết kiệm con số khổng lồ từ 2.000 – 5.000 USD/tháng nhờ việc “sống thử”.
Đây chính là lý do hấp dẫn nhất khiến tỷ lệ các cặp đôi chưa kết hôn chuyển đến sinh sống cùng nhau đang tăng cao tại xứ cờ hoa.
Những lợi ích về tinh thần không thể bỏ qua
Bên cạnh các vấn đề về chi phí sinh hoạt, tiền thuê nhà, các loại hóa đơn tiện ích, sống chung còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác.
Galena Rhoades, nhà tâm lý học tại Đại học Denver (Mỹ), cho biết: “Nhờ những quy định cách ly nghiêm ngặt hồi đại dịch, việc dọn đến sống cùng nhau của người trẻ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết”.
Đại dịch Covid-19 từng khiến nhiều cặp đôi không thể gặp mặt, kết nối và tiếp xúc gần với nhau. Nhưng hiện giờ, họ có thể háo hức bước vào một giai đoạn cuộc sống mới.
Video đang HOT
Đôi khi, với lịch trình kín hết cả ngày, các cặp đôi khó có thể sắp xếp thời gian để ở bên nhau. Khi chuyển về sống thử, họ sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề này nữa. Dù có mệt mỏi đến thế nào sau mỗi ngày làm việc thì họ cũng có thể trở về với người yêu vào cuối mỗi ngày.
Ngoài khả năng chi trả, một lợi ích khác của việc sống chung là các lợi ích xã hội và trong sinh hoạt. Khi sống cùng nhau, họ sẽ có cơ hội để hiểu về “đối phương” rõ hơn nhiều, bao gồm cả sở thích, lối sống, và nhiều điều khác. Trong một số trường hợp, họ là người trợ giúp tuyệt vời khi cần.
1. Không còn hứng thú với hôn nhân
Đây là điều mà các cặp đôi sống thử và có ý định kết hôn cần lưu ý. Đôi khi, việc bạn sống cùng dưới một mái nhà với anh ấy từ trước khi kết hôn sẽ làm cho hôn nhân của bạn không còn chút thú vị và hấp dẫn gì nữa.
2. Rắc rối về mặt pháp lý
Nếu mối quan hệ không thành và bạn cùng anh ấy quyết định chia tay thì hậu quả của việc sống thử có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt là khi cả hai cùng bỏ tiền đầu tư vào một tài sản chung nào đó. Lúc này, có thể bạn và anh ấy sẽ vướng vào những rắc rối liên quan đến pháp lý.
3. Tranh cãi
Cùng sống chung dưới một mái nhà với một người đàn ông đôi khi có thể mang lại cho bạn cảm giác tù túng và ức chế; đặc biệt là khi giữa hai bạn chưa có sự ràng buộc nào về mặt pháp lý. Điều này có thể dẫn đến các cuộc tranh cãi nảy lửa và dần phá hỏng mối quan hệ.
Khi sống thử, việc đụng chạm thân mật là điều khó tránh khỏi. Nếu không có kiến thức về sức khỏe sinh sản, phái yếu dễ mang thai ngoài ý muốn và thường chọn giải pháp nạo phá thai. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra những biến chứng gây hại cho sức khỏe, thậm chí là tử vong.
Không ít người hối hận vì quyết định vội vàng
Cũng theo số liệu từ Realtor.com, 42% số người chọn sống thử cuối cùng đã cảm thấy hối hận. Max Kulchinsky, sinh sống tại thành phố New York (Mỹ) và bạn gái hẹn hò được một thời gian. Ban đầu, vì chi phí đắt đỏ, đồng thời cặp đôi không muốn sống xa nhau nên cùng đi đến quyết định sống chung ngay cả khi chưa kết hôn. Cả hai đều đã ký hợp đồng thuê một căn hộ trị giá 2.200 USD/tháng.
Tuy nhiên, sau thời gian chung sống này, họ vô tình phát hiện một số điểm khác biệt không thể dung hòa giữa hai người. Vì thế, họ chia tay vào tháng 5/2022, chỉ vài tháng sau khi gia hạn hợp đồng thuê nhà.
Bạn gái của Kulchinsky chuyển ra ngoài sống, anh phải rút hết tiền tiết kiệm và xoay xở tài chính để trang trải mọi thứ.
“Đây là bài học quý giá trong cuộc đời tôi. Chắc chắn, tôi sẽ không quyết định sống thử cùng ai đó trừ khi đó là người xứng đáng và đem lại cảm giác an toàn”, Kulchinsky giãi bày.
Sống cùng nhau có thể là một cách tuyệt vời để cắt giảm chi phí và san sẻ gánh nặng cơm áo gạo tiền. Tuy nhiên, để việc sống chung trước hôn nhân trở nên ý nghĩa, cả hai cần trau dồi kiến thức, kỹ năng và tinh thần sẵn sàng đón nhận mọi trường hợp xảy ra.
Sống thử trước hôn nhân: Giới trẻ cần biết điều gì?
Trong cuộc sống hiện đại, việc các cặp đôi sống thử trước hôn nhân không còn gặp quá nhiều định kiến. Tuy nhiên, với giới trẻ, việc hiểu rõ và cân nhắc về những mặt lợi và hại của sống thử là vô cùng cần thiết.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc chung sống trước hôn nhân là điều bình thường. Theo một nghiên cứu của Trung tâm xác suất sức khỏe Quốc gia Mỹ (NCHS), năm 2015, 67% các cặp vợ chồng hiện tại đã sống cùng nhau trước khi cưới.
Hiện nay, nhiều cặp đôi lựa chọn chung sống trước hôn nhân. Ảnh minh hoạ
Ở Việt Nam, nếu như trước đây, vấn đề này gặp khá nhiều chỉ trích và định kiến thì hiện tại, góc nhìn về sống thử đã có phần rộng mở hơn. Với nhiều người trẻ, sống thử cho phép họ tìm hiểu về nửa kia trước khi có sự ràng buộc về mặt pháp lý. Chung sống giúp các cặp đôi phát hiện những điểm không tương đồng, từ đó quyết định xem hai người có đủ yêu nhau để thỏa hiệp, thay đổi cuộc sống cá nhân cho phù hợp với lối sống chung hay không. Ngoài ra, sống thử tạo điều kiện cho người trẻ thảo luận về cách phân bổ trách nhiệm trong hôn nhân sau này.
Theo Khánh Lê (27 tuổi), có thể lựa chọn sống thử khi hai người đều có cuộc sống cá nhân vững chắc. "Theo tôi, yêu và cưới là hai chuyện rất khác nhau. Sống thử thì chưa phải cưới nhưng đây sẽ là khoảng thời gian tìm hiểu thực chất về cuộc sống hôn nhân. Thói quen sinh hoạt và quan điểm sống khác nhau sẽ dần được bộc lộ, sự phân chia tài chính cũng cần phải xem xét,... Nếu không thể hòa hợp, việc 'dứt áo ra đi' cũng sẽ dễ dàng hơn là quyết định ly hôn".
Tuy nhiên, sống thử không phù hợp với tất cả mọi người. Việc sống chung có thể dẫn đến hậu quả khôn lường như lạm dụng, bạo hành hay có thai ngoài ý muốn. Quyết định sống thử cũng có thể bắt nguồn từ những động cơ sai trái, ví dụ lựa chọn sống chung chỉ để thỏa mãn dục vọng nhất thời.
Việc sống chung có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. Ảnh minh hoạ
Chia sẻ với Sức khoẻ và Đời sống, Ngọc Quỳnh (21 tuổi) cho biết: "Em nghĩ phần lớn sinh viên không nên sống thử bởi họ chưa thể tự chủ, chín chắn để quyết định có muốn sống với ai lâu dài hay không. Ngoài ra, với những định kiến từ xã hội, một số bạn cùng tuổi với em giấu gia đình, bạn bè chuyện sống cùng người yêu. Đến khi gặp rắc rối trong chuyện sống thử, họ không thể chia sẻ hay tìm sự giúp đỡ từ ai".
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, không nên dùng từ 'sống thử', bởi điều các cặp đôi trải qua là chung sống thật sự. Việc chung sống như vậy cũng có những mặt lợi, ví dụ như có sự hỗ trợ lẫn nhau về mặt tài chính, hay dễ dàng chăm sóc cho nhau. Ngoài ra, yêu và được sống với người mình yêu, bản thân nó đã là một trải nghiệm hạnh phúc.
Tuy nhiên, nếu người trong cuộc chưa có sự sẵn sàng về mặt vật chất và tinh thần, việc chung sống cũng sẽ đem đến rất nhiều thách thức. "Nếu các bạn chưa độc lập về mặt tài chính, chung sống sẽ khiến hai bạn dễ phụ thuộc vào nhau. Ở mặt tiêu cực, điều này gây ra những đứt gãy trong mối quan hệ. Thêm vào đó, khi chung sống trước hôn nhân, mối quan hệ sẽ không được luật pháp, cộng đồng thừa nhận là 'chính thức'. Nếu có những bất đồng, xung đột, tranh chấp; thì không có thiết chế nào như Luật hôn nhân và gia đình đứng ra bảo vệ người trong cuộc. Đây sẽ là thách thức lớn nếu các bạn chưa sẵn sàng về mặt tinh thần", Tiến sĩ Minh cho hay.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh.
Ngoài ra, các cặp đôi không nên sống chung nếu không có kiến thức về tình dục an toàn. Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Minh chia sẻ: "Việc thiếu kiến thức về tình dục sẽ có thể dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Điều này khá phức tạp với các cặp đôi lựa chọn chung sống trước hôn nhân, bởi khi hai người chưa sẵn sàng kết hôn thì cũng khó có thể sẵn sàng trở thành cha mẹ. Nếu còn đang đi học, hay không có sự độc lập vững chắc về tài chính,... cặp đôi dễ rơi vào tình trạng khó khăn, và sự hỗ trợ của những người xung quanh có thể cũng không hiệu quả".
Việc sống thử là đúng hay sai không có câu trả lời chính xác, bởi kết quả phụ thuộc vào mối quan hệ của mỗi cặp đôi. Tuy vậy, các bạn trẻ, đặc biệt là những bạn sinh viên còn đang đi học, trước khi quyết định về chung một nhà nên xem xét thật kỹ những thách thức của sống thử và có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất để không đặt bản thân vào tình thế khó khăn.
Câu hỏi của bạn trai cũ làm tôi lo lắng đến mất ăn mất ngủ Tôi không biết bạn trai cũ có định giở trò gì trong đám cưới của mình không? Tôi và Q yêu nhau được hơn 1 năm và đã từng sống thử như vợ chồng. Nhưng vì không hợp tính nên chúng tôi chia tay được 3 năm nay. Thời gian đầu, tôi cũng khủng hoảng và sợ hãi mỗi khi nhận điện thoại...