Một quả chanh leo giá 120 ngàn đồng: Có gì đặc biệt mà đắt đến thế?
Chanh dây hay còn gọi là chanh leo của Việt Nam giá chỉ 25.000 đồng/kg (15-20 quả/kg), thế nhưng, để có thể thưởng thức được quả chanh leo xách tay từ Colombia về, người tiêu dùng Việt phải bỏ ra số tiền lên đến 100.000 – 120.000 đồng/quả.
Những ngày này, dù thời tiết ở Hà Nội không quá nóng bức, song loại chanh leo Colombia có vỏ bên ngoài vàng ươm vẫn cực kỳ hút khách. Thậm chí, một số cửa hàng còn không đủ lượng chanh để bán cho khách hàng.
Chị Hồng Nhung, chủ một cửa hàng chuyên hoa quả nhập ngoại cao cấp ở phố Huế (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ, chị chuyên buôn các loại hoa quả hot từ các nước trên thế giới về Việt Nam. Dịp này, chanh leo Colombia cũng không ngoại lệ.
Theo chị Nhung, chanh leo là loại quả khá phổ biến ở Việt Nam với hai dòng vỏ tím và vỏ vàng, bên trong ruột màu vàng, có nhiều hạt, ăn có vị chua. Tương tự, chanh leo của Colombia vỏ bên ngoài cũng có màu vàng giống hệt chanh leo Việt, trọng lượng quả cũng tương đương. Tuy nhiên, cách ăn lại khác hoàn toàn.
“Nếu như chanh leo Việt khi uống cần lấy ruột pha với nước và bỏ thêm chút đường thì chanh leo Comlombia khi ăn chỉ cần lắc mạnh, lấy ống hút cắm trực tiếp vào quả là có thể hút bình thường mà không cần thêm đường”, chị Nhung nói và cho biết, chanh dây này có vị ngọt mát, mùi thơm đặc biệt đậm đà.
Do có kiểu ăn khác lạ hoàn toàn so với chanh leo của Việt Nam và các nước khác nên chanh leo Comlombia thường bán theo quả, theo cặp chứ không bán theo cân. Cụ thể, vào thời điểm cách đây một tháng, khi chanh dây Comlombia mới được nhập về, giá của chúng là 250.000 đồng/bịch 2 quả, còn giờ giá đã hạ nhiệt một chút xuống còn 240.000 đồng/bịch 2 quả.
Theo chị Nhung, dù giá đắt gấp cả 100 lần giá chanh leo Việt, nhưng chanh leo Colombia vẫn cực kỳ hút khách.
Loại chanh này có vỏ ngoài giống với chanh leo vàng của Việt Nam
Một tuần hàng về 2 lần, mỗi lần từ 300-500 cặp, song chị vẫn không đủ hàng để bán cho khách. Chị cho biết, quả này khá dễ ăn, một người có thể ăn hai quả/ngày. Theo đó, khách đặt mua thường lấy từ 3-5 bịch/lần, có khách lần cả 10 bịch/lần (20 quả).
Trong khi đó, anh Đào Văn Dũng, chủ cửa hàng hoa quả nhập khẩu ở Nguyễn Thị Định (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng thừa nhận, chanh leo Colombia đang là loại quả được ưu chuộng, đặc biệt là các chị em phụ nữ.
Ngoài có mùi bị thơm ngon đặc biệt, loại chanh này không cần pha chế, khi mua một bịch 2 quả sẽ có kèm một ống hút màu xanh dùng để cắm vào quả chanh uống trực tiếp. Cách này rất tiện lợi, uống hết có thể bỏ luôn, không mất công dọn rửa cốc chén.
Video đang HOT
Đề cập tới chuyện vì sao giá chanh leo Colombia lại đắt đỏ đến vậy, anh Dũng chia sẻ, nhiều người bán quảng cáo chanh leo này rất tốt cho sức khỏe như: có nguồn vitamin và chất xơ dồi dào, cung cấp chất xơ tốt cho tiêu hóa và tránh béo phì; có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn ngừa bệnh tim mạch và chống nhiễm trùng. Ngoài ra còn tốt cho bệnh tiểu đường, giúp hạ nhiệt, tạo cảm giác ngon miệng… Thế nhưng, đó không phải là lý do khiến giá giá của chúng đắt đỏ vì loại chanh leo của Việt cũng có tác dụng tương tự như vậy.
Thế nhưng bên trong ruột thay vì vị chua, chúng lại có vị ngọt mát, khi ăn chỉ cần cắm trực tiếp ống hút vào quả và hút
Giá loại chanh leo Colombia đắt là do chúng có hương vị đặc biệt, lại là hàng xách tay được vận chuyển từ Colombia về Việt Nam qua con đường hàng không với chi phí vận chuyển rất cao. Ngoài ra, đây là loại chanh trồng theo phương pháp hữu cơ nên về bản chất đồ hữu cơ giá cũng cao hơn, anh Dũng cho biết thêm.
Chị Trịnh Thị Ngọc Lan ở Núi Trúc (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, chị chọn mua chanh leo Colombia vì vị của chúng rất ngon, ăn ngọt mát. Đặc biệt, mua về không cần pha, chỉ cần lắc mạnh, sau đó cắm ống hút vào uống luôn, không mấy công dọn dẹp ly cốc, dao… như pha chanh leo Việt.
“Nhà tôi ai cũng khoái món này, cứ một tuần hai lần, sau bữa cơm mỗi người một quả cắm ống vào hút. Trừ đứa con gái 3 tuổi của tôi và không thể ăn vì bên trong có rất nhiều hạt”, chị cho hay.
Theo ghi nhận của PV, trên thị trường hiện nay có rất nhiều cửa hàng hoa quả nhập khẩu có bán chanh leo Colombia. Đáng chú ý, loại chanh này hiện đang được bán theo quả chứ không bán theo cân với mức giá dao động từ 200.000-240.000 đồng/bịch 2 quả. Các cửa hàng hoa quả cũng cho biết, dù giá đắt đỏ nhưng chanh leo Colombia vẫn là một trong những loại quả bán chạy nhất vào mùa hè.
Theo Châu Giang (Vietnamnet)
Cận cảnh kênh Kẻ Khế gây "khó khăn về nhà ở" cho ông Hà Hùng Cường
Từ 2008, việc thực hiện kênh Kẻ Khế (đi qua 2 phường Kim Mã và Đội Cấn, quận Ba Đình) tới nay vẫn dang dở nhiều hạng mục (gây ô nhiễm, miệng cống một số chỗ bị đổ ngập ngụa rác thải). Theo đó, rất nhiều hộ dân sinh sống tiệm cận bị ảnh hưởng nặng nề (như ngập lụt, mùi xú uế) tới mức "khó khăn về nhà ở" - như trường hợp của ông Hà Hùng Cường.
Có chiều dài 1,04 km đi qua địa bàn 2 phường Kim Mã và Đội Cấn (quận Ba Đình), dự án được thực hiện từ 2008 nhưng hiện mới chỉ hoàn thành tạm thời 1 đoạn mương
Theo một người đàn ông làm việc 3 năm tại đây, đoạn mương này đã được thực hiện trong năm 2016. Tuy nhiên, "do chưa nghiệm thu nên cứ ngổn ngang thế này từ đầu năm"
"Chỉ cần đậy miệng cống lại là có thể làm đường. Nhưng do chưa nghiệm thu, lại chưa có tiền thi công tiếp (!), nên họ phải để hở để thoát mùi rác thác, bùn đất trong lòng cống"
Cảnh báo được đưa ra nhằm hạn chế việc "bức tử" đoạn mương mới thi công cách đây chừng 6 tháng
Tuy nhiên, cùng thời gian nằm "chờ" nghiệm thu, đoạn kênh trở thành bãi rác thải tập trung của nhiều công trình xung quanh
Trụ sở Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam cũng bị bủa vây bởi gạch ngói, VLXD tập kết ngay lối ra vào
Đơn vị đã phải treo biển "Đề nghị không xếp gạch cổng ra vào cơ quan" nhưng vô hiệu - bởi, chỉ ngay hôm qua, một bức tường gạch đã được xếp gần như bịt kín lối vào - một người dân ngán ngẩm cho biết
Việc tùy tiện đổ rác thải, phế liệu VLXD diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật mà không vấp phải cản trở từ phía chính quyền sở tại
Phía ngõ 63 Giang Văn Minh (đi về hướng Đội Cấn), đoạn kênh vẫn bê trễ suốt nhiều năm
Chỉ cách miệng cống lộ thiên với dòng nước thải ô nhiễm chưa đầy 5m, là hàng loạt hộ dân sinh sống ngày ngày
Khó hình dung, giữa quận Ba Đình, người dân lại phải hít thở bầu không khí độc hại thế này - nguy cơ gây các dịch bệnh mùa nóng (như sốt xuất huyết) là hiển hiện.
Không khó nhận ra các khối vật liệu bê tông đang được tập kết dọc bờ kênh. Nhưng, khi nào đoạn kênh này thi công, hoàn thiện thì người dân đều lắc đầu "không rõ"!
Nằm cao ráo ở nửa đầu ngõ 42 Giang Văn Minh (cách đoạn mương đang thi công dang dở chừng 15m), ngôi nhà riêng của nguyên Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường cũng bị cho là ngập lụt 1-3 lần hàng năm.
Tuy nhiên, theo chính một số hộ dân cùng dãy, ngôi nhà này (đang được cho thuê làm văn phòng thừa phát lại Ba Đình) chỉ bị ngập rất ít vì nằm ở vị trí cao so với phần cuối ngõ..
Vị trí rất gần mặt đường Giang Văn Minh, ngõ vào đủ rộng cho xe ô tô 7 chỗ di chuyển, không bị ngập lớn mỗi khi mưa to, ngôi nhà riêng của ông Hà Hùng Cường được dân đầu tư BĐS đánh giá là đáng "đồng tiền bát gạo"
Theo Danviet
Chuyện... loa phường Tại Hội nghị của Sở Thông tin Hà Nội gần đây, đánh giá kết quả, tác dụng của việc dùng loa truyền thanh ở địa bàn phường, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng "loa phường đã hoàn thành sứ mệnh", nơi nào không còn hiệu quả thì cơ quan chức năng mạnh dạn đề xuất xóa bỏ....