Một phút ra oai, 18 năm ân hận
Cuộc hỗn chiến với hơn 20 thanh niên cầm hung khí rượt đuổi nhau trên đường khiến người dân khiếp sợ. Long hung hăng nhất, cố lấy mạng đối thủ đã va quẹt xe mình bằng những nhát chém không nương tay.
Tại trại giam Thủ Đức (huyện Hàm Tân, Bình Thuận) trông Long ốm nhiều so với thời sinh viên nhưng nét mặt có phần tươi tỉnh hơn không bi quan như trước. Long cho biết năng lao động và tập thể dục lắm nhưng vẫn ốm, chắc tại quá nhớ nhà, nhớ bạn bè.
Ngày mới vào tù, Long khóc rất nhiều, con đường tương lai đang rộng mở bỗng chốc tối mù sau song sắt nhà tù. Long chán nản, đôi lúc muốn chết đi nhưng nhờ cán bộ trại an ủi, động viên nên thấy cần phải sống để “trả nợ” lỗi lầm.
Long đi tù vài năm thì người yêu đi lấy chồng. Long thoáng buồn: “Em là kẻ tội đồ, không muốn ai phải khổ vì em. Khi ra tù, em sẽ không giấu thân phận mình, nếu gặp người con gái nào hiểu, thông cảm và bỏ qua cho những lỗi lầm trước đây của em thì sẽ rất hạnh phúc”.
Tôi hỏi: “Em có xăm mình không?”. Long lắc đầu: “Nhất định là không, vì em muốn trở về với thân thể không bặm trợn, không “số má”. Em muốn làm lại cuộc đời. Muốn trở thành một người chồng, người cha tốt sau này”.
Trong khi các tù nhân khác hào hứng hòa cùng giọng hát ngọt ngào của các nghệ sĩ nhà hát cải lương Việt Nam đang biểu diễn phục vụ thì ở góc sân thoáng mát của khu 5, Long trầm tư kể về lầm lỗi của mình.
Lý Long đã khép đời sinh viên sau song sắt.
Video đang HOT
Long là con thứ 6 trong gia đình có bảy anh chị em tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ba mẹ buôn bán ở chợ, cuộc sống cũng ổn về mặt kinh tế. Các anh chị lớn của Long đều đã có gia đình và cuộc sống riêng. Long là đứa học khá nên cha mẹ rất kỳ vọng.
Tết năm 2005, Long đang là sinh viên năm thứ hai Cao đẳng Công nghiệp 4, Khoa điện công nghiệp (TP HCM). Ngày 7/2/2005 (mùng 2 Tết), Long và nhóm bạn rủ nhau đi hát karaoke. Long nhận nhiệm vụ hộ tống 5 bạn nữ về chung đường. Nhóm Long đang trò chuyện rôm rả thì bất ngờ xuất hiện một tốp thanh niên chạy xe máy kè theo và buông lời chọc ghẹo các bạn nữ.
Thấy nhóm thanh niên mặt đỏ hơi men, các cô gái không trả lời. Cho là nhóm của Long hách dịch, nhóm kia ép xe Long và những người bạn vào lề đường. Xe của Long bị va quẹt khá mạnh. Tuy không bị thương tích, nhưng thấy nhóm thanh niên kia quá đáng, Long lớn tiếng cự cãi. Cũng muốn ra oai trước mặt các bạn nữ nên Long quên rằng trong nhóm chỉ có mình là con trai, trong khi nhóm kia khoảng 5 tên, mặt mày rất bặm trợn.
Hai bên lời qua tiếng lại rất căng thẳng. Trong cơn hăng máu, nhóm thanh niên nhảy vào đánh Long. Long vừa chạy vừa gọi điện thoại cầu cứu bạn bè. Người bạn mà Long cầu cứu lại tiếp tục điện thoại gọi thêm một nhóm giang hồ khác “đem hàng” đến tiếp cứu.
Thấy Long gọi đồng bọn, nhóm thanh niên kia, trong đó có Nguyễn Văn Trọng cũng cầu viện thêm “chiến hữu”. Nhóm của Long gồm 14 tên cầm dao, mã tấu, gậy kéo đến bao vây nhóm của Trọng.
Cuộc hỗn chiến xảy ra trên địa bàn xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành đúng ngày mùng 2 Tết khiến người dân một phen “hồn vía lên mây”. Hơn 20 thanh niên cầm hung khí rượt đuổi nhau. Long là người đầu vụ, hung hăng nhất, cố lấy mạng đối thủ đã va quẹt xe mình bằng những nhát chém không nương tay. Hậu quả, Trọng chết trên đường đi cấp cứu. Ngày 16/2/2005, Long và 14 người khác bị bắt giam.
Long phải chịu lãnh mức án 18 năm tù. Những người còn lại cùng chịu chung số phận tù tội, trong số này có 3 bạn thân cùng học chung cao đẳng với Long.
Ở trong tù, Long được học nghề điện công nghiệp và vi tính văn phòng. Nhờ có kiến thức từ ngành học ở trường cao đẳng, Long tiếp thu nghề rất nhanh. Giờ, điện chiếu sáng trong khu 5 trại giam gặp trục trặc gì Long đều có thể sửa được. Với nghề này, Long tự tin rằng khi ra tù có thể làm kiếm tiền lo cho gia đình, phụng dưỡng cha mẹ già. Ước mơ của Long là khi trở về, sẽ đi học thêm nghề gì đó, lo lập gia đình, sinh con.
Long đã đi gần nửa con đường tù tội, nếu lao động, cải tạo tốt thì con đường trở về sẽ càng ngắn lại. Trước khi chia tay, Long nói với như tự nhắn gửi với chính mình: “Cha mẹ em già rồi, đang trông ngóng em từng ngày. Khi về, em sẽ là người khác, chững chạc hơn, không còn bốc đồng, nông nổi như ngày xưa”.
Theo VNE
Va quệt xe, đánh chết ông già
Sau khi uống rượu, hai thanh niên đi xe máy va quệt với ông Dung rồi gọi đồng bọn mang theo gậy gộc đến đánh. Hậu quả, ông Dung bị thương nặng và đã chết trên đường đi cấp cứu.
2 đối tượng Hành và Thiết đến CA huyện Yên Thành đầu thú vào chiều ngày 27/11.
Vào lúc 14h chiều ngày 27/11, 2 trong số 4 đối tượng có hành vi cố ý gây thương tích là Nguyễn Văn Hành và Phan Tất Thiết (trú tại xóm Trung Nam, xã Quang Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) làm ông Mai Văn Dung (SN 1945, trú tại xóm Thành Sơn, xã Tây Thành) bị tử vong đã ra đầu thú tại cơ quan pháp luật.
Đối tượng phạm pháp là 4 thanh niên: Nguyễn Văn Hành (SN 1986) Phan Tất Thiết (SN 1992) Nguyễn Văn Kỳ (SN 1990) và Nguyễn Văn Thắng (SN 1987) đều trú tại xóm Trung Nam, xã Quang Thành). Các đối tượng đã dùng gậy gỗ đánh nạn nhân.
Hậu quả ông Dung đã bị thương nặng vùng đầu, trên đường đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Hà Nội đã bị tử vong vào chiều cùng ngày.
CA huyện Yên Thành tiến hành lấy lời khai và lấy dấu vân tay đối tượng phạm pháp.
Theo công an huyện Yên Thành, vào khoảng 13h30' sau khi uống rượu tại một nhà người quen, Nguyễn Văn Hành và Phan Tất Thiết cùng đi trên một xe máy từ xã Tây Thành về nhà, trên đường về đã va quệt với ông Mai Văn Dung đang ngồi ở mép đường - ông Dung làm nhiệm vụ giám sát cộng đồng tuyến đường Dinh Lạt đang thi công.
Tại đây 2 bên đã có lời qua tiếng lại, sau đó Thiết và Hành bỏ đi. Sau đó không lâu, Thiết và Hành đã điện thoại cho Nguyễn Văn Kỳ và Nguyễn Văn Thắng (người cùng xóm) đưa hung khí đến đánh ông Dung.
Hai đối tượng Hành và Thiết đang chờ ngày phán xét của Tòa án.
Sau khi vụ việc xẩy ra, cả 4 đối tượng trên bỏ trốn khỏi địa phương, đến 14h ngày 27/11, Nguyễn Văn Hành và Phan Tất Thiết đã ra đầu thú tại cơ quan CA huyện Yên Thành.
Hiện công an Yên Thành đang tiếp tục truy bắt 2 đối tượng còn lại và điều tra làm rõ vụ án.
Theo Dantri
Phạm nhân nước ngoài và quản giáo "đặc biệt" ở Trại giam Thủ Đức Mai Thị Cảnh là một quản giáo khá đặc biệt của Trại giam Thủ Đức bởi một lẽ, những phạm nhân mà cô đang tham gia quản lý giáo dục là những người nước ngoài vi phạm luật pháp Việt Nam và đang thụ án tại trại giam lớn nhất cả nước này. Thiếu úy Mai Thị Cảnh. Không giống như nhiều đồng...