“Một phút ở Quốc hội tốn 2 triệu đồng”
Đại biểu tỉnh Trà Vinh đề nghị rút ngắn thời gian họp để tiết kiệm ngân sách.
Sáng 4/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 12 với phiên thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).
Góp ý về dự thảo này, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) thẳng thắn cho rằng, có thể rút ngắn thời gian của mỗi kỳ họp xuống từ 5 – 10 ngày điển hình như tại kỳ họp thứ 6 này, thay vì họp 41 ngày có thể rút ngắn xuống còn trên dưới 30 ngày.
“Có như vậy thì chúng ta sẽ tiết kiệm vừa về thời gian, ngân sách của nhà nước bằng cách chúng ta có thể sắp xếp, bố tri thời gian một cách hiệu quả hơn. Đặc biệt là trước mỗi kỳ họp chúng ta có thể phát huy quyền và trách nhiệm của các cơ quan tham mưu cho Quốc hội”, đại biểu Tuấn nói.
Đại biểu đề nghị tiết kiệm ngay từ Quốc hội.
Theo ông Tuấn, đối với các dự án luật được nêu ở trong các kỳ họp, hoặc những vấn đề mang tính chất không quan trọng lắm thì chúng ta có thể giao quyền mạnh hơn cho Ủy ban thường vụ Quốc hội họp vào giữa các kỳ họp Quốc hội.
“Chúng ta chỉ đưa ra Quốc hội bàn những vấn đề còn chúng ta thảo luận những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau hoặc những vấn đề mang tính chất cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng đến quốc gia thì chúng ta có thể đưa ra Quốc hội bàn, còn những vấn đề khác chúng ta có thể giao, ủy quyền cho Ủy ban thường vụ Quốc hội. Có như vậy thì chúng ta sẽ rút ngắn được thời gian họp tại mỗi kỳ họp đặc biệt là kỳ họp cuối năm”, đại biểu này phân tích.
Video đang HOT
“Cách đây 1 năm trong một buổi tập huấn tôi có được nghe một chuyên gia cung cấp một thông tin rằng nếu mỗi một phút chúng ta ngồi tại hội trường này thì nhà nước phải bỏ ra khoảng 2 triệu đồng để chi cho hoạt động của chúng ta. Bình quân mỗi một kỳ họp như thế một ngày chúng ta mất khoảng 1 tỷ đồng. Một tỷ đồng nó không phải là lớn nếu chúng ta ngồi đây chúng ta đưa ra thảo luận và đi đến quyết định, giải quyết các vấn đề quan trọng mang lại lợi ích cho nhân dân, mang lại lợi ích cho quốc gia. Nhưng 1 tỷ đồng cho một ngày họp nó rất lớn nếu chúng ta không làm được những việc đó”, ông Tuấn thẳng thắn.
Theo Việt Nguyễn
Gây lãng phí thời gian cũng bị "định tội"
Ra quyết định đầu tư không hợp lý gây lãng phí tiền bạc; chậm trễ trong xử lý vấn đề gây lãng phí về thời gian; cấp phép đầu tư không theo nhu cầu xã hội... là những biểu hiện lãng phí cần được quy định trong Luật và có chế tài nghiêm minh...
Lãng phí từ khâu cấp phép
Góp ý cho Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thực hiện tiết kiệm và phòng, chống lãng phím sáng 18/6, rất nhiều đại biểu cho rằng, lãng phí thời gian còn nguy hại hơn cả lãng phí tiền bạc và Luật phải quy định cả những hành vi gây lãng phí về thời gian.
Theo đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh), hện nay, các dự án bất động sản, các nhà máy, bến cảng, các trường đại học, cao đẳng và đặc biệt là các trường ngoài công lập, các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nâng cấp thành trường cao đẳng, đại học và nhiều lĩnh vực khác đang phát triển theo phong trào và quy mô không gắn với chất lượng, không cân đối cung cầu xã hội, cung cầu nguồn nhân lực, gây lãng phí rất lớn.
"Dự thảo luật đã bỏ qua một lĩnh vực khá quan trọng như tôi vừa nêu trên mà lẽ ra chúng ta phải quy định hành vi gây lãng phí trong lĩnh vực này ngay từ đầu, đó là lĩnh vực tư vấn, cấp phép đăng ký cho thành lập mới các cơ sở giáo dục đào tạo, bệnh viện, ngân hàng, cấp phép đầu tư xây dựng các khu đô thị mới. cấp phép mở mã ngành, mã nghề v.v... vì lợi ích nhóm không theo quy hoạch được phê duyệt, không theo nhu cầu xã hội gây lãng phí ngân sách nhà nước và tiền bạc của nhân dân. Đề nghị Ban soạn thảo thiết kế thêm một số điều, khoản quy định các hành vi gây lãng phí trong lĩnh vực này cho đầy đủ" - đại biểu tỉnh Quảng Ninh đề xuất, theo đó, phải quy định rõ hơn trách nhiệm xử lý kỉ luật người có thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư trong trường hợp này.
Đồng quan điểm trên, đại biểu Lê Văn Tân (Hà Nam) cho rằng, có một lĩnh vực nếu làm không tốt, không đồng bộ sẽ gây ra lãng phí rất lớn cho nguồn lực xã hội mà trách nhiệm không thuộc về ai, đó là công tác quy hoạch, kế hoạch về kinh tế-xã hội, về các ngành và lĩnh vực.
"Việc quy hoạch đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu dân cư như hiện nay gần như không có sự kiểm soát trong phạm vi quốc gia gây ra lãng phí rất lớn về đất đai, tiền vốn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nợ xấu cho hệ thống ngân hàng, gây hậu quả kép cho xã hội... Việc bố trí kế hoạch đầu tư dàn trải cũng gây nhiều tốn kém và lãng phí. Vì vậy, tôi xin đề nghị trong dự thảo luật cần bổ sung thêm những quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc lập quy hoạch, kế hoạch về kinh tế - xã hội và ngành, lĩnh vực" - đại biểu tỉnh Hà Nam nêu ý kiến.
Đại biểu Quốc hội Trương Thái Hiền góp ý cho Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí
Lãng phí thời gian còn nguy hại hơn lãng phí tiền bạc
Nói về sự lãng phí, đại biểu Huỳnh Thế Kỳ (Ninh Thuận) khẳng định, mặc dù, trong nhiều năm qua, các quy định, các Nghị quyết của Đảng, các quy định của Chính phủ cũng thể hiện một quyết tâm chính trị rất cao về công tác chống lãng phí, tuy nhiên, đối chiếu với thực tế thì lãng phí còn rất lớn.
Nêu lên những thực trạng về việc họp hành, đi lại, tổ chức động thổ, khởi công, tôn vinh những vấn đề lịch sử, festival, ngày truyền thống... rất tốn kém, đại biểu Huỳnh Thế Kỷ nói: "Lãng phí cuối cùng cần phải tính là lãng phí về thời gian làm việc không quy ra tiền được."
Cũng nói về việc lãng phí thời gian, đại biểu Thân Đức Nam (thành phố Đà Nẵng) cho rằng, ngoài việc lãng phí tiền bạc, tài nguyên thì việc lãng phí thời gian cũng không kém nghiêm trọng và "trong nhiều trường hợp, yếu tố thời gian quan trọng hơn tiền bạc" nhưng lại ít được quan tâm.
"Trong xây dựng cơ bản, nhiều công trình có thể thi công ba ca để rút ngắn thời gian, mang lại hiệu quả nhưng trong quy chế đấu thầu, chúng ta không xem là điều kiện quan trọng do quá chú trọng đến yếu tố giá cả. Chính vì vậy đã xảy ra tình trạng bỏ thầu thấp để được dự án, sau đó kéo dài thi công, xin điều chỉnh mức kinh phí" - đại biểu Thân Đức Nam lấy ví dụ minh họa cho sự tai hại về lãng phí thời gian.
Ngoài ra, đại biểu thành phố Đà Nẵng cũng nêu lên một thực trạng là trong lĩnh vực hành chính nhà nước, tình trạng quan liêu về thủ tục khiến nhiều dự án gác lại, kéo dài thời gian làm mất cơ hội của người dân, của doanh nghiệp và "đây là hình thức khá phổ biến nhưng chưa được quan tâm".
Đại biểu Thân Đức Nam cho răng, để tiết kiệm và chống lãng phí liên quan đến nhiều đạo luật hiện hành, vì vậy, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cần phải bổ sung những điểm khuyết trong các luật có liên quan, đặc biệt là các biện pháp chế tài.
Thống nhất với các ý kiến về việc lãng phí thời gian, đại biểu Trương Thái Hiền (Kiên Giang) đề nghị Quốc hội sớm bổ sung những hành vi vi phạm pháp luật, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào Bộ luật hình sự cũng như Chính phủ sớm ban hành Nghị định để hướng dẫn thi hành vì "trong thực tế thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiện nay đã trở thành vấn nạn, là bạn đồng hành với tiêu cực tham nhũng, gây nhức nhối trong đời sống xã hội."
Đại biểu Thái Hiền cũng đề nghị, để dự Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí khả thi sớm đi vào cuộc sống, Chính phủ cần tập trung chỉ đạo một cách quyết liệt hơn, có những giải pháp hữu hiện hơn được quy định như phong trào cấm đốt pháo hay sử dụng mũ bảo hiểm đối với người đi xe máy khi tham gia giao thông thành một nếp sống văn hóa thường nhật trong đời sống xã hội.
Trong khi đó, đại biểu Trần Hồng Thắm (thành phố Cần Thơ) đề nghị cần bổ sung chế tài cụ thể, đủ sức răn đe đối với người đứng đầu là cấp trên trực tiếp đã không chỉ đạo, kiểm tra, xem xét và có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của cấp dưới bởi "thực tế cho thấy, chỉ có người đứng đầu trong các lĩnh vực, vị trí quan trọng mới có điều kiện gây thiệt hại, lãng phí lớn ở các nguồn lực"
Cũng góp ý về việc quy trách nhiệm của người đứng đầu, đại Nguyễn Xuân Thủy (Phú Thọ) đánh giá, một trong các biểu hiện lãng phí đáng lo ngại hiện nay là lãng phí có nguyên nhân từ việc đưa ra các quyết định không phù hợp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức. "Ví dụ như quyết định đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa dựa trên các yếu tố bảo đảm về tính kinh tế-xã hội, chưa căn cứ vào khả năng thu xếp vốn, từ đó dẫn đến nhiều công trình đầu tư lãng phí, hiệu quả thấp, nhiều dự án chậm tiến độ vì thiếu vốn, vốn đầu tư bị chôn vào trong các công trình yếu kém hoặc chậm đưa vào khai thác hoặc việc người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định mua máy móc, trang thiết bị hiện đại, nhưng không sử dụng hoặc không ai biết vận hành sử dụng, để lâu gây hỏng, han rỉ dần hoặc sử dụng không hết công năng, sử dụng không hiệu quả gây lãng phí..." - đại biểu tỉnh Phú Thọ liệt kê.
"Tôi đồng tình với quan điểm của đại biểu Ngô Thị Minh, Trần Văn Tấn và Cao Thị Xuân, dự thảo luật cần quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có quyết định gây lãng phí, đồng thời có chế tài xử lý nghiêm minh, phù hợp, vừa mang tính răn đe, vừa mang tính giáo dục, thuyết phục trong trường hợp vi phạm do chủ quan" - đại biểu Xuân Thủy nói về đề nghị bổ sung thêm một khoản vào Điều 8 nội dung quy định "chịu trách nhiệm trực tiếp về những quyết định của mình gây ra lãng phí vì lý do chủ quan" và việc xử lý phải nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Theo vietbao
Gây lãng phí: Phải bị xử lý hình sự "Khi để xảy ra lãng phí, thất thoát... người đứng đầu phải bị truy cứu trách nhiệm, thậm chí cả trách nhiệm hình sự". Đại biểu Cao Thị Xuân (Thanh Hoá) phát biểu như vậy trong phiên thảo luận ngày 18/6 của Quốc hội thảo về Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi). "Lãng phí không kém gì...