Một phụ nữ tử vong sau tiêm thuốc kháng sinh
Chị Ngọc đi chăm sóc tại bệnh viện, bị đau bất ngờ nên được các bác sỹ tiêm thuốc. Tuy nhiên, sau khi tiêm, chị đã vĩnh viễn ra đi trước sự ngỡ ngàng của người thân.
Sau khi tiêm thuốc này, chị Ngọc đã ra đi vĩnh viễn
Nạn nhân của vụ việc hy hữu nói trên là chị Trần Thị Ngọc (31 thuổi, Hòn Nen, xã Mã Thành, Yên Thành, Nghệ An). Chị Ngọc tử vong vào ngày 7/3/2012 tại BVĐK huyện Yên Thành sau khi được bác sỹ, y tá tiêm thuốc.
Do 2 con nhỏ bị bệnh phải nhập viện để chữa trị tại khoa Nhi, BV Đa khoa huyện Yên Thành (Nghệ An) nên chị Trần Thị Ngọc phải chăm sóc các con liên tục. Đến ngày 6/3/2012, chị Ngọc thấy đau đầu dữ dội và mệt mỏi trong người nên nhờ sự can thiệp của các bác sĩ tại đây.
Anh Phan Văn Thuyết, chồng chị Ngọc cho biết, trong lúc chăm sóc con, vợ anh bị đau đầu và thân thể, gia đình nhờ bác sỹ Diện, Phó trưởng Khoa nhi (BVĐK Yên Thành) khám và kê đơn thuốc. Sau một ngày điều trị theo đơn thuốc mà bác sĩ Diện kê chị Ngọc đã bớt đau đầu hơn.
Sáng ngày hôm sau (7/3), khoảng 9h30, một bác sỹ và một y tá của bệnh viện tiếp tục tiêm thuốc điều trị cho chị Ngọc. Tuy nhiên, sau khi tiêm xong, chị Ngọc bắt đầu có biểu hiện co giật và bất tỉnh dần. Thấy vậy, cô y tá đã gọi cho Trưởng khoa báo cáo tình trạng bệnh nhân và ngay lập tức chị Ngọc được chuyển vào khoa cấp cứu. Tại đây, Phó giám đốc bệnh viện cùng các bác sỹ tiến hành cấp cứu cho chị Ngọc nhưng nạn nhân đã không qua khỏi.
Video đang HOT
Người nhà nạn nhân kể lại toàn bộ sự việc và đưa số thuốc cho PV xem
Anh Thuyết đau đớn nhớ lại giây phút kinh hoàng lúc đó: “Trước khi chưa tiêm thuốc, vợ tui cũng bình thường, không có biểu hiện gì lạ. Sau khi một bác sĩ và một y tá tiêm thuốc thấy vợ tôi bắt đầu lịm dần, bất tỉnh, được đưa vào phòng cấp cứu và rồi không qua nổi”.
Ông Nguyễn Duy Chính, PGĐ BVĐK Yên Thành, cho biết: “Lúc đó tôi nghe báo cáo nhanh của y tá về sự việc của bệnh nhân Trần Thị Ngọc, ngay lập tức tôi đã huy động các đồng nghiệp nỗ lực cấp cứu cho bệnh nhân và mất hơn 4 giờ đồng hồ nhưng không thể cứu sống được chị Ngọc”.
Nạn nhân chết do sốc thuốc
Cũng theo ông Nguyễn Duy Chính, chị Ngọc chết là do sốc thuốc. Loại thuốc dùng để điều trị cho chị Ngọc khiến nạn nhân tử vong là thuốc ZEFPOCIN Cefotaxime. Đây là thuốc kháng sinh, do Công ty cổ phần dược phẩm TƯ 1 sản xuất. Số thuốc dùng để điều trị cho bệnh nhân Ngọc được người nhà mua tại quầy bán thuốc của bệnh viện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ Diện, Phó khoa nhi của bệnh viện.
“Ngay sau khi sự việc xảy ra, tôi đã cho người xác minh, kiểm tra số thuốc nói trên xem có vấn đề gì không. Kết quả cụ thể tôi sẽ báo cáo đầy đủ cho cơ quan chức năng. Về dòng thuốc này, trong thời gian qua đã có 9 trường hợp có biểu hiện dị ứng khi điều trị nhưng bệnh nhân Ngọc là người duy nhất bị tử vong”, ông Chính nói.
Sau mũi tiêm chị Ngọc mãi mãi ra đi.
Về vấn đề không có hồ sơ nhập viện, ông Chính thừa nhận việc làm này là sai với quy định: “Bệnh nhận đã được điều trị tại đây nhưng phía bệnh viện không làm hồ sơ, bệnh án nhập viện cho nạn nhân Ngọc nhưng vẫn thực hiện việc điều trị ngay trong bệnh viện nên đã dẫn đến sự việc nói trên. Rõ ràng việc làm đó là sai. Khoa nào làm sai, cá nhân nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm”.
Thuốc Rocephin (Ceftriaxone) đã được khuyến cáo
Tháng 3 năm 2007, Cục Quản lý Dược Việt Nam có công văn số 308/QLD – TT về việc thông báo phản ứng có hại của thuốc kháng sinh Rocephin (Ceftriaxone) đồng thời với can-xi có thể gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến tử vong. Theo đó, Cục quản lý Dược Việt Nam yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các đơn vị điều trị biết nguy cơ xảy ra phản ứng có hại có thể dẫn đến tử vong đối với bệnh nhân dùng thuốc Rocephin (Ceftriaxone) đồng thời với can-xi hoặc sản phẩm có chứa can-xi.
Các đơn vị điều trị lưu ý không dùng đồng thời Ceftriaxone với Canxi hoặc các sản phẩm chứa Canxi, theo dõi các trường hợp đã được điều trị với Ceftriaxone để phát hiện kịp thời phản ứng có hại của thuốc này.
Cục Quản lý Dược Việt Nam cũng yêu cầu Công ty Hoffmann La Roche là đơn vị sở hữu giấy phép đăng ký lưu hành của thuốc Rocephin (Ceftriaxone) tại Việt Nam cần phối hợp với đơn vị nhập khẩu sửa đổi mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc do đơn vị mình đăng ký trong đó khuyến cáo đến phản ứng có hại nghiêm trọng có thể gây chết người nhằm cảnh báo người sử không dùng kết hợp Ceftriaxone với Canxi hoặc sản phẩm có Canxi.
Nguyễn Duy
Theo dân trí
Kháng sinh "vô dụng" với viêm xoang
Mặc dù bác sĩ thường kê kháng sinh điều trị viêm xoang nhưng nghiên cứu tại Mỹ cho thấy kháng sinh không mang lại hiệu quả điều trị như mong đợi.
Những người bị viêm xoang cấp tính sẽ có biểu hiện giống như cảm lạnh. Đó là chảy nước mũi, đau quanh mắt, mũi hoặc trán
Các loại thuốc kháng sinh đang dần trở thành nguồn nhiên liệu nuôi dưỡng sự tiến hóa của vi khuẩn kháng thuốc và các chuyên gia ngày càng lo ngại về tình trạng lạm dụng kháng sinh. Đặc biệt là đối với chứng viêm xoang, bởi vì các bác sĩ không thể nói liệu rằng bệnh này là do vi khuẩn hay vi-rút và trong những trường hợp do vi-rút, kháng sinh là vô giá trị.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ, cho thấy thuốc kháng sinh không làm giảm triệu chứng của bệnh nhân hoặc làm cho bệnh tái phát nhanh hơn.
TS. Garbutt và các đồng nghiệp đã sử dụng hướng dẫn chính thức của nhà nước để theo dõi bệnh nhân viêm xoang. Họ đã chọn ngẫu nhiên 166 người trưởng thành, chia thành 2 nhóm: uống giả dược hoặc amoxicillin trong 10 ngày. Kết quả cho thấy có rất ít sự khác biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân. Sau 7 ngày dùng thuốc, mới có chút ít sự tiến triển theo hướng tích cực từ nhóm dùng kháng sinh và rồi lại biến mất ở 3 ngày tiếp theo. Sau 10 ngày, 78% của người dân dùng thuốc kháng sinh và 80% những người được điều trị bằng giả dược cho biết họ cảm thấy tốt hơn rất nhiều hoặc không còn có triệu chứng.
TS. Anthony Chow, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại ĐH British Columbia ở Vancouver, Canada, cho biết chưa đến 2% các bệnh nhiễm trùng xoang là do vi khuẩn. Hầu hết các trường hợp là do vi-rút và phần lớn không cần tới thuốc kháng sinh. TS Chow cho rằng: "Thuốc kháng sinh đã bị lạm dụng, do đó cần phải thận trọng hơn trong việc điều trị và cần phải sửa khuyến nghị".
"Không nên sử dụng kháng sinh như một cứu tinh. Thay vì kê đơn kháng sinh với hy vọng là diệt khuẩn, chúng ta cần thận trọng chờ đợi, đó là luôn theo dõi bệnh nhân xem liệu họ có khá lên không. Nhưng cũng thật khó đối với các bác sĩ vì nếu không kê kháng sinh cho bệnh nhân thì chẳng có gì khác để hỗ trợ, trong khi người bệnh thì thường trông rất khổ sở", TS Jane Garbutt, ĐH Y khoa Washington ở St Louis (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Nhân Hà
Theo dân trí
Biện pháp phòng ngừa tai biến do dị ứng thuốc Để phòng ngừa những tai biến xảy ra và gây nên do tình trạng dị ứng thuốc, cần chú ý đến 6 vấn đề cơ bản sau đây: - Trước khi dùng thuốc cho người bệnh, cần kiểm tra chất lượng thuốc, khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc. Những loạc có quy định thử test, cần thử đúng kỹ thuật, kết...