Một phụ nữ chết sau khi không được lên máy bay vì quá béo
Một phụ nữ người Mỹ vừa qua đời trong chuyến du lịch ở Hungary sau khi ba chuyến bay đều từ chối chở bà trở về New York bởi bà quá béo.
Vì quá béo nên bà Soltesz bị từ chối lên máy bay.
Nạn nhân tên là Vilma Soltesz, 56 tuổi, đến từ New York, nặng khoảng gần 200 kg. Ngoài ra, bà Vilma phải sử dụng xe lăn vì một chân bị tật nguyền.
Bi kịch dẫn đến cái chết của bà Vilma bắt đầu khi bà cùng người chồng tên là Janos sangHungary du lịch, theo thông lệ thường niên của họ.
Trước chuyến đi, đại lý du lịch, nơi cặp vợ chồng Vilma đăng ký mua hai suất du lịch tới Hungary đã thông báo chi tiết với hãng hàng không Delta về tình trạng của bà Soltesz và kế hoạch trở lại New York của bà vào ngày 15/10 để tiếp tục tham gia đợt trị liệu cho các vấn đề về sức khỏe. Bà Soltesz mắc bệnh suy thận và tiểu đường do béo phì.
Do đó, theo đúng lịch trình, ngày 15/10, vợ chồng bà Soltesz ra sân bay trở vềNew York. Nào ngờ, khi đã yên vị ở chỗ ngồi, cặp vợ chồng bị yêu cầu phải xuống máy bay do bà Soltesz quá to béo dẫn đến việc phi hành đoàn không thể đảm bảo sự an toàn cho bà. Theo ông Janos, bà Soltesz đã tăng cân trong gần một tháng ở Hungary do những căn bệnh mà bà mắc phải. Do đó, phần lưng ghế trên máy bay không thể chống đỡ được sức nặng của cơ thể bà Soltesz.
Video đang HOT
Bất đắc dĩ cặp vợ chồng bà Soltesz đành xuống máy bay và đợi hàng giờ ở sân bay cho một chuyến bay khác. Tuy nhiên, đáng tiếc chuyến bay sau đó của hãng hàng không Delta vẫn không thể chứa nổi bà.
Cặp vợ chồng bà Soltesz mệt mỏi chờ đợi ở sân bay.
Thất vọng, cặp đôi đành quay về nhà nghỉ ở Hungary và chờ đợi một chuyến bay thay thế của hãng hàng không Lufthansa vào ngày 22/10. Nhưng đến ngày bay đã định, các nhân viên cứu hộ địa phương có nhiệm vụ mang bà Soltesz lên máy bay lại không thể nhấc nổi bà ra khỏi chiếc xe lăn.
Sau nửa giờ vật lộn di chuyển bà bất thành, phi công thông báo, họ không thể trì hoãn chuyến bay thêm nữa bởi có tới 1140 hành khách khác trên chuyến bay và những người này đang phải chờ đợi bà Soltesz.
“Vấn đề không phải ở chỗ ngồi hay dây an toàn trên máy bay mà vấn đề ở chỗ hành khách không thể di chuyển lên máy bay”, phát ngôn viên của hãng hàng không Lufthansa tuyên bố.
Do không thể trở về New York theo đúng lịch trình để chữa bệnh, lúc này tình trạng sức khỏe của bà Soltesz đã bắt đầu xấu đi. Hai ngày sau đó, bà qua đời và được chôn cất ở Hungary. Hiện gia đình bà Soltesz đang đâm đơn kiện các hãng hàng không vi phạm luật bảo vệ người tàn tật.
PHƯƠNG ĐĂNG
Theo Infonet
Virus từ chuột gây suy thận hoành hành
Loại virus truyền từ chuột đã xuất hiện từ lâu và đang "hoành hành" ở nhiều nước, đặc biệt là Mỹ.
Việt Nam vừa xuất hiện hai trường hợp suy thận do nhiễm virus Hanta từ chuột cống khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Thực tế, loại virus truyền từ loài gặm nhấm này đã xuất hiện từ lâu và đang "hoành hành" ở nhiều nước, đặc biệt là Mỹ.
Ngày 21-11, Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh Mỹ (CDC) thông báo vừa có thêm một người nhiễm virus Hanta do chuột cắn. Như vậy, tính đến nay nước Mỹ đã có 3 người chết vì và 10 người nhiễm bệnh do virus lây truyền từ chuột.
Tại Mỹ khoảng 10.000 người có nguy cơ bị hội chứng viêm phổi do virus Hanta
Đợt xuất hiện gần nhất là vào mùa hè năm nay tại Công viên Quốc gia Yosemite, California (Mỹ). Theo ước tính, khoảng 10.000 người có nguy cơ bị hội chứng viêm phổi do nhiễm virus Hanta trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 vừa qua, trong số này có 2.500 du khách nước ngoài.
Vì vậy, giới chức y tế Mỹ đã gửi thông báo cho 39 quốc gia, phần lớn thuộc Liên hiệp châu Âu, cho biết những công dân đã sống trong các lều cách nhiệt thuộc làng Curry của Yosemite vào mùa hè này có thể đã bị nhiễm Hantavirus từ chuột nai. Đây là loài chuột mang virus Hanta rất phổ biến ở Châu Mỹ.
Nạn nhân đầu tiên của Mỹ năm nay là một người đàn ông 37 tuổi ở quận Alameda Couty (California) - đã qua đời hồi cuối tháng 7. Nạn nhân thứ 3 tử vong là người đàn ông đến từ Tây Virginia - một trong những du khách đã đến thăm công viên quốc gia Yosemite.
Trước thực trạng trên, Tiến sĩ Rahul Gupta, Giám đốc Sở Y tế Kanawha - Charleston phải lên tiếng trấn an người dân: "Mọi người không nên quá hoang mang. Đây không phải là một căn bệnh phổ biến".
Vết cắn do chuột nai ở Châu Mỹ gây ra. Ảnh: Superteacher
Tuy nhiên, theo thông kê đến năm 2011của CDC, có tổng cộng 602 người nhiễm virus Hanta, riêng ở Mỹ có tới 587 trường hợp ở 34 tiểu bang. Trong đó, có 556 ca xảy ra trong hoặc sau đợt bùng nổ dịch bệnh này lần đầu tiên vào năm 1993 ở khu vực "Ngã tư" (Four Corners) miền Tây Nam nước Mỹ. Đợt dịch này đã giết chết ít nhất 26 người, 3/4 nạn nhân là sống ở nông thôn.
Virus Hanta được truyền qua người từ đường chuột cắn hoặc phân và nước tiểu của chúng. Hầu hết các nạn nhân nhiễm virus Hanta thường xuất hiện các triệu chứng đầu tiên giống như cảm cúm, gồm sốt, nhức đầu, đau cơ bắp, thường ở đùi, lưng và hông. Sau 2-7 ngày, nhiều bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp, suy thận, 1/3 số người nhiễm bệnh có thể tử vong.
Hiện chưa có phương pháp điều trị cụ thể đối với những trường hợp nhiễm virus Hanta. Theo các quan chức y tế, đây là căn bệnh hiếm gặp và khó chẩn đoán. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên tránh xa những loài gặm nhấm mang mầm bệnh, đặc biệt là những con chuột cống lông ướt và run rẩy, vì đa số chúng mang trong mình virus chết người.
Để không bị nhiễm virus Hanta
- Hạn chế ngủ lều khi cắm trại, picnic
- Tránh xa các khu vực, đặc biệt là những góc tối trong nhà mà động vật gặm nhấm thường trú ngụ.
- Giữ thực phẩm trong hộp đậy kín nhằm tránh chuột nhấm, phân và nước tiểu chuột rơi vào.
- Vệ sinh sạch sẽ quanh nhà, dọn dẹp rác, phế thải, bít các lỗ hổng chuột có thể chui vào nhà.
- Nếu bạn làm sạch chỗ ngủ bằng hóa chất, nên mở cửa sổ thoáng khí 2 giờ trước khi vào. Mang găng tay và rửa tay kỹ sau khi vệ sinh nhà cửa.
- Không chạm tay vào chuột khi lấy ra từ bẫy, nhất là chuột đã chết.
- Nếu nhà có quá nhiều chuột, hãy liên hệ các dịch vụ diệt chuột chuyên nghiệp.
Theo Huyền Trang - Lê Thoa (Người lao động)
Sẽ diệt chuột trên toàn địa bàn thành phố Sau khi Viện Pasteur TPHCM phát hiện 3 mẫu chuột cống mang virus Hanta gây suy gan, suy thận và một trường hợp nhập viện do bị chuột cắn bị biến chứng suy thận khiến người dân hoang mang. Kênh rạch là khu vực tập trung nhiều loại chuột cống nâu. Ảnh: Trần Phan Ngày 23.11, TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu - GĐ...