Một phụ nữ chết bí ẩn ở khách sạn
Chiều ngày 17-10, sau khi các cơ quan chức năng tiến hành các bước điều tra theo trình tự pháp luật, gia đình đã mang xác bà Xuân về nhà an táng.
Trước đó, vào buổi sáng ngày 16-10-2012, bà Xuân (57 tuổi, trú Gia Lai) một mình đến khách sạn Hoa Nam (đường Vạn Kiếp, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) để thuê phòng nghỉ.
Gia đình đang tổ chức tang lễ cho bà Xuân
Theo chủ khách sạn, khi lễ tân của khách sạn đưa chìa khóa và bảo phòng của bà Xuân là 109, song không hiểu sao bà Xuân cứ đòi phòng 103. Lễ tân lấy chìa khóa phòng 103 để đi kiểm tra xem phòng đã được dọn dẹp chưa, bà Xuân vẫn đứng ở quầy.
Chưa đầy 5 phút sau, khi lễ tân quay lại thì hốt hoảng khi thấy bà Xuân nằm bất động. Dù đã được nhanh chóng đưa vào viện cấp cứu song đã quá muộn.
Hiện các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai đang tiến hành làm rõ vụ án.
Theo plxh
Chết vẫn phải "thi hành án"!
Cái chết của Nguyễn Tuấn Sơn tại Trại giam Thanh Lâm cho đến giờ lý do vẫn chưa được làm rõ. Bà Đào Thị Hợi, mẹ của phạm nhân Sơn dù đã cạn lời xin quản trại cho bà được mang thi thể con về để tiện cho việc lo hậu sự, hương khói nhưng không được. Trong nỗi đau tột cùng vì mất con, bà than thở: Con tôi chết rồi vẫn phải thi hành án! Họ không cho tôi mang xác con về để cháu nó được yên nghỉ.
Cái chết của Nguyễn Tuấn Sơn tại Trại giam Thanh Lâm cho đến giờ lý do vẫn chưa được làm rõ.
Bà Hợi cho biết, gia đình bà nhận được điện thoại của Trại giam Thanh Lâm lúc 5h sáng ngày 16/7 chỉ thông báo vào trại có việc gấp, không nói là con bà đã chết. Khi đến nơi, biết con trai đã bị chết, bà Hợi và vợ của Sơn đã quỳ trước sân trại giam khóc mà cầu xin: "Cháu đã chết thảm như vậy, nay gia đình có nguyện vọng xin cho cháu về". Tuy nhiên, theo bà Hợi và cô con dâu nhớ thì cán bộ trại giam đã trả lời rằng: "Không thể cho phép gia đình mang thi thể phạm nhân về. Đây là quy định của pháp luật và phải sau 3 năm, cải táng mới đưa về địa phương.
Luật sư Trương Anh Tú, Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú cho biết, theo quy định tại Điều 49 Luật Thi hành án hình sự 2011 về giải quyết trường hợp phạm nhân chết tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện, cơ sở chữa bệnh của Nhà nước thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện, cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân.
Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm thủ tục khai tử và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người chết trước khi làm thủ tục an táng. Trường hợp phạm nhân chết ở cơ sở chữa bệnh thì cơ sở chữa bệnh đó làm giấy chứng tử gửi cho trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của phạm nhân chết và được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức an táng bằng hình thức hỏa táng hoặc địa táng tuỳ điều kiện địa lý, phong tục, tập quán và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án...
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết có trách nhiệm phối hợp với trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong việc an táng và quản lý mộ của phạm nhân. Kinh phí cho việc an táng được Nhà nước cấp.
Trường hợp thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của phạm nhân chết có đơn đề nghị được nhận tử thi, tro cốt hoặc hài cốt và tự chịu chi phí, thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, giải quyết, trừ trường hợp có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và vệ sinh môi trường. Việc nhận hài cốt, chỉ được giải quyết sau 03 năm, kể từ ngày an táng.
Đến nay, ngoài nguyên nhân tử vong của Sơn chưa được làm rõ, gia đình Sơn vẫn không khỏi day dứt, bức xúc vì trại giam chỉ thông báo gia đình vào trại có việc gấp chứ không thông báo Sơn tử vong nên hoàn toàn không có sự chuẩn bị về việc lo hậu sự cho Sơn. Tất cả những thủ tục mai táng cần thiết theo phong tục tập quán cho Sơn đều không được đảm bảo. Cán bộ trại liên tục thúc giục từ trại giam đến nghĩa trang hơn 20km nên phải tiến hành mọi việc thật nhanh trước khi trời tối.
"Bàng hoàng và đau xót vô cùng nhưng lúc đó gia đình tôi không biết phải làm thế nào, chỉ biết răm rắp nghe theo lời cán bộ trại giam, nay tôi khẩn thiết cầu mong sự việc sớm được làm sáng tỏ...", người mẹ già than thở.
Theo Bee.net.vn
Vụ đầm tôm ở Cà Mau: Tội ác phải bị trừng phạt! Tôi đã khóc và không dám đọc hết những dòng viết về chuỗi tháng ngày khổ nhục của anh em nhà em Dương. Thật sự không thể tin nổi giữa chốn trần gian trong thi hiện đại này, mà lại vẫn có những nơi như địa ngục với các em nhỏ đáng thương như vậy! Nghèo khổ, bơ vơ, bị áp bức tàn...