Một phụ nữ Ấn chỉ uống nước, sữa để sống
Manju Dharra, một phụ nữ 25 tuổi ở Ấn Độ, cứ ăn gì là ói ra ngay. Cô phải uống sữa, nước và trà để sống sót kể từ khi còn bé cho đến nay.
Manju Dharra uống sữa, nước trà và nước để sống sót kể từ khi còn bé đến nay – Ảnh: Daily Mail
Manju Dharra, sống ở thị trấn Sonipat thuộc bang Haryana của Ấn Độ, mỗi ngày uống 4 – 5 lít sữa cùng với trà và nước, theo tờ Daily Mail (Anh) ngày 11.2.
Mẹ của Manju, bà Bhagwati Dharra, cho biết: “Con gái tôi chỉ uống được sữa và trà. Từ hồi bé, mỗi lần con gái ăn là nó ói ra ngay lập tức”.
Mặc dù Manju hiện sống bình thường, trông khỏe mạnh và có thể làm tốt các công việc nhà, may vá… nhưng cô thường xuyên bị đau bao tử vì bao nhiêu năm qua không hề có tí thức ăn nào trong bụng.
Bà Bhagwati tưởng rằng con gái của bà khi bé chỉ mắc bệnh biếng ăn, không thèm ăn, nhưng các bác sĩ cho biết Manju mắc phải căn bệnh tâm vị mất giãn (Achalasia).
Achalasia là bệnh khiến cơ thắt dưới của thực quản không còn khả năng tự mở ra khi có phản xạ nuốt, vì vậy thức ăn và nước bọt được bài tiết trong khi ăn từ thực quản khó hoặc không xuống được dạ dày.
Gia đình của Manju nghèo khó không có tiền làm phẫu thuật chữa bệnh cho cô nên cô phải uống sữa, nước trà và nước để sống sót từ hồi còn bé đến nay.
Video đang HOT
Cha mẹ của Manju cũng đã cố gắng mua một con bò sữa để cung cấp sữa cho cô mỗi ngày.
Theo TNO
Người đàn ông ở nghĩa địa vì "coi mình đã chết"
Lầm lũi một mình với căn bệnh kỳ lạ, với sự cô đơn tột cùng, từng giờ, từng ngày ông Đặng Văn Phước (khối phố 7, P.Thanh Hà, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) phải sống trong tủi cực và xót xa.
Với nhiều người, khi nhìn thấy ông họ đã phải thét lên kinh hoàng vì căn bệnh quái lạ với hàng ngàn khối u chi chít trên cơ thể, nhìn rất hãi hùng.
Câu chuyện về cuộc đời người đàn ông ấy càng trở lên thê lương hơn khi nhiều năm rồi, ông chỉ sống trong... nghĩa địa với suy nghĩ, coi như mình đã... chết rồi.
Căn bệnh lạ làm đời thêm khốn khổ...
Trong cái lạnh của những ngày mưa tháng 11, đến một vùng dân cư còn khá cơ cực tại thành phố Hội An, chúng tôi nghe được câu chuyện đầy xót xa về ông Phước - người cả đời sống với những cục u nổi đầy người, lâu nay vẫn lầm lũi một mình trong nghĩa địa của địa phương.
Chiếc xe máy phải vất vả lắm mới chạy qua con đường nhỏ và đầy cát. Con đường quanh co dẫn qua vô vàn những ngôi mộ, những bãi bờ hoang vu rồi mới quẹo vào ngôi nhà của ông, một ngôi nhà mới, bởi nó mới làm xong cách đây không lâu dưới sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và các tấm lòng hảo tâm, từ thiện.
Người đàn ông ấy đang ngồi trước cửa nhà trong bóng chiều dần buông. Những cục u đầy người ông đập ngay vào mắt chúng tôi. Khá nhiều lần tiếp xúc với những người bệnh dạng này, nhưng lần này tôi vẫn có cảm giác hơi sợ một điều gì đấy, rất mông lung.
Người lạ vào, ông chưa kịp mặc áo. Và cũng không biết nói chuyện gì. Có lẽ, ít khi người lạ tìm đến ngôi nhà của ông. Chúng tôi bảo ông cứ tự nhiên và câu chuyện bắt đầu bằng nước mắt khi bàn tay ông cầm hương run run thắp lên bàn thờ thân mẫu.
Chú chó tật nguyền là bạn của ông Phước
Nghẹn ngào trong nước mắt, ông Phước kể: "Tui sinh ra đã không thấy được mặt mẹ ba mình. Người cậu ruột chỉ cho tui một tấm ảnh của mẹ và bảo cả ba mẹ đều qua đời khi tui vừa lọt lòng. Từ đó, tui biết mình là kẻ mồ côi. Lên 3 tuổi, toàn thân tui bắt đầu nổi những cục u, đau đớn từng ngày, và cho đến bây giờ. Càng lớn lên, u càng nhiều, mọi người càng sợ, tui phải luôn sống trong mặc cảm và đau đớn...".
Ông ôm mặt khóc... Từng ký ức cứ hiện dần trong ông, mặc dầu chúng tôi không hề có ý khơi gợi lại. Những năm tháng khổ cực, bị người ta khinh bỉ, dè bỉu cứ chất chồng trong ông thành những nỗi đau lớn dần lên. Từ đó, ông hầu như không muốn tiếp xúc với mọi người, thu mình lại với nỗi đau âm ỉ. Khóc cũng khóc một mình và cười cũng cười một mình. Bởi có ai hiểu, thông cảm và lắng nghe ông đâu.
Những con người, hoặc là mải miết mưu sinh, hoặc là vô cảm, cứ lướt qua, lướt qua cuộc sống của ông. Không thương thì thôi, nhiều người còn để lại những vết thương sâu thẳm trong lòng ông. Ông bảo rằng cay đắng nhất là khi mình mang hình người mà hầu như không ai nhìn nhận mình là một con người. Họ bảo, nhìn ông như quỷ dữ trong khi thực tế, ông Phước là một con người hết sức hiền lành.
Chúng tôi phải dỗ mãi, ông mới nín, cứ như một đứa trẻ con. Đôi khi, câu chuyện gián đoạn. Lời kể của ông nghẹn ứ lại trong cổ họng khi trời cũng vừa nhập nhoạng tối. Ngoài nghĩa địa trước nhà ông, đàn đom đóm đã lập lòe bay lượn với bữa tiệc vui bắt đầu. Căn nhà thì tối om bởi điện cúp. Điểm sáng duy nhất là bàn thờ mẹ ông với những nén hương vừa thắp. Mùi hương trầm tỏa đều trong bóng tối, trong lời nói xót xa kể về thân phận mình.
Theo lời tâm sự của ông, đã gần 50 năm ông rong ruổi nhiều nơi, làm nhiều việc để sống trong sự đớn đau, sự sợ hãi của mọi người xung quanh, ông Phước đành về nơi này, làm một túp lều sống trong nghĩa địa như một quái nhân, một con người dị biệt. Nơi đây gần một ngôi chùa lớn của thành phố nên may cho ông, các phật tử, thiện nam tín nữ lâu lâu lại ra thăm ông, người cho ít bánh trái, người vài chục ngàn để ông đủ sống qua ngày qua tháng.
Rồi cách đây gần nửa năm, bà con từ tâm và địa phương đã chung cùng, lên phương án xây cho ông một chỗ ăn ở gọn gàng, sạch đẹp. Nhà xây xong, niềm vui đầu tiên trong đời đến với ông. Ông chuyển khỏi nghĩa địa, về sống nơi đây. Ông bảo về nhà mới, nhiều người đến chơi, hỏi thăm, động viên, cũng vui. Chứ trước, ở trong nghĩa địa, ai cũng sợ ông bị tâm thần nên ít dám vào...
Niềm vui là hai con... chó
Nhờ một nhân duyên cách đây gần 3 năm, một tổ chức thiện nguyện đã đưa ông Phước vào Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng để hội chẩn và mổ cắt bớt các khối u. Phải nói lúc ấy ông mừng rỡ như được cứu mạng. Nhưng rồi, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Sau khi kiểm tra, hội chẩn, nghiên cứu, các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đã cho kết quả về căn bệnh lạ của ông. Theo đó thì những khối u của ông toàn là những khối u tụ máu, chứa nhiều mạch máu. Điều đó có nghĩa khi cắt, các mạch máu sẽ vỡ ra, khó cầm máu.
Nhưng cuộc đời ông Phước không chỉ có những tháng ngày tủi nhục mà còn có cả niềm vui. Niềm vui cùng hai con... chó, cũng tật nguyền như ông. Lúc chúng tôi đến, ông đang ôm một trong hai "người bạn" ấy trong lòng, vừa nói chuyện, vừa xoa lưng cho nó. Có lẽ sống cách biệt với phần dân cư còn lại nên những cảm xúc, những buồn vui, ông đều dành hết cho 2 chú chó này. Để rồi, cũng như đáp lại cái tình của ông, chúng rất ngoan và cứ quấn quýt bên chân ông, mỗi khi ông ở nhà hay đi ra ngoài cũng vậy.
Việc phẫu thuật nếu diễn ra vẫn có xác suất thành công. Nhưng về cơ bản thì sẽ tốn rất nhiều máu tiếp ứng. Nguy hiểm hơn, nguy cơ mất máu do máu không đông lại, dẫn đến tử vong là rất cao. Các bác sĩ lắc đầu, bảo ông thôi về, cố gắng chịu đựng. Chứ giờ mổ thì 9 phần chết chỉ được 1 phần sống mà thôi. Ông đành lủi thủi ra về, mong mỏi những điều kỳ diệu sẽ đến. Dẫu biết chỉ là ước vọng mong manh.
Uống một ngụm nước, ông nở nụ cười hiếm hoi, khoe với chúng tôi: "Dường như là một mối nhân duyên nào đó các anh ạ, tự nhiên 2 con chó bị tật 1 chân ở đâu tìm đến nhà tui, ở với tui, đuổi thế nào chúng cũng không chịu đi. Vậy là cho chúng sống cùng. Có gì ăn cho chúng ăn cùng. Mà ngẫm ra, phận mình có khác chi phận nó. Thương nhau mà sống thôi...".
Chúng tôi không biết nói sao nữa. Đành mỉm cười để ông vui và xoa đầu chú chó mà ông coi như người thân của mình. Nhưng cái cách nghĩ phận người cũng như phận chó của ông Phước cứ ám ảnh mãi trong tôi từ lúc ấy. Chẳng lẽ không còn sợi dây tình thân nào từ những người xung quanh để ông tin rằng vẫn còn những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến với ông sao?
Ông Phước bảo từ khi về đây, có nhiều người đồn thổi, bảo ông ngồi rình ngoài nghĩa địa, cứ thấy người đi cúng về là chạy ra giật bánh trái của người chết. Lòng người thật cũng rất hiểm thay. Ông bảo với chúng tôi dù ông tật bệnh, nghèo túng nhưng không bao giờ làm những việc ấy cả. Ông đã ngoài 50, không phải như lũ trẻ mà làm như vậy. Dù thiếu thốn, nhưng ông luôn biết giữ lòng thanh bạch.
Ông Lê Bảo Tri - một người hảo tâm hay tới thăm ông Phước - cho biết: "Nhiều khi thấy hắn (tức ông Phước) cũng tội thiệt. Không ai thân thích, một mình một cõi bên nghĩa địa cùng với 2 con chó. Nhà thì đã có, nhưng một mình hắn ở, cứ như nhà ma rứa. Có những lúc hắn trúng gió, đau, nằm liệt mấy ngày nhưng không ai biết. Tui và một vài người nữa lâu lâu cũng đến chơi, nói chuyện với hắn. Nhưng đâu có thể ở mãi được. Mình về, hắn khóc. Hai con chó vẫy đuôi chạy theo một khúc mới quay vào. Cứ thấy lòng nặng trĩu, không biết làm sao".
Khi tôi viết những dòng này, ông Phước vẫn còn mày mò trong bóng tối bởi điện nhà ông lúc có lúc không, vẫn lấy niềm vui với hai người bạn chó để đi qua tiếp những tháng ngày mà với ông như là một cực hình nặng nề. Chẳng thể làm gì hơn, thầm cầu mong có một phép mầu nào đó để việc phẫu thuật cho ông được tiến hành, và phần đời còn lại của ông không phải vật vã trong đớn đau, tủi hờn..
Theo Nguyên Phi
Gặp cậu bé "người cá" ở Hà Giang Khi mới được 1 tuổi, cơ thể Phương bắt đầu bong từng lớp da sần sùi như vảy cá. Mỗi ngày trôi qua, lớp "da cá" lại càng lan rộng bu khắp người cậu bé, đồng thời phát ra một mùi tanh nồng khó chịu khiến ai đến gần em cũng phải bịt mũi, bịt miệng. Cũng kể từ đó, cuộc đời em...