Một phóng viên nhí chẳng thua kém ai!
Đây quả thật là một hiện tượng hiếm hoi trong làng báo. Từ tháng 12-2014, “cô bé tổng biên tập” đã điều hành một trang báo chuyên về thông tin thời sự địa phương mang tên Orange Street News của một thị trấn nhỏ gần TP Philadelphia, Mỹ.
Tuy chỉ mới chín tuổi, song cô bé đã là một “cây phóng sự” có hạng và sắp tới đây sẽ viết sách chuyên về điều tra tội phạm.
Đó là Hilde Kate Lysiak, một “PV mầm non”, nói theo nguyên văn của giới chuyên môn, đã có một bản thành tích chuyên môn nổi cộm. Cô bé hoàn toàn không mãn nguyện khi chỉ viết về các lễ hội và các hoạt động vui chơi trong vùng, mà đặc biệt tỏ ra rất nhạy bén khi đưa các bản tin ngắn về các sự kiện tiêu cực làm băng hoại cuộc sống của người dân như nghiện ngập hút chích, phá hoại trật tự công cộng, giết người,…
Đơn cử cô đã đưa tin nóng hổi sớm nhất trên video, trước cả các tờ báo lớn trong vùng, về một vụ án mạng xảy ra tại thị trấn Selonsgrove, nơi cô đang sinh sống nằm cách TP Philadelphia 240 km.
“Xin chào, tôi là Hilde Kate Lysiak, PV của Orange Street News. Tôi đang đứng trước số nhà 600, đường số 9, nơi đây có một người đàn ông bị tình nghi là đã sát hại một phụ nữ. Tôi sẽ cố gắng điều tra vụ việc này”.
Hilde Kate Lysiak mới đây đã ký một hợp đồng với Nhà xuất bản Scholastic chuyên phát hành các tác phẩm dành cho thiếu nhi. Và cha cô, ông Matthew Lysiak, trước đây là một PV cho báo New York Daily News, sẽ giúp con gái mình viết một bộ sách về các cuộc điều tra bí ẩn.
Trong khi đó, chị cô bé, Isabel- Rose, năm nay mới 12 tuổi, cũng đã là một PV ảnh và quay phim của trang báo do em mình làm “tổng biên tập”.
Hilde Kate Lysiak đúng là PV con nhà nòi từ một gia đình làm báo gia truyền!
Video đang HOT
TƯỜNG NGUYỄN (Theo Le Figaro)
Theo PLO
Cánh cửa "bí mật" của người đàn ông siêu quyền lực
Khi cả khán phòng đang hướng mắt về phía cánh cửa chính để chờ đón Tổng thống Obama bước vào đúng như thời gian thông báo trong lịch trình, thì bất ngờ, ngài Tổng thống đã xuất hiện trên sân khấu. Nhiều người thì thầm hỏi nhau: "Ngài Tổng thống đã vào từ lối nào nhỉ?".
Có lẽ trong cuộc đời làm phóng viên đối ngoại của tôi, cơ hội được tận mắt nhìn thấy các nguyên thủ hàng đầu thế giới ở khoảng cách gần luôn là một đặc ân của nghề báo. Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama tháng 5.2016 cũng đã cho tôi một cơ hội tác nghiệp đặc biệt như vậy
Những lá thư gửi và nhận lúc 0 giờ
Trước khi Tổng thống Obama đến Việt Nam, hàng tháng trời, tại các cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, phóng viên luôn luôn đặt câu hỏi về kế hoạch chuyến thăm. Tuy nhiên câu trả lời chỉ có một: "Chuyến thăm đang được hai bên thu xếp". Và, ngay cả khi Nhà Trắng đã phát thông cáo về chuyến thăm, phía Việt Nam vẫn... kín như bưng. Cánh phóng viên chỉ còn mỗi cách là "bám" vào Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao, những cuộc gọi tới tấp để hỏi và cuối cùng thông tin chính thức cũng được đưa ra...
Nhưng, công đoạn khó khăn lại là đăng ký thẻ. Theo thông báo, có khoảng 400 phóng viên trong nước và quốc tế được tham gia đưa tin sự kiện, song con số phóng viên Mỹ chiếm khá đông. Một cuộc chạy đua để đăng ký thẻ lại bắt đầu. Ngày 17.5, Vụ Báo chí gửi email đến phóng viên để đăng ký tham gia đưa tin sự kiện, với dòng ghi chú: "Do sự kiện thu hút được sự quan tâm lớn của truyền thông và do không gian tổ chức sự kiện rất hạn chế (dự kiến, tại mỗi địa điểm của các cuộc tiếp xúc song phương, sẽ có không quá 10 phóng viên Việt Nam được tham dự), vì vậy xin các anh chị vui lòng đăng ký nhiều nhất 2 phóng viên/mỗi cơ quan báo chí. Dựa trên đăng ký thực tế nhận được, chúng tôi sẽ có kế hoạch thẻ tác nghiệp cụ thể cho từng sự kiện...". Gửi đăng ký đi rồi, nhưng phóng viên vẫn không thể chắc chắn được rằng, mình có nằm trong danh sách bị hạn chế hay không.
Hai ngày trước khi Tổng thống Obama đến Hà Nội, các email qua lại giữa Vụ Báo chí và cánh phóng viên đối ngoại được trao đổi liên tục. Cho đến ngày 22.5, khi cầm trên tay tấm thẻ tác nghiệp sự kiện, phóng viên NTNN mới hoàn toàn yên tâm.
Chạy đua thông tin
Thế rồi, ngày quan trọng đã đến. Báo NTNN nhận được 1 thẻ tham gia đưa tin. Chúng tôi có 2 người, gồm một phóng viên ảnh và một phóng viên viết, dĩ nhiên phải thay phiên nhau để sử dụng triệt để tính năng của chiếc thẻ đó.
Thời gian đến Nội Bài của Tổng thống Obama thay đổi bất ngờ, thay vì rạng sáng 23.5 như thông báo trước đó, chiếc Không lực 1 chở Tổng thống Obama hạ cánh ở sân bay sớm hơn so với dự kiến, thời điểm đó là 21 giờ 35 phút đêm 22.5.
Nhưng để chắc ăn, từ 16 giờ chiều phóng viên đã phải có mặt ở sân bay quốc tế Nội Bài để làm thủ tục kiểm tra an ninh và soi các thiết bị tác nghiệp. An ninh tại khu vực sảnh VIP A rất nghiêm ngặt với nhiều vòng kiểm tra. Chó nghiệp vụ cũng được triển khai ở sảnh A để siết chặt an ninh.
Tấy cả phương tiện, đồ đạc tác nghiệp của phóng viên đều được để trong 1 căn phòng, sau đó mọi người được yêu cầu ra ngoài. Đến 21 giờ, lực lượng an ninh cho phép các phóng viên được vào từng tốp 5 người một. Công tác kiểm tra an ninh rất kỹ lưỡng đối với từng phóng viên. Sau khi qua 2 cửa kiểm tra, phóng viên được vào phòng lấy đồ. Tại đây, nhất cử nhất động của mỗi người đều được an ninh theo sát.
Trong khi phóng viên ảnh đang tác nghiệp ở hiện trường, tại toà soạn, bộ phận "bọc lót" gồm Thư ký toà soạn và các Biên tập viên cũng đã chuẩn bị sẵn sàng để truyền tin trực tiếp.
Những thông tin mới nhất được truyền về từ sân bay, đôi khi chỉ là những dòng tin nhắn vội không có dấu của phóng viên, hoặc những hình ảnh mới nhất, độc nhất được truyền về đều được toà soạn xử lý nhanh gọn và mang đến cho độc giả Báo điện tử Dân Việt sớm nhất. Trong thời gian đó, chúng tôi phải sử dụng tất cả các hình thức liên lạc, từ email, điện thoại, facebook, zalo... miễn sao đạt được hiệu quả nhất trong cuộc đua thông tin này.
Khi chiếc xe "quái thú" chở Tổng thống Obama rời khỏi sân bay, và có tin rằng điểm đến là khách sạn JW Marriott, một cuộc săn tin tiếp theo lại bắt đầu. Nhưng cơ hội tác nghiệp ở đây để chụp được những hình ảnh đầu tiên của Tổng thống đã nhanh chóng khép lại, bởi chiếc xe chở Tổng thống đã bất ngờ đi vào khách sạn từ cửa sau, trong sự hối tiếc của rất nhiều người đón đợi ông ở cửa trước.
Những cánh cửa không ngờ đến
Trong suốt chuỗi hoạt động của Tổng thống Obama trong những ngày ở Việt Nam, có lẽ cuộc họp báo do ông và Chủ tịch nước Trần Đại Quang chủ trì là cơ hội để cánh phóng viên được tiếp cận ông ở khoảng cách gần nhất và lâu nhất. Như quy định, chúng tôi phải có mặt khoảng 3 giờ trước khi sự kiện diễn ra.
Lọt qua cánh cửa kiểm tra an ninh, chúng tôi vào phòng họp báo, nhưng phải gần 2 giờ sau Tổng thống mới xuất hiện. Trong thời gian chờ đợi, cánh phóng viên chủ yếu ngồi... ngắm mật vụ Mỹ và các đồng nghiệp Mỹ cùng những thiết bị truyền thông "siêu hạng". Phía Việt Nam chỉ được 5 cơ quan báo chí sử dụng máy ảnh và máy ghi hình trong sự kiện này, còn phía Mỹ cả một dàn máy quay phim, máy ảnh hùng hậu.
Với chúng tôi, những phóng viên đối ngoại, dù phải chạy đua với sự kiện, hay chỉ được ngắm nhìn Tổng thống Obama chớp nhoáng, thậm chí chỉ nghe giọng nói của ông ở khoảng cách gần nhưng không có nhiều cơ hội để nhìn rõ mặt... thì đó cũng là những kỷ niệm khó quên, những đặc ân mà nghề báo đã mang lại.
Quả thực, đã từng tham gia đưa tin rất nhiều sự kiện đối ngoại, nhưng tôi chưa từng thấy một cuộc họp báo nào lại có không khí nghiêm trang và căng thẳng đến vậy. Hai bên lối đi, các đặc vụ Mỹ với khuôn mặt lạnh tanh đứng làm nhiệm vụ, như có cảm giác cặp mắt của họ có thể nhìn thấu mọi thứ, khiến không khí vừa căng thẳng lại thêm phần sốt ruột. Vì không được sử dụng máy ảnh, chúng tôi đành tác nghiệp bằng điện thoại. Khi giờ theo thông báo trong chương trình đã đến, tất cả ánh mắt và thiết bị ảnh, máy ghi hình đều hướng về cánh cửa chính để đón Tổng thống Obama. Nhưng thật bất ngờ, ngài Tổng thống lại bước ra bục phát biểu từ một cánh cửa rất nhỏ mà trước đó được đóng kín không ai ngờ đến.
Lần tác nghiệp thứ hai đó là khi Tổng thống Obama phát biểu trước 2.000 người Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (VNCC) sáng 24.5 cũng vậy. Và dĩ nhiên, cánh phóng viên lại luôn là người đến trước hàng giờ đồng hồ. Quy trình kiểm tra an ninh cũng phức tạp y hệt như những lần tác nghiệp của một ngày trước đó, lần này chỉ khác là vì diện tích của hội trường khá rộng, nên khoảng cách từ Tổng thống đến phóng viên không được gần như tại cuộc họp báo.
Cả hội trường đông nghịt người chờ đợi, thi thoảng lại có những đoàn tiền trạm của Tổng thống đến trước, do ở xa nhìn không rõ mặt người nên mọi người thường vỗ tay chào đón, xong khi phát hiện ra nhầm, những tiếng cười lại vang lên giòn giã, cứ như vậy cái sự "nhầm" diễn ra phải đến ít nhất 5 lần.
Cho đến khi tiếng của người dẫn chương trình vang lên thông báo, Tổng thống Obama đã đến, mọi ánh mắt lại đổ dồn về phía cánh cửa lớn thì thật bất ngờ, một giọng nói trầm ấm bằng tiếng Việt "Xin chào!" được vang lên từ sân khấu chính. Ngài Tổng thống đã đi ra từ một lối cửa nhỏ được nguỵ trang phía sau cánh gà của sân khấu trong sự reo hò, vỗ tay chào đón của hàng ngàn người. Trong khi mọi người vui mừng chào đón ông, cánh phóng viên lại có phần tiếc nuối vì đã bỏ qua những khoảnh khắc đầu tiên khi ông bước ra. Nhiều người thì thầm hỏi nhau: "Ngài Tổng thống đã vào từ lối nào nhỉ?"...
Ngài Tổng thống bắt đầu bài phát biểu. Mỗi khi ông dừng lại, những tiếng vỗ tay lại vang lên, còn chúng tôi quả thực nghe như nuối từng lời của Tổng thống, song lại không có thời gian để ngẩng lên nhìn ông, bởi ai nấy đều cắm mặt vào bàn phím máy tính và làm nhanh nhất có thể để chuyển tải các nội dung bài phát biểu đến bạn đọc...
Lời chia tay bình dị Tôi nhớ mãi buổi trưa hôm đó (24.5), lúc đoàn xe của Tổng thống Obama rời đi khỏi Trung tâm Hội nghị quốc gia (VNCC), cũng là lúc mưa trút xuống. Khi chúng tôi đang tìm cách rút khỏi VNCC thì cánh phóng viên ảnh đã báo về Tổng thống Obama dừng chân trú mưa ở mái hiên nhà dân gần VNCC và đoàn của ông đã ghé chợ Mễ Trì để mua cốm. Tổng thống Obama đã tạm biệt Hà Nội bằng những hình ảnh bình dị song vô cùng ấn tượng như vậy. Cũng thật dễ hiểu vì sao ông được chào đón và yêu quý như vậy khi ông đến thăm đất nước Việt Nam.
Theo Danviet
Nữ nhà báo gợi cảm vô tình kéo váy lộ nội y trước truyền hình Nữ phóng viên gợi cảm của kênh Fox News đã vô tình để hàng triệu người xem thấy đồ lót của cô, báo Daily Mail đưa tin. Trong cuộc thảo luận về Thế vận hội Olympic ở Rio de Janeiro, gấu váy của nữ phóng viên FoxNews từ Argentina là Alina Moines vô tình bị nâng lên làm người xem trông thấy đồ...