Một ông chủ gây tranh cãi với nhận xét: Nhiều nhân viên đi làm đúng 5h chiều là về, đã vậy lại rất hay xin nghỉ, giỗ ông nội – sinh nhật bà ngoại cũng nghỉ
Nhận xét của Shark Việt thu hút nhiều sự chú ý của cư dân mạng.
Shark Việt là một trong những “cá mập” nhận được nhiều sự yêu thích nhất chương trình Shark Tank Việt Nam. Ông ghi dấu bằng những thương vụ được thẩm định và rót vốn rất nhanh. Với ông, lĩnh vực nà o xã hội thiếu, con người cần thì ông sẽ tham gia đầu tư.
Bên cạnh đó, Shark “ông nội” cũng là chủ nhân của nhiều lời khuyên và định hướng ý nghĩa dành cho những người có đam mê kinh doanh, khởi nghiệp riêng và các bạn trẻ nói chung. Mới đây, một phát ngôn cũ của Shark Việt đã được dân tình đào lại, tuy nhiên kèm theo đó còn là ít nhiều tranh cãi.
Shark Việt hiện đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Intracom
Được biết, phát ngôn này nằm trong một bài phát biểu của ông chủ Intracom tại sự kiện “Diễn đàn hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường” do Đại học Ngoại Thương tổ chức hồi năm 2019 và vừa được “đào” lại thời gian gần đây. Theo đó, Shark Việt đã chỉ ra một loạt nhược điểm “chí mạng” của lao động Việt Nam như: luôn lầu bầu khi sếp giao việc, sếp nói chưa xong đã cãi, làm thì hay ăn bớt công đoạn, thiếu chủ động trong công việc…
Bên cạnh đó, vị “cá mập” còn thẳng thắn cho rằng một bộ phận nhân sự hiện tại “thiếu trung thực với bản thân”, luôn tìm đủ lý do để biện minh cho mình mỗi khi không hoàn thành công việc thay vì tập trung nhìn thẳng vào sai lầm để sửa đổi. Ngay cả tác phong của họ cũng rất đáng bàn cãi.
“Nhiều nhân viên Việt Nam đi làm chỉ mong đến đúng 5h chiều là về, đã vậy lại rất hay xin nghỉ, giỗ ông nội cũng nghỉ, rồi sinh nhật bà ngoại cũng nghỉ. Thế thì không chuyên nghiệp được. Không chuyên nghiệp thì không làm việc gì được. Khi các bạn là một mắt xích trong hệ thống, việc các bạn làm vậy sẽ rất ảnh hưởng tập thể”, Shark Việt nhận xét.
Shark cho rằng một trong những nhược điểm lớn của lực lượng lao động Việt là tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp, hay đổ lỗi
Kết lại, ông đưa ra lời khuyên rằng nếu mỗi cá nhân biết thay đổi thái độ và tư duy làm việc thì dù môi trường xung quanh có biến đổi thế nào, họ vẫn có thể đối phó được: “Thật ra bão gì thì bão, gió gì thì gió, nếu chúng ta biết cúi mình xuống thì vẫn tránh được gió bão. Nếu chúng ta biết được nhược điểm của bản thân, không chủ quan trong bất cứ trường hợp nào, có thái độ khiêm tốn học hỏi khó khăn gì cũng qua được hết”.
Những chia sẻ của Shark Việt đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của netizen. Nhiều người đồng tình với quan điểm của Shark về việc nhiều người lao động hiện tại khá thụ động, hết giờ làm là coi như hết việc, không chịu để ý gì thêm. Một số khác lại cho rằng câu nói của Shark là hơi áp đặt, bởi lẽ mọi thứ như giờ làm việc, giờ nghỉ đều được quy định trên hợp đồng. Nhân viên được trả bao nhiêu thì họ cống hiến bấy nhiêu, có thể không khuyến khích nhưng không có gì là sai ở đây.
- Tư tưởng của mấy ông chủ muốn bóc lột sức lao động người khác à? Lương trả mỗi tháng như thế nhưng lại muốn nhân viên mỗi ngày làm thêm vài chục phút.
- Khoan nói đến việc 5h đã về, vấn đề xin nghỉ là quyền lợi nghỉ phép thường niên của người ta mà.
- Có thể sẽ không thể trở thành tỷ phú nhưng có thể vừa kiếm ra tiền đủ sống vừa có thể êm ấm bên gia đình thì tôi vẫn chọn mong đến 5h về.
- Ủa sinh ra để làm việc hả? Mục đích cuối cùng chẳng phải là để có cuộc sống vui vẻ hạnh phúc hay sao? Nhiều tiền rồi cũng phải chết mà hay giàu sẽ bất tử? Nhiều tiền thì cuộc sống tốt hơn thật nhưng mà làm xuyên ngày, thời gian đâu hưởng thụ nghỉ ngơi.
- Ôi các bạn cứ giãy nảy lên, nhiều nhân sự bây giờ lười thật mà. Như công ty tôi, 5h tan nhưng 4h là các bạn đã sắp xếp đồ đạc, ngồi chơi xơi nước lướt Facebook hết rồi.
- Cái Shark Việt nói ở đây là thái độ tích cực với công việc, làm lúc nào cũng có tư tưởng nghỉ thì hiệu suất làm việc giảm là đúng rồi còn gì.
Bị đánh giá "non và xanh" vì vẻ ngoài, cô gái 9x "đáp trả" ngoạn mục khi sản phẩm của mình được phân phối đến 4 thị trường quốc tế sau 16 tháng thành lập
Dù trông có vẻ "non và xanh" nhưng Marina Trần Vũ vẫn là một người kinh doanh nghiêm túc. Điểm khác biệt chính là cách cô cư xử và giá trị mang lại cho cộng đồng bằng công việc và hành động cụ thể.
Video đang HOT
Xuất hiện trong tập 5 của chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 4, một cô gái Châu Á trẻ trung, màu tóc nhuộm khác biệt, khả năng nói tiếng Anh rành mạch hơn tiếng Việt cùng màn trình bày đầy nhiệt huyết về "đứa con" của mình đã nhận được lời đề nghị đầu tư với Shark Việt 200.000 USD cho 45% cổ phần.
Marina Trần Vũ sinh ra ở Canada và lớn lên ở Vancouver, British Columbia nhưng ba mẹ là người Việt. Sau khi cô chuyển hẳn về Việt Nam sinh sống, EQUO Việt Nam ra đời và nhanh chóng được phân phối đến 4 thị trường Mỹ, Úc, Canada cũng như khắp Việt Nam.
Marina Trần Vũ sinh ra ở Canada và lớn lên ở Vancouver, British Columbia.
Yêu môi trường và hành động vì chính tình yêu đó
Ô nhiễm nhựa là tác nhân gây hại cho khoảng 1 triệu người mỗi năm và đồng thời giết chết hơn 100,000 sinh vật biển. Bạn chỉ mất 20 - 30' để sử dụng một chiếc ống hút nhựa, bao nilon hay một chiếc muỗng nhựa, nhưng sau khi vứt đi, chúng sẽ tồn tại trong môi trường đến 200 năm trước khi thực sự biến mất.
Marina Trần Vũ muốn mọi người thay đổi thói quen từ những thứ nhỏ nhất, khi chuyển sang phiên bản thân thiện với môi trường.
Đó là cơ duyên EQUO Việt Nam ra đời. EQUO bắt nguồn từ chữ ECO hiểu là "không gây hại cho môi trường", EQUO hàm ý tạo ra các sản phẩm có tác động tối thiểu đến môi trường, chuyên sản xuất các sản phẩm thay thế nhựa dùng một lần như ống hút, dao, muỗng... bằng bã cà phê, cỏ gạo...
Ý tưởng và câu chuyện kinh doanh đầy nhân văn của cô gái trẻ đã truyền cảm hứng đến rất nhiều người nhưng phía sau câu chuyện khởi nghiệp còn nhiều điều khó khăn...
Một trong nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường của EQUO.
Thời gian đầu tiên nuôi lớn EQUO Việt Nam, bạn gặp những điều khó khăn nào?
Có 2 "hòn đá" dường như là lớn nhất cản đường mà mình phải vượt qua. Thứ nhất là quá trình sản xuất, mình phải tìm kiếm các nguồn nguyên liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường để thay thế sản phẩm nhựa.
Có thể các vật liệu này chưa hoàn hảo để thay thế bởi độ bền của chúng sẽ thấp hơn nhựa một chút. Tuy nhiên, với khả năng phân hủy trong vòng 6 tháng và đem lại tích cực hơn cho môi trường thì việc chúng ta chấp nhận sự chênh lệch nhỏ trong độ bền sản phẩm là điều nên làm.
Thứ hai là về rào cản ngôn ngữ. Tuy là người Việt Nam nhưng mình được sinh ra và lớn lên tại Canada. Khi còn nhỏ, bố mẹ thường giao tiếp với chị em mình bằng tiếng Anh để luyện ngôn ngữ chính ở đây. Tuy tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, nhưng sau độ tuổi đến trường, mình đã không thường xuyên dùng nó để giao tiếp nữa.
Hiện tại thì mình đang cố gắng học cách đọc và viết Tiếng Việt để quản lý doanh nghiệp tốt hơn, công ty cũng là một môi trường tuyệt vời để mình trau dồi "phong ba bão táp" tiếng Việt mỗi ngày. (Cười)
Kế hoạch phát triển cho EQUO được hình thành như thế nào?
Mình luôn tâm niệm gây dựng môi trường công ty là nơi mọi người tự do chia sẻ ý kiến cá nhân, không chỉ học cách làm việc độc lập mà có thể phối hợp cùng nhau để giải quyết trơn tru công việc.
Thật may mắn khi mọi người đồng lòng với nhau, chủ động chứ không hề bị động. "Làm hết sức, chơi hết mình" là phương thức làm việc mà chúng mình theo đuổi để vượt qua cân bằng giữa công việc và phát triển bản thân.
Chúng mình xây dựng kế hoạch và tầm nhìn dài hạn, một doanh nghiệp có tác động đến ngành công nghiệp thân thiện với môi trường trên thế giới.
Bạn tiếp cận khách hàng chủ yếu ở đâu? Tại Việt Nam (và ở nhiều thị trường khác) thì bạn bắt đầu như thế nào để mọi người biết đến mình?
Chúng mình tự tay thực hiện nhiều hoạt động tiếp cận trên Facebook, Shopee, Tiki, Lazada và Amazon. Nhưng trên hết, chúng mình rất tích cực trên Linkedin, và may mắn nhận được sự quan tâm về công ty đồng thời nhận được lời mời tham gia diễn thuyết tại các hội nghị, nhiều cuộc thi khác nhau và thậm chí đã xuất hiện trên Shark Tank Việt Nam.
Những hoạt động này không chỉ giúp truyền thông cho thương hiệu của chúng mình mà còn giúp tạo dựng được hình ảnh cởi mở và thân thiện với khách hàng. Đội ngũ trong công ty mình rất giỏi trong việc tiếp cận, tạo hứng thú với người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác tìm hiểu về EQUO.
Quay về để đi được xa hơn
Tại sao bạn lại quyết định quay về Việt Nam?
Gia đình chính là động lực để mình quay về. Bố mình khi ở bang Vancouver, Canada đã bị bệnh rất nặng và không thể bay về Việt Nam, nên mình bắt buộc phải từ bỏ công việc ở tập đoàn lớn, nơi đang có mức lương 6 con số để thay ông trở về quê hương xử lý công việc gia đình còn dang dở.
Kết nối của các thành viên trong gia đình bạn như thế nào hiện tại?
Hiện tại mình vẫn đang sống một mình ở Việt Nam. Cả gia đình mình không được gặp nhau 1 năm 7 tháng rồi vì dịch Covid. Tuy nhiên, mình vẫn giữ liên lạc thường xuyên với mọi người. Mình và chị gái rất thân nhau, vì cũng chỉ cách nhau 1 tuổi.
Ngày nhỏ, bố mẹ phải làm việc rất chăm chỉ để xây dựng sự nghiệp của mình, chị em mình chia sẻ cùng nhau 1 căn phòng ngủ, và chị chính là người chăm sóc cho mình. Tầm 5 tuổi, mình đã bắt đầu giúp mẹ những công việc đơn giản trong văn phòng của bà như in ấn, photo tài liệu.
Việc này diễn ra suốt cho đến khi mình học lên trung học, và có ảnh hưởng sâu sắc đến mình từ công việc của bố mẹ. Tuổi thơ mình là quãng thời gian mọi người trong gia đình đều phải làm việc chăm chỉ để có đủ chi phí trang trải cuộc sống.
Bức ảnh kỉ niệm cả gia đình trong một dịp vô cùng đặc biệt.
Gia đình bạn có truyền thống kinh doanh không? Nét tính cách của bạn giống ai nhất trong nhà?
Mình nghĩ rằng có một điểm chung về triết lý kinh doanh của cả gia đình chính là làm việc cực kỳ chăm chỉ. Chị gái, bố mẹ và ngay cả mình đều tích cực làm việc chăm chỉ, sẽ thử làm tất cả những gì có thể để hoàn thành được công việc, dù quên ăn quên ngủ.
Mẹ là người đầu tiên mình nghĩ đến khi được hỏi ai là người có nét tính cách giống nhất. Tuy nhiên, đôi khi mình thấy mình chính là tổng hợp tất cả các nét tính cách của các thành viên trong gia đình. Mẹ là doanh nhân đầu tiên trong gia đình - một "nữ anh hùng"!
Mẹ tử tế và biết cách quan tâm đến người khác, nhưng cũng rất cứng rắn với những người thô lỗ và lười biếng. Cha mình thì thẳng thắn và cương trực, khi ông ấy thấy được điều gì đó chưa đúng đắn, ông ấy sẽ lên tiếng và điều chỉnh nó ngay lập tức chứ không chần chừ trong im lặng.
Còn chị gái - một người đầy lòng trắc ẩn nhưng hoàn toàn có lý lẽ, mạnh mẽ và quyết liệt. Khi không thích một thứ gì đó, nghĩa là chị ấy không bao giờ thay đổi và sẵn sàng thể hiện những gì mình suy nghĩ.
"Mẹ là người đầu tiên mình nghĩ đến khi được hỏi ai là người có nét tính cách giống nhất".
Trong toàn bộ quá trình khởi nghiệp của bạn cho đến hiện tại, gia đình giữ vai trò như thế nào?
Gia đình mình đã hoàn toàn ủng hộ quyết định của mình. Đó là chỗ dựa tinh thần, nơi mình "sạc pin" 100% tinh thần dù hoàn cảnh có khó khăn đến mấy.
Họ biết mình thật sự khác biệt và không tuân theo bất kỳ khuôn mẫu nào, mình được tự do thử thách bản thân mình để bị ngã, tự đứng lên, được xoa dịu và có cho mình những bài học kinh nghiệm. Mẹ mình đã cố gắng dạy mình tiếng Việt rất nhiều qua facetime. Hoặc chia sẻ để mình hiểu thêm về văn hóa, phong tục Việt Nam, hoặc khi mình cảm thấy bối rối trong một tình huống nào đó.
Cả nhà luôn lắng nghe ý kiến và suy nghĩ của mình, kể cho tất cả những người bạn của họ về doanh nghiệp tôi đang gây dựng và luôn nhìn thấy những ưu điểm hay mặt tích cực của nó, đó cũng là động lực để mình tiến lên mỗi ngày, đặc biệt trong những lúc khó khăn đỉnh điểm của Covid như hiện tại. Mỗi người đều ủng hộ mình theo một cách riêng nào đó, và mình thực sự biết ơn điều đó, đã cho mình và EQUO được như hôm nay.
Điều kiện "cần" và "đủ" khi bắt đầu khởi nghiệp
Khi trở về Việt Nam khởi nghiệp, bạn giải quyết các định kiến gặp phải như thế nào?
Mình thường xuyên bị đánh giá qua vẻ bề ngoài vì nhuộm tóc, có khuyên bấm, trông trẻ tuổi và luôn tươi cười vui vẻ. Mọi người thấy cách mình ăn mặc khá trẻ đồng nghĩa với "non nớt", sẽ không hiểu biết về doanh nghiệp, marketing hay khởi nghiệp. Cũng không chỉ là trải nghiệm riêng ở Việt Nam mà nhiều tình huống mình đã trải qua nói chung.
Một điều nữa là khả năng nói tiếng Việt của mình. Mình rất ngại khi phải chia sẻ một chủ đề bằng tiếng Việt vì không muốn mọi người vô tình hiểu sai đi ý nghĩa nên mình thường tránh dùng tiếng Việt khi giao tiếp.
Nhưng có nhiều người đã vội đánh giá và hỏi mình rằng: "Người Việt sao không biết nói tiếng Việt?". Mỗi người có những hoàn cảnh trưởng thành khác nhau, mình không chọn không biết nói tiếng Việt. Nhưng bây giờ mình đang cố gắng học hỏi nó một cách nghiêm túc và cầu tiến nhất, đó là tất cả những gì cần quan tâm ở đây.
Mình đã dành thời gian để trò chuyện với mọi người trong công ty nhằm hiểu được cách suy nghĩ, thói quen của người Việt và đôi khi là lời khuyên cho những tình huống trên.
Mình đành phớt lờ tất cả bình luận, nhận xét về bề ngoài, thậm chí cả những câu hỏi về tình trạng hôn nhân hay các vấn đề riêng tư khác nữa. Dù trông có vẻ "non và xanh" nhưng mình vẫn là một người kinh doanh nghiêm túc, điểm khác biệt chính là cách mình cư xử và giá trị mình mang lại cho cộng đồng bằng công việc và hành động cụ thể.
Theo bạn, một người phụ nữ nên chuẩn bị những gì trước khi bắt đầu start-up?
Mình có một vài chia sẻ nhỏ hy vọng hữu ích cho các bạn:
- Nếu có thể, hãy tìm người đồng hành, Co - founders! Có được những người cùng tầm nhìn và giúp bạn xây dựng công ty là một tài sản tuyệt vời! Đi một mình đôi khi sẽ rất cô đơn và nhiều khó khăn.
- Thành thật với những kỹ năng bạn có và những thứ bạn không có. Tìm kiếm người đồng đội giỏi có thể giúp lấp đầy "khoảng trống" thiếu sót của bạn!
- Trong những mốc thời gian quan trọng, hãy sắp xếp điều gì là quan trọng và cần thiết với bạn nhất. Thành thực thì mình vẫn chưa cân bằng được gia đình và những điều còn lại, mình làm việc hầu hết cả ngày, và đó là lựa chọn của mình.
- Và điều cuối cùng, phải chắc chắn là bạn thực sự đam mê. Đam mê giống như một liều thuốc tê, giúp bạn "lỳ đòn" và có mục đích để vượt qua vô vàn khó khăn.
Với công việc kinh doanh, hãy thật sự có niềm đam mê trong bất cứ việc gì khi bạn bắt đầu. Sẽ có những đêm bạn không ngủ, không ăn được vì các vấn đề tài chính, vấn đề cá nhân hay các mối quan hệ. Bạn sẽ phải hy sinh thời gian dành cho bạn bè, gia đình và người thân. Cho nên khi bắt đầu, bạn hãy chắc chắn rằng đây là thứ 100% bạn muốn theo đuổi.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ.
Quán ăn TPHCM để bảng "dặn dò" nhân viên cực gắt khiến thực khách phải trầm trồ, thậm chí còn doạ đuổi việc nếu vi phạm điều này Quả là rất biết cách nâng tầm chất lượng phục vụ khách hàng. Làm kinh doanh, bên cạnh chuyện lời lãi thì bất cứ quán ăn, nhà hàng nào cũng phải thuộc lòng câu châm ngôn "khách hàng là thượng đế", phải làm sao để "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi". Nhất là trong thời buổi review trên mạng xã hội...