Một nửa hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới đang bị tổn hại
Một nghiên cứu được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) công bố ngày 22/5 đã làm sáng tỏ tình trạng nguy cấp của hệ sinh thái rừng ngập mặn trên toàn thế giới.
Theo Tổng giám đốc IUCN Grethel Aguilar, nghiên cứu đã nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết trong việc phối hợp bảo tồn rừng ngập mặn, vốn là môi trường sống rất quan trọng đối với hàng triệu cộng đồng dễ bị tổn thương và đa dạng sinh học.
Rừng ngập mặn, đặc trưng bởi sự phát triển của chúng trong nước biển hoặc nước lợ dọc theo bờ biển và sông có thủy triều, bao phủ khoảng 15% bờ biển của thế giới, với tổng diện tích lên tới khoảng 150.000 km2.
Nghiên cứu đánh giá 36 khu vực khác nhau cho thấy số liệu thống kê đáng báo động: 50% hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới đang bị tổn hại, ngoài ra 20% diện tích được phân loại là dễ bị tổn thương, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc cực kỳ nguy cấp.
Video đang HOT
Rừng ngập mặn đang bị đe dọa đáng kể do biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và ô nhiễm. Theo đó, hơn 30% hệ sinh thái rừng ngập mặn được đánh giá đang gặp nguy hiểm, do biến đổi khí hậu khiến cho mực nước biển dâng cao. Theo IUCN, nếu không có sự can thiệp, 25% diện tích rừng ngập mặn toàn cầu dự kiến sẽ bị nhấn chìm trong vòng 50 năm tới, đặc biệt là tại các khu vực như Tây Bắc Đại Tây Dương, Bắc Ấn Độ Dương, Biển Đỏ, Biển Đông và Vịnh Aden.
Bà Angela Andrade, Chủ tịch Ủy ban quản lý hệ sinh thái của IUCN, đánh giá việc mất rừng ngập mặn sẽ là thảm họa đối với thiên nhiên và con người trên toàn cầu. Các hệ sinh thái này cung cấp các dịch vụ quan trọng như giảm thiểu rủi ro thiên tai ven biển, hỗ trợ nghề cá, đồng thời lưu trữ và cô lập carbon. Hiện nay, rừng ngập mặn lưu trữ gần 11 tỷ tấn carbon – gần gấp ba lần lượng carbon được lưu trữ bởi các khu rừng nhiệt đới có cùng diện tích. Tuy nhiên, nếu bị tổn hại, 1,8 tỷ tấn carbon được lưu trữ trong rừng ngập mặn có thể bị mất vào năm 2050.
Để giảm thiểu những mối đe dọa này, nghiên cứu nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về các nỗ lực bảo tồn và chăm sóc rừng ngập mặn, giúp hệ sinh thái lành mạnh đối phó tốt hơn với mực nước biển dâng và bảo vệ các cộng đồng ven biển khỏi tác động của các cơn bão nghiêm trọng. Ngoài ra, IUCN cho biết việc khôi phục các khu vực rừng ngập mặn bị suy thoái và cho phép mở rộng tự nhiên vào đất liền có thể tăng cường khả năng phục hồi của chúng.
Nghiên cứu cũng nêu bật tỷ lệ mất rừng ngập mặn đáng báo động, với khoảng 5.000 km2 biến mất từ năm 1996 đến năm 2020. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động ngay lập tức nhằm đảo ngược xu hướng này và bảo vệ các hệ sinh thái quý giá cho các thế hệ tương lai sau này.
Pháp đón nhận 'tin sốt dẻo về sinh thái'
Khi loài chuồn chuồn kim xuất hiện trở lại ở Pháp vào năm 2009 sau 133 năm vắng bóng, nó được coi là một phép màu nhỏ.
Loài chuồn chuồn kim. Ảnh: AFP
Nhưng trong 4 năm qua, loài họ hàng nhỏ nhắn của chuồn chuồn này lại mất tích tại Pháp, làm dấy lên lo ngại nó có thể biến mất vĩnh viễn. Hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết đây là dấu hiệu đáng lo ngại về "sức khỏe" của các vùng đất ngập nước quý giá trên thế giới nơi loài chuồn chuồn kim sinh sản.
Những con chuồn chuồn kim phải đối mặt với mối đe dọa trên nhiều mặt trận. Ở châu Á, vùng đất ngập nước và rừng rậm nơi chúng sinh sống thường bị chặt phá để trồng các loại cây như dầu cọ. Ở châu Mỹ Latinh, môi trường sống của chúng bị san bằng để xây dựng nhà ở và văn phòng. Tại châu Âu và Bắc Mỹ, thuốc trừ sâu, ô nhiễm và biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất.
Vì vậy, khi lần đầu tiên kể từ năm 1876, loài chuồn chuồn kim Nehalennia speciosa được phát hiện ở vùng đất ngập nước ở Jura, miền Đông nước Pháp, các nhà khoa học đã vô cùng vui mừng. Họ gọi phát hiện này là "tin sốt dẻo về sinh thái". Nhưng lần cuối ghi nhận sự xuất hiện của chuồn chuồn kim là vào năm 2019, khi một đợt hạn hán nghiêm trọng càn quét Jura. Các chuyên gia lo ngại rằng loài này có thể không trở lại lần thứ hai.
Với thân hình mảnh mai màu lục lam giống như cây tre và đôi cánh trong mờ mỏng manh, nhiều người không thông thạo có thể nhầm lẫn Nehalennia speciosa với chuồn chuồn. Cần phải rung các bụi rậm để phát hiện được loài chuồn chuồn kim với chiều dài chỉ khoảng 25 mm này. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết 16% trong tổng số 6.016 loài chuồn chuồn và chuồn chuồn kim trên toàn cầu có nguy cơ tuyệt chủng. Tại Pháp, chuồn chuồn kim được xếp vào loại "vô cùng nguy cấp".
Ngày Đất ngập nước Thế giới rơi vào hôm 2/2. Ảnh: AFP
Văn phòng vì côn trùng và môi trường sống của chúng (OPIE) của Pháp nghi ngờ loài chuồn chuồn kim có thể đã lại biến mất. OPIE sẽ chỉ xác nhận một loài "được chứng minh là biến mất" sau 25 năm nghiên cứu cẩn thận được tiến hành nhưng không phát hiện. Ông Xavier Houard tại OPIE không mất hy vọng. Ông nói: "Loài này đã thể hiện khả năng vượt qua radar của các nhà quan sát" trong hơn một thế kỷ.
Sự biến mất của loài chuồn chuồn kim phản ánh mức độ dễ bị tổn thương của các vùng đất ngập nước ở Pháp - một thực tế cũng được ghi nhận trên khắp châu Âu và toàn thế giới. Tổng giám đốc IUCN Bruno Oberle vào năm 2021 cho biết: "Trên toàn cầu, những hệ sinh thái này đang biến mất nhanh gấp ba lần so với rừng".
Kể từ năm 1900, ước tính 64% vùng đất ngập nước trên thế giới - bao gồm hồ, sông, đầm lầy, đầm phá và đầm lầy than bùn - đã biến mất. Các vùng đất ngập nước rất quan trọng đối với sức khỏe của hành tinh, chúng lưu trữ 25 % carbon của thế giới đồng thời cung cấp nước sạch và thực phẩm. Theo Liên hợp quốc, có tới 40% các loài trên thế giới sống và sinh sản ở vùng đất ngập nước. Tuy nhiên, một phần tư đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Liên hợp quốc cho biết có một "nhu cầu cấp thiết" để khôi phục 50% vùng đất ngập nước bị phá hủy vào năm 2030.
Báo động về tình trạng san hô tẩy trắng lan rộng toàn cầu Ngày 16/5, nhiều nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng san hô tẩy trắng hàng loạt đang lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn trên khắp thế giới. Đây là mối đe dọa lớn đối với hệ sinh thái đại dương và cuộc sống của con người. San hô ngoài khơi đảo Samae San, tỉnh Chonburi, Thái Lan....