Một nửa bệnh nhân đái tháo đường không được chẩn đoán
Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo Hội nghị Nội tiết – Đái tháo đường – Rối loạn chuyển hóa miền Trung và Tây Nguyên mở rộng lần thứ XI được tổ chức tại Đà Nẵng, chiều 19/4.
Ths. Bs. Nguyễn Văn Vy Hậu, Trưởng khoa Nội tiết (Bệnh viện Đa khoa Gia đình) cho biết, trên thế giới con số mắc bệnh đái tháo đường rất cao, đặc biệt Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, con số hiện nay là 19 triệu người mắc bệnh lý đái tháo đường.
“Cứ một người có bệnh lý đái tháo đường thì một người không được chẩn đoán. Tức là 50% bệnh nhân được chẩn đoán và 50% bệnh nhân không được chẩn đoán. 50% bệnh nhân không được chẩn đoán thì nguyên nhân xảy ra biến chứng rất nhiều. Do vậy, bệnh nhân bị đái tháo đường cần được phát hiện sớm để hạn chế những biến chứng”, Ths.Bs. Hậu nói.
Ths.Bs Nguyễn Văn Vy Hậu chia sẻ thông tin tại buổi họp báo
Cũng theo Ths.Bs. Hậu, nếu một bệnh nhân mắc đái tháo đường có biến chứng xảy ra thì gánh nặng kinh tế là rất lớn. Hiện nay, ước tính thế giới phải tiêu tốn 180 tỷ USD cho hoạt động chăm sóc y tế cho bệnh đái tháo đường. Và cứ 6 giây thì có một bệnh nhân đái tháo đường tử vong.
GS.TS. Nguyễn Hải Thủy, Phó Chủ tịch Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam cho biết, bệnh lý đái tháo đường ảnh hưởng đến vấn đề tình dục và có những sang chấn tinh thần trên những bệnh nhân này.
“Năm nay, Hội đái tháo đường đã đưa ra một số nguyên tắc, khi phát hiện bệnh nhân đái tháo đường có 1 trong 10 triệu chứng này thì phải khuyến cáo đến khám tâm thần chứ không phải khám bác sĩ nội tiết”, GS.TS. Nguyễn Hải Thủy nói.
Được biết, Hội nghị Nội tiết – Đái tháo đường – Rối loạn chuyển hóa miền Trung & Tây Nguyên mở rộng lần thứ XI tại TP Đà Nẵng diễn ra từ ngày 27-28/4. Dự kiến, hơn 1000 đại biểu trong nước và quốc tế sẽ cùng tham dự Hội nghị năm nay.
Tại Hội nghị, các chuyên gia, các báo cáo sẽ tập trung vào các thông tin điều trị mới, những vấn đề cơ bản trong tầm soát sớm bệnh đái tháo đường ngay trong giai đoạn tiền đái tháo đường, đái tháo đường thai kỳ, vai trò bác sĩ y học dự phòng trong công tác tổ chức xây dựng chương trình quản lý bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường các bệnh nội tiết khác: tuyến giáp tuyến sinh dục, vô sinh, loãng xương…
Video đang HOT
Bên cạnh phiên báo cáo khoa học chính thức, các buổi CME sẽ tập trung đào tạo về ứng dụng kỹ thuật mới trong y khoa như: Đốt điện bằng sóng cao tần RFA trong bệnh lý nhân giáp…
Khánh Hồng
Theo Dân trí
10 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường được gán cái tên "sát thủ thầm lặng", vì thường tiến triển không có triệu chứng rõ ràng để giúp chẩn đoán xác định.
Đây là bệnh thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, được đặc trưng bởi lượng đường tăng trong máu, ảnh hưởng đến chất lượng sống và tăng nguy cơ tổn thương thần kinh tim mạch. Điều đáng lo ngại nhất là nhiều người thường bỏ qua, ít quan tâm vì dễ nhầm với các bệnh thông thường khác.
Vì vậy, điều quan trọng cần biết những dấu hiệu cảnh báo của bệnh để thăm khám bác sĩ và làm các xét nghiệm cần thiết. Sau đây là 10 dấu hiệu chính cảnh báo bệnh đái tháo đường.
1. Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên có thể do nhiễm trùng đường tiểu hoặc do uống nhiều nước. Tuy nhiên, nếu bạn không tìm ra được nguyên nhân và đi tiểu nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Điều này có nghĩa thận phải làm việc nhiều hơn để thải lượng đường thừa.
2. Cảm giác khát
Triệu chứng này có liên quan với đi tiểu nhiều. Do đi tiểu thường xuyên, cơ thể trở nên mất nước, làm cho bạn cảm thấy rất khát nước.
3. Đói cồn cào
Đi tiểu thường xuyên, đói cồn cào... là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Do lượng insulin trong máu không ổn định nên các tế bào cơ thể không có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tìm kiếm thêm nguồn năng lượng, dẫn đến những cơn đói cồn cào, khó chịu.
4. Khô miệng
Khô miệng gây cảm giác khó chịu và một trong những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề. Đây không chỉ là dấu hiệu mất nước, mà còn là dấu hiệu cảnh báo đái tháo đường type 2. Những thay đổi về da tạo thuận lợi cho vi khuẩn và tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu và răng.
5. Mệt mỏi
Mệt mỏi quá mức hoặc mãn tính là dấu hiệu không được bỏ qua dù trong tình huống nào. Ở bệnh nhân đái tháo đường, tế bào cơ thể rất khó hấp thụ glucose dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng trong cơ thể, khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, mệt mỏi càng tăng khi phải đi tiểu đêm.
6. Các vấn đề về mắt
Mắt là một trong những bộ phận trong cơ thể bị tác động nhiều nhất bởi bệnh đái tháo đường. Lượng đường trong máu cao đã ảnh hưởng đến mắt. Điều này gây nên nhìn mờ, đặc biệt khi không kiểm soát được bệnh gây giảm thị lực hoàn toàn.
7. Nhiễm trùng
Vi khuẩn, virus, nấm phát triển tốt trong môi trường có lượng đường máu cao, và nhiễm trùng là biểu hiện thường gặp. Nhiễm nấm âm đạo Candida, nhiễm nấm ở da, nhiễm trùng đường tiết niệu là những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân đái đường.
8. Cảm giác tê hoặc ngứa các đầu chi
Các biểu hiện này do bệnh đái đường ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Tê hoặc ngứa ran có thể xảy ra nhiều lần và thường kèm theo cảm giác đau, viêm.
Nếu vấn đề không được kiểm soát đúng mức, các tổn thương thần kinh có thể là vĩnh viễn, và gây nên những rối loạn nghiêm trọng khác.
9. Giảm hoặc tăng cân không có lý do
Giảm hoặc tăng cân không rõ lý do vì không có khả năng sử dụng insulin do đái đường gây nên. Ngăn cản glucose đi vào trong tế bào, cơ thể sẽ sử dụng protein từ các cơ để bù đắp năng lượng.
Do cơ thể mất khả năng hấp thụ glucose và đi tiểu thường xuyên, bệnh nhân đái tháo đường (thường là đái đường type 1) dễ bị sụt cân nhanh chóng. Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ gây phản ứng ngược lại, tăng cảm giác thèm ăn (thức ăn ngọt) và gây tăng cân.
10. Chậm liền sẹo
Một điều đáng chú ý là vết thương chậm liền sẹo. Do lượng đường cao trong máu đã làm tổn thương các tĩnh mạch, động mạch, điều này gây ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu đến các tế bào giúp làm lành vết thương.
Tóm lại, điều quan trọng và cần thiết nên có chế độ ăn, lối sống lành mạnh, đặc biệt là đái tháo đường type 2. Thêm vào đó, tránh thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, tránh nhàn rỗi, tránh các chất béo bão hòa, chất ngọt và thực phẩm chế biến sẵn... để có cuộc sống vui khỏe mỗi ngày.
Theo Bs Ái Thủy/ Sức Khỏe và Đời Sống
Dấu hiệu của bệnh gout Gout là căn bệnh khá phổ biến hiện nay đặc biệt ở người già gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Những dấu hiệu bệnh gout sau đây không phải ai cũng biết. Bệnh gout là gì? Gout là một bệnh về rối loạn chuyển hóa trong cơ thể (tăng sản xuất hoặc giảm đào thải axit uric...