Một nữ sinh viên Đại học Luật TP.HCM mất liên lạc nhiều ngày nay
Nữ sinh này là Đỗ Đinh Tâm Như (SN 2001), sinh viên năm nhất ngành Quản trị Luật của trường Đại học Luật TP.HCM.
Chiều tối 29/5, MXH xuất hiện thông tin với nội dung sinh viên Đỗ Đinh Tâm Như (SN 2001), hiện là sinh viên Đại học Luật TP.HCM. Gia đình mất liên lạc với em Như mất tích từ ngày 24/5 đến nay.
Theo thông tin đăng tải, trước khi mất tích, Tâm Như đăng ký tạm trú tại địa chỉ 17/1 Đoàn Như Hài, phường 12, quận 4,TP.HCM.
Trước đó, Tâm Như ra khỏi nhà và đi chiếc xe nhãn hiệu Yamaha màu xanh đen quân đội, mang biển kiểm soát 77L1-769.62. Người đứng tên chủ xe là bà Đinh Thị Tuyết Nhung (mẹ của em). Và từ đó, Như không trở về nhà trọ, không ai liên hệ được.
Liên quan đến vụ việc, trao đổi với báo PLO, anh Nguyễn Thành An, Phó Giám đốc Trung tâm Quan hệ Doanh nghiệp và Hỗ trợ sinh viên (Trường ĐH Luật TP.HCM) xác nhận có thông tin trên.
Anh An cho hay, Đỗ Đinh Tâm Như đang là sinh viên năm nhất ngành Quản trị Luật của trường.
Video đang HOT
Qua ghi nhận ban đầu từ thầy cô, bạn bè thân của em Như rằng mọi người đã không liên lạc được với em từ Tết Nguyên đán đến nay. Và sau dịch COVID-19, khi trường tổ chức học tập trung trở lại đã hơn hai tuần nhưng em Như cũng không đi học trở lại.
Ngay sau khi nhận thông tin vụ việc, trường đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể, đơn vị liên quan để tìm hiểu và tìm kiếm Như để có biện pháp hỗ trợ.
Hiện, phía gia đình em Như đã gửi đơn cầu cứu đến Công an quận 4. Nếu phát hiện em Như, xin gọi số 0938568588 (anh Dũng, là cậu ruột của em Như).
Chậm nộp học phí phải 'chịu phạt' 0,2%/ngày, phụ huynh trường quốc tế 'xuống nước'
Những ngày gần đây, nhiều phụ huynh Trường dân lập quốc tế Việt Úc (VAS) "than" lãi suất chậm nộp học phí trường này quy định quá cao, 0,2%/ngày, tương đương 73%/năm.
Phụ huynh đến Trường VAS phản đối chính sách thu học phí - Ảnh: TRỌNG NHÂN
Không ít phụ huynh tạm "xuống nước", tranh thủ đến trường hoàn tất học phí trong ngày 26-5.
Trước đó, VAS gửi email đến các phụ huynh chưa hoàn tất học phí học phần 4 cho con, phần lớn là những gia đình chưa đồng thuận với trường về chính sách thu học phí. Trong mail, VAS viết: Theo chính sách tài chính năm học 2019-2020 phụ huynh đã đồng ý và ký xác nhận theo quy định nhà trường, trường áp dụng mức phí chậm nộp là 0,2%/ngày với khoản tiền học phí nếu thanh toán sau ngày 26-5.
Không được quá 20%/năm
Theo ThS Nguyễn Ngọc Duy Mỹ - Hội luật gia Q.Bình Tân (TP.HCM), quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh là quan hệ hợp đồng dân sự, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự. Theo khoản 2, điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015, lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên, nhưng không được vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 điều 468 của bộ luật này.
Khoản 1 điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
"Trong khi đó, mức lãi suất chậm nộp mà trường ấn định là 0,2%/ngày, tính ra 73%/năm là vượt quá mức tối đa Bộ luật dân sự cho phép đến 53%" - ThS Mỹ nói và nhận định phần vượt quá này là không có hiệu lực.
ThS Mỹ lưu ý thêm thực tế một số văn bản pháp luật có quy định về mức lãi do chậm thanh toán khác trên như Luật thương mại, Luật các tổ chức tín dụng, nhưng giao dịch của phụ huynh và nhà trường là quan hệ hợp đồng dân sự, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự.
Có chuyện mới biết
Hiện tại, các trường quốc tế quy định các lãi suất phạt chậm nộp học phí khác nhau. Trường quốc tế Úc (AIS), Trường quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), Trường quốc tế Anh Việt (BVIS) áp mức lãi suất phạt 0,05%/ngày (18,25%/năm), trong khi Trường quốc tế Mỹ (TAS) lên đến 1%/ngày (365%/năm)...
Theo một giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM có con đang học trường quốc tế, nhiều phụ huynh khi ký hợp đồng với trường không để ý đến chi tiết này, chỉ khi có chuyện xảy ra mới vỡ lẽ.
"Mình biết có cả những người làm trong ngành khi cho con theo học cũng không để ý vấn đề trên" - vị này nói và cho biết thêm trong những trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính mà chậm nộp tiền cũng chỉ chịu lãi phạt 0,05%/ngày, tức 18,25%/năm. Hay nếu chậm nộp thuế, lãi suất phạt cũng chỉ 0,03%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp.
Trưởng phòng tài chính một trường quốc tế tại Q.2, TP.HCM thừa nhận một số trường quốc tế chưa nghiên cứu kỹ các điều khoản luật ở Việt Nam, mà chỉ áp dụng chung với hệ thống các trường nước ngoài về lãi suất phạt chậm nộp.
Cũng theo trưởng phòng này, trước đây, khi chưa có dịch COVID-19, điều khoản này ít khi phải sử dụng đến vì các trường thường xuyên nhắn tin nhắc nhở phụ huynh thanh toán tiền học đúng hạn, thậm chí du di cho nhiều gia đình ít hôm. Chỉ khi gặp trường hợp bất ngờ như COVID-19 vừa qua, khi nhiều phụ huynh không đồng ý thanh toán những khoản phí của trường thì chuyện phạt nộp quá hạn mới nóng lên.
Nghiên cứu kỹ khi ký hợp đồng
Theo luật sư Vũ Quang Đức - Đoàn luật sư TP.HCM, giữa phụ huynh và ban giám hiệu gặp vướng mắc về thỏa thuận, học phí, tiền phạt, đầu tiên có thể liên hệ với Sở GD-ĐT TP.HCM để được hướng dẫn giải quyết. Luật sư Đức cũng khuyên khi xem xét các hợp đồng, phụ huynh cần nghiên cứu thật kỹ các điều khoản và những trường hợp có thể xảy ra rồi mới đặt bút ký.
'Tôi đi nước ngoài để nghiên cứu đề tài cấp bộ': Giảng viên bị buộc thôi việc? Một nữ giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM gửi đơn kêu cứu ra Bộ GD-ĐT cùng các cơ quan chức năng vì cho rằng mình bị nhà trường "trù dập liên hoàn", buộc thôi việc trái pháp luật. Lãnh đạo Trường ĐH Luật TP.HCM cho biết đã sẵn sàng đối mặt tại tòa nếu giảng viên N. khởi kiện - Ảnh: TRẦN HUỲNH...