Một nữ ca sĩ tung ra sản phẩm story-telling về trẻ em nhân ngày Quốc tế Thiếu Nhi giữa hàng loạt vụ việc thương tâm
Trong những ngày gần đây, vụ việc đau lòng liên quan đến việc sử dụng bạo lực đối với trẻ em đang khiến nhiều người tỏ ra căm phẫn, và một sản phẩm âm nhạc đã được ra mắt để đồng cảm với điều đó.
Trong giai đoạn một loạt những vụ việc liên quan đến trẻ em như bạo hành, bạo lực và cả những vụ tự tử vì áp lực đang nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng.
Và Bùi Dương Thái Hà – Quán quân Giọng hát hay Hà Nội 2020 – đã cho ra mắt ca khúc Ước Mơ Của Con lấy cảm hứng từ câu chuyện của những chú bé bán vé số vào ngày 31/5, 1 ngày trước Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
Nội dung phần nhìn xoay quanh câu chuyện của hai em bé bán vé số với những khoảnh khắc cuộc sống thường ngày. Đó là những niềm vui khi cùng nhau bán được những tờ vé số, là những lúc cùng nhau nằm nghỉ với những mơ ước giản dị như bao đứa trẻ khác – có tình yêu thương của cha mẹ cạnh bên.
Ca từ của bài hát dễ dàng lấy nước mắt người xem với những câu hát như: “Con ước có vòng tay ôm lấy con vào lòng/ Những lúc con bật khóc, sau những vùi dập của cuộc sống” hay “Con ước cho trái tim, không khiến con ngã gục/ Không khiến con quặn thắt giữa những trưa hè nắng gắt”.
Cách viết lời theo hướng mô tả những cảm xúc và góc nhìn từ chính nhân vật cũng giúp tạo nên một câu chuyện đầy cảm xúc về số phận của những đứa bé.
Bùi Dương Thái Hà và ekip mong muốn tung ca khúc trong thời điểm này vì đây cũng là khoảng thời gian nhạy cảm khi những thông tin về trẻ em với nhiều sự việc thương tâm đang gây xôn xao dư luận.
Câu chuyện không chỉ dừng ở những đứa trẻ bán vé số mà còn mở rộng ra với trẻ em nói chung – dù giàu có hay nghèo khó, tuổi thơ đứa trẻ nào cũng cần được nâng niu, dạy dỗ, bảo bọc với ước mơ của riêng chúng chứ không phải bằng bạo lực.
Chia sẻ về sản phẩm âm nhạc lần này, Bùi Dương Thái Hà nhấn mạnh: ” Những hạt giống yêu thương và trách nhiệm được ươm mầm trong tôi nhờ sự ấm áp trìu mến của mẹ, sự nghiêm khắc nhưng thấu hiểu của ba.
Tôi được lắng nghe, được tôn trọng, được thoả sức sống với niềm đam mê của mình, được phát triển tự nhiên, có một tuổi thơ đầy màu sắc, được động viên khi yếu đuối và được bao dung mỗi khi sai lầm.
Vậy nhưng đâu đó ngoài kia có những tuổi thơ không trọn vẹn, cuộc sống các em bé nhỏ là mưu sinh, là sự thiếu thốn tình cảm gia đình, hay là những kí ức tuổi thơ với điện thoại & internet, áp lực học hành đè nặng lên tinh thần, không được thấu hiểu, sẻ chia”.
Tôi được lắng nghe, được tôn trọng, được thoả sức sống với niềm đam mê của mình, được phát triển tự nhiên, có một tuổi thơ đầy màu sắc
Bùi Dương Thái Hà sinh năm 1998, đã tốt nghiệp chuyên ngành Thanh nhạc – biểu diễn của ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Cô hiện đang ca sĩ nhạc nhẹ của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam. Năm 2020, Bùi Dương Thái Hà giành ngôi quán quân Giọng hát hay Hà Nội, cuộc thi mà chính Diva Hồng Nhung từng đăng quang năm 1987.
Thủ tướng: 'Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động'
Thủ tướng yêu cầu, mỗi bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, phát triển thể chất và tinh thần.
Hành động bằng tấm lòng, trách nhiệm và trái tim yêu thương với trẻ em
Tối 31/5, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và khai mạc hè năm 2022.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, sự kiện phát động "Tháng Hành động vì trẻ em" và khai mạc hè năm 2022 đặc biệt hơn mọi năm khi các cháu vừa phải trải qua giai đoạn rất khó khăn của đại dịch COVID-19. Nhưng chúng ta không chỉ có tháng hành động vì trẻ em mà phải luôn luôn hành động vì trẻ em.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn dành sự quan tâm đặc biệt, tình thương yêu sâu sắc đối với các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng vì các cháu là hạnh phúc của gia đình và tương lai của đất nước.
Thấm nhuần tư tưởng của Bác, những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em được phát triển toàn diện, có môi trường sống an toàn, lành mạnh. Nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là bản Hiến pháp Việt Nam ngay từ năm 1959 cho đến nay đều có nội dung về trẻ em. Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở châu Á, nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Giáo dục, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em đã được các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức xã hội, đoàn thể và nhân dân đặc biệt quan tâm. Nhiều chương trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng như chăm sóc thường xuyên đối với trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...
Đến nay, 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí. Gần 100% các cháu đến độ tuổi được đến trường, 95% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine và hiện đang tích cực triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho các cháu từ 5 đến 12 tuổi.
Đời sống tinh thần, vui chơi giải trí, môi trường giao tiếp xã hội của trẻ em ngày càng phong phú, đa dạng, được các cấp, các ngành và cả xã hội rất quan tâm, chăm lo. Chương trình hỗ trợ trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19 được đông đảo các cơ quan, đơn vị, cá nhân và tổ chức quốc tế hưởng ứng tích cực.
Tháng 5 vừa qua, Giám đốc Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đánh giá cao những chủ trương, chính sách của Việt Nam về chăm lo, bảo vệ quyền trẻ em trong các chương trình, kế hoạch hành động quốc gia.
Thủ tướng nêu rõ, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng công tác giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em vẫn còn những khó khăn, thách thức.
"Đảng, Nhà nước và tất cả chúng ta đã cố gắng nhưng không hết trăn trở, day dứt khi vẫn còn một số cháu phải đối mặt với nghịch cảnh của cuộc sống. Tình trạng trẻ bị bạo lực, xâm hại, tai nạn, nhất là đuối nước, tự tử vì trầm cảm do tác động của di chứng hậu COVID-19 vẫn còn xảy ra trong xã hội", Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, chỉ giải quyết được vấn đề khi chúng ta tìm được nguyên nhân, giải pháp và hành động bằng tấm lòng, trách nhiệm và trái tim yêu thương với trẻ em.
3 trụ cột chính ảnh hưởng đến đời sống của trẻ em
Thủ tướng nhấn mạnh 3 trụ cột chính ảnh hưởng đến đời sống của trẻ em, đó là gia đình - nhà trường - xã hội.
Đối với gia đình, Thủ tướng mong muốn mỗi gia đình hãy là "ngôi nhà xanh" hạnh phúc cho các cháu với trách nhiệm của cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ.
Đối với nhà trường, hãy là nơi để "mỗi ngày đến trường là một niềm vui". Ở đó các cháu coi thầy cô là cha mẹ thứ 2 của mình, chia sẻ và thực hiện khát vọng cuộc sống. Ở đó các cháu không bị áp lực học hành, thi cử, có môi trường lành mạnh, không bị thầy cô và bạn bè làm tổn thương, được an ủi khi có những chuyện buồn.
"Thậm chí đã có lần tôi nói cần cải thiện lại hệ thống nhà vệ sinh của trường học để các cháu được hưởng môi trường vệ sinh sạch sẽ. Hay nhà trường cần chú ý đến tâm lý, vấn đề an toàn và quan tâm đặc biệt đến tâm lý của trẻ sau dịch COVID-19 vì các cháu đã học trực tuyến một thời gian dài, tiếp xúc bạn bè bị hạn chế do chưa được đến trường", Thủ tướng phát biểu.
Đối với xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh "trách nhiệm và yêu thương" đối với trẻ em. Đối với quốc gia, cần có Chiến lược phát triển trẻ em Việt Nam, trong đó có giải pháp nâng cao thể trạng của trẻ em; giáo dục những hệ giá trị của con người Việt Nam như lòng yêu nước, ham học hỏi, trách nhiệm, kỷ cương, chân thành, nhân ái... Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật Trẻ em và Nghị quyết 121/2020/QH14 của Quốc hội và các nội dung, nhiệm vụ về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
"Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim, hãy bảo vệ trẻ em bằng hành động. Mỗi bộ, ngành, địa phương liên quan có trách nhiệm để bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, phát triển thể chất và tinh thần", Thủ tướng phát biểu và nêu rõ nhiệm vụ với các cơ quan.
Theo Thủ tướng, rất nhiều trẻ em trên toàn quốc đã vượt qua khó khăn, nghịch cảnh của dịch COVID-19, nỗ lực vượt lên chính mình đạt các danh hiệu "con ngoan, trò giỏi", "cháu ngoan Bác Hồ".
Thủ tướng tin tưởng, hơn 25 triệu trẻ em cả nước sẽ hiểu được tấm lòng của gia đình, thầy cô, và sự quan tâm của xã hội để luôn cố gắng thực hiện khát vọng, giấc mơ của riêng mình.... để không phụ tình yêu thương và trách nhiệm đó, để trở thành những người con, học trò, công dân có trách nhiệm với gia đình, nhà trường và xã hội.
Thủ tướng nhấn mạnh, nhân Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề "Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em", chúng ta phải cùng nhau hành động để trẻ em là những người đầu tiên được hưởng thành quả phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Chúng ta quyết tâm thực hiện bằng được mục tiêu phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ em.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: "Vì lợi ích mười năm trồng cây - Vì lợi ích trăm năm trồng người". Gia đình, nhà trường, xã hội luôn thực hiện trách nhiệm với các cháu. Mỗi cháu sẽ là mầm non lan tỏa tình yêu thương, nhân ái, bản lĩnh, trí tuệ, lòng yêu nước, để đất nước Việt Nam ngày càng phát triển hùng cường và thịnh vượng.
Trang bị kỹ năng phòng ngừa cho trẻ em trên môi trường mạng Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, trẻ em tiếp xúc nhiều hơn với môi trường internet. Bên cạnh những mặt tích cực, trẻ em cũng tiếp xúc với không ít mặt trái của môi trường trên mạng xã hội. Khoảng trống lớn nhất với trẻ em là việc trang bị kỹ năng phòng ngừa những cạm bẫy luôn rình...