Một nhánh cây chè chết làm cả nhà “chết theo”
Ba đời nay, gia đình ông Nguyễn Hữu Thư ở Giếng Cốc, xã Hạ Bằng ( Thạch Thất, Hà Nội) đều dùng lá chè hái từ cây có tuổi đời trên 200 trăm để hãm nước uống hàng ngày. Hai năm nay, một nhánh cây chè đã chết làm cả nhà mất ăn mất ngủ, lo lắng không biết cụ chè trong góc vườn còn gắn bó với gia đình được bao lâu nữa.
Báu vật truyền đời
Ông Nguyễn Hữu Thư cho hay, ông không thể quên được hương vị thơm ngon của chén chè mình được thưởng thức hồi 6-7 tuổi, thứ nước được hãm từ lá chè cổ hái trong vườn nhà.
Khi lên 8-9 tuổi, ông được ông nội kể lại câu chuyện về cây chè cổ mà gia đình vẫn thường gọi là cụ chè. Không biết cụ chè có từ bao giờ, chỉ biết, khi ông nội ông sinh ra, cây chè đã được trồng ở đó, trong góc vườn. Trải qua 3 đời, cả gia đình ông chưa phải mua một lạng chè mạn nào vì đã có “cụ”.
Dẫn chúng tôi ra vườn thăm cụ chè – báu vật gia đình truyền lại, ông Thư cho biết, trước đâym cả vùng này đều là đồi chè. Dân sống nhờ vào nghề hái lá chè đem bán. Gia đình ông cũng không là ngoại lệ. Nhưng về sau, thấy nghề này đem lại thu nhập thấp, người dân trong làng và gia đình ông phá bỏ dần chè đi. Không hiểu sao, cụ chè vẫn được giữ lại cho đến nay. Tính ra, cụ chè đã sống và gắn bó với gia đình ông được trên 200 tuổi.
Cụ chè 200 tuổi của nhà ông Thư
Hàng ngày ông phải bắc thang trèo lên mới hái được chè
Nói xong, ông lấy tay ôm qua đường kinh gốc và khoe: “Đường kính gốc to tới 40cm, cây cao gần bằng căn nhà hai tầng (9m), dáng thẳng đứng cùng cành lá xum xuê đang đua nhau đón lấy ánh nắng mặt trời. Cả làng này không kiếm đâu ra cây thứ hai”.
“Lá của cụ chè đem hãm nước uống thì ngon nức tiếng, không cây chè cổ nào có thể sánh bằng. Đặc biệt là vào mùa hè, khi chè đón được nhiều ánh nắng mặt trời nhất cũng là lúc cụ chè cho những chiếc lá ngon nhất trong năm”, ông Thư nói.
Trải qua bao năm tháng, nhiều lần gia đình ông định phá vườn cây để xây công trình phụ, nhưng chưa bao giờ nhắc đến chuyện chặt bỏ cụ chè. Bởi, với gia đình ông, cụ chè đã là thành viên không thể thiếu của gia đình.
“Cụ chè giờ cao quá rồi, mỗi khi hái lá tôi đều phải bắc thang trèo lên chứ không thể đứng dưới đất hái được nữa”, ông Thư nói.
Lá cây chè cổ thụ càng già hãm nước uống càng ngon
Trả tiền tỷ cũng không bán
Ông Thư tâm sự, 70 năm nay, ngày nào ông cũng uống nước chè tươi được hãm từ lá cây chè cổ trong vườn nhà nên giờ thành ra nghiện.
Vì thế, khi đi đâu xa, nhất quyết ông phải hái một ít chè đem theo để hãm nước uống dần, không thì chỉ uống nước lọc. Với ông, những loại chè khác đều có vị nhạt nhẽo, không loại nào sánh được cả về hương, vị, sắc như cụ chè cổ trong vườn nhà. Đó là thứ nước trà có màu trong xanh, uống hơi chát, nhưng khi uống xong chép miệng sẽ thấy có vị ngọt trong cổ họng. Vị ngọt này sẽ kéo dài ít nhất trong 5-10 phút. Tuy nhiên, để có được ấm nước chè ngon, khi hái chè ông cũng phải chọn những lá chè ngon đúng độ.
Ví dụ, với cụ chè cổ này, lá càng già hãm nước càng ngon. Khi hái lá chỉ cần thử bẻ ngang chiếc lá, thấy tiếng gãy đánh “tách” một cái là lá chè ngon. Còn những lá bánh tẻ, những lá non và búp chè thì ông không uống bởi chúng sẽ có vị chát nhiều hơn.
Đặc biệt, khi hãm chè cũng cần phải chú ý, phải rửa sạch lá qua 3 nước, sau đó vò nhẹ rồi cho vào ấm theo tỷ lệ lá chè chiếm 1/3 thể tích ấm nước. Tiếp đó, nước đun sôi 100 độ C rót vào ấm, lắc qua lắc lại rồi đem đổ bỏ toàn bộ nước đó đi, rót nước nóng tiếp vào và để ủ trong 3 tiếng là có thể đem ra thưởng thức.
Cả đời ông Thư quen uống nước chè xanh hái từ cây chè cổ thụ, đi đâu xa mà thiếu thì ông thà uống nước lọc còn hơn.
“Mỗi ngày tôi đều phải hãm ba ấm, cứ chuẩn bị hết ấm này tôi lại hãm ấm kia để lúc nào cũng có chè uống. Theo thời gian, uống mãi quen rồi, sáng ra phải uống được ngụn chè tươi, sau mỗi bữa ăn cũng phải uống ít nhất một ngụm. Không uống là cảm thấy trong người bứt rứt, khó chịu lắm”, ông Thư tâm sự.
Video đang HOT
Không biết có phải do được uống nước chè cổ thụ không, nhưng mỗi lần uống xong, ông thấy tinh thần vô cùng thoải mái, sảng khoái. Ngày nắng nóng, đi ngoài đường về mà có cốc chè tươi pha thêm chút đường thì thật tuyệt vời.
Các tài liệu khoa học cho thấy chè xanh có những tinh chất chống bệnh tật, đặc biệt là ung thư, nên có lẽ vì thế mà bao năm nay, nhờ uống nước chè, các thành viên trong gia đình ông đều khỏe mạnh.
Nhiều vị khách quý đến chơi nhà ngỏ ý hỏi mua nhưng ông đều lắc đầu, chỉ hái lá biếu. Cụ chè giờ đã già yếu hơn trước nên cho lá không nhiều, chỉ đủ để gia đình ông dùng hàng ngày.
“Có người hỏi mua rồi bảo đem máy móc đến đánh gốc cây đi nhưng tôi nhất quyết không bán, kể cả họ có trả tiền tỷ. Với chúng tôi, cụ chè là báu vật, là thành viên không thể thiếu của gia đình”, ông Thư chia sẻ.
Nhưng giờ ông Thư đang mất ăn mất ngủ bởi không biết cụ chè có thể gắn bó với gia đình được bao lâu nữa. “Cụ chè có hai nhánh, một nhánh đã bị chết nên gần đây, sáng sớm nào tôi cũng phải ra thăm cụ, chỉ lo nhánh còn lại ‘đi’ nốt. Con tôi nói lấy quả của cụ chè để ươm trồng một cây khác, nhưng tôi nghĩ có trồng thì ít nhất cũng phải 50-60 năm nữa mới có chè ngon để uống”, ông bảo.
Theo B.Hân – T.Linh (Vietnamnet)
Án tử hình đã tuyên mà nỗi đau kinh hoàng vẫn ám ảnh thế gian
Ngày 17/12/2015 dư luận cả nước phẫn nộ và đau thương hướng về phiên tòa xét xử vụ sát hại vô cùng dã man 6 người trong gia đình một chủ xưởng gỗ ở thị trấn Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Chỉ vì không yêu được người yêu cũ (vì gia đình người yêu ngăn cản), chỉ trong một đêm, hung thủ Nguyễn Hải Dương, 24 tuổi (có sự giúp đỡ của đồng bọn là Vũ Văn Tiến, 24 tuổi) đã ra tay sát hại man rợ 6 người trong gia đình người yêu để trả thù và cướp tài sản.
Báo chí đã tường thuật lời khai của của các sát thủ máu lạnh trong vụ thảm án ghê rợn này (Vũ Văn Tiến giữ người để Nguyễn Hải Dương đâm cổ 6 nạn nhân).
Đây là tội ác "Trời không dung đất không tha" nên trong ngày xét xử, khi các bị cáo khai báo những chi tiết về việc bàn bạc, ra tay giết người man rợ, thì gió trưa ở Bình Phước đã liên tục giật với từng xoáy bụi cuộn lên như giận dữ.
Trước tòa, hung thủ Nguyễn Hải Dương đã lạnh lùng, tỉnh táo như không khi khai báo về động cơ đê hèn của việc y ra tay sát hại người yêu và cả gia đình cô là để trả thù và cướp tài sản.
Nhưng chúng ta vẫn không thể nào cắt nghĩa nổi việc một thanh niên "đầu xanh tuổi trẻ" lại có thể cắt cổ man rợ 6 người trong gia đình mà trước đây y đã từng có thời gian gần gũi và yêu thương họ.
Trong vụ án kinh hoàng này, các án tử hình đã được tuyên, 2 bị cáo Dương và Tiến đã bật khóc khi bị khép án tử hình, nhưng nỗi đau đớn kinh hoàng vẫn cồn cào, dằn vặt những người thân của gia đình bị hại và nỗi đau ấy còn như ám ảnh bao người trên thế gian này.
Và, các hung thủ như những con quỷ dữ đội lốt người đã ngang nhiên hành sát các nạn nhân một cách không xót thương, không áy náy, không ghê tay, không chần chừ như những cảnh quay được dàn dựng trong một bộ phim bạo lực đẫm máu nào đó xuất hiện trong những năm qua...
Những năm tháng này, có một thực trạng mà chắc chắn các nhà nghiên cứu xã hội học và các cơ quan chức năng đang phải đau đầu tìm lời giải đáp cho vấn đề: Tại sao khi thế giới loài người đang ngày càng trở nên văn minh hơn, cuộc sống con người ngày một bớt khó khăn hơn và đầy đủ hơn trước đây thì tình trạng bạo lực vẫn ngày càng gia tăng ở nhiều nơi, nhiều lúc? Một câu hỏi hóc búa không dễ gì tìm ra lời đáp. Ta hãy thử khảo sát các diễn biến thực tế để trước hết có một cái nhìn khách quan về thực trạng đầy mâu thuẫn này.
Có thể nói, nhìn từ Việt Nam, năm 2015 là năm kỷ lục (trong 2 thập niên đầu của thế kỷ 21) khi diễn ra một loạt các thảm án cực kỳ nghiêm trọng mà bọn sát nhân dã man đã giết từ 2 người... đến 4 người... rồi 6 người.
Mới nhất là vụ thảm án xảy ra rạng sáng ngày 7/12/2015, tại xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội, hung thủ Nguyễn Văn Kỳ (45 tuổi, vừa ra tù năm 2015) đã đâm 4 người trong một gia đình ( 2 người chết và 2 người bị thương) khi y đột nhập vào nhà, lấy cắp 2 chiếc điện thoại di động.
Hung thủ Nguyễn Văn Kỳ có 4 tiền án về tội tàng trữ, sử dụng trái phép ma tuý và trộm cắp. Nghiện heroin, Kỳ cầm đầu một nhóm đối tượng không nghề nghiệp, nghiện ma tuý, cờ bạc. Sau khi bố mẹ mất, Kỳ đã bán sạch đất đai nhà cửa để nướng vào các tệ nạn xã hội. Sau khi mãn hạn tù, Kỳ trở về địa phương và dựng lán để ở cho đến ngày gây vụ thảm án.
Nguyễn Hải Dương được dẫn giải ra tòa. Ảnh: Phùng Sơn
Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 30/9/2015, Vi Văn Hai đã bị tuyên án tử hình. Đáng chú ý, trả lời báo chí, chủ tọa phiên tòa này là thẩm phán Trần Ngọc Sơn cho biết trăn trở lớn nhất mà ông nhận ra qua vụ án này là "đạo đức xã hội đang có xu hướng đi xuống, hung thủ gây án hàng loạt vì mâu thuẫn bột phát, đơn giản và mức độ nhận thức pháp luật của bị cáo rất thấp, bị cáo không biết xem giờ, nhiều câu hỏi không hiểu, điều đó cho thấy bị cáo gây án nhưng không nhận thức được hậu quả".
Sau thảm án trên 5 ngày, vụ nghiêm trọng nhất diễn ra đêm 7/7/2015 tại tỉnh Bình Phước, các hung thủ Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến đã hạ sát 6 người trong một gia đình chủ xưởng gỗ tại huyện Chơn Thành để cướp tài sản hơn 49 triệu đồng. Kết luận điều tra xác định Tiến là đồng phạm, giúp Dương khống chế các nạn nhân, còn Dương là người trực tiếp cầm dao đâm chết cả 6 người (trong đó có người yêu cũ của mình).
Hơn một tháng sau vụ thảm án trên, ngày 12/8/2015, vụ thảm sát 4 người trong một gia đình tại xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, Yên Bái do hung thủ Đặng Văn Hùng, 26 tuổi gây ra cũng khiến xã hội ghê sợ.
Theo cáo trạng, chiều 12/8, do tranh chấp đất làm nương dẫn đến cãi vã, Hùng dùng con dao làm rẫy đoạt mạng cả 4 người họ hàng gồm anh Trần Đức Long (23 tuổi), chị Phàn Thị Hoa (20 tuổi, vợ anh Long), bé Trần Văn Truyền (con trai của vợ chồng anh Long) và Phàn Thị Hà (15 tuổi, em ruột chị Hoa).
Tại phiên sơ thẩm ngày 28/10/2015, TAND tỉnh Yên Bái đã tuyên phạt tử hình bị cáo Đặng Văn Hùng vì đã giết nhiều người, trong đó có trẻ em bằng thủ đoạn tàn nhẫn, vô cảm.
Chỉ 11 ngày sau vụ thảm án trên, khoảng 15h30 ngày 23/8/2015, tại thôn Phú Vinh, xã Ia Băng huyện Chư Prông, hung thủ Vũ Văn Đản (SN 1976) cầm 2 tay 2 con dao la hét đòi giết vợ con khiến vợ Đản sợ hãi ôm con bỏ chạy. Ngay sau đó, Đản đã vác dao chạy ra đường, chém chết 4 người và khiến 3 người khác bị thương. Các nạn nhân đều trú tại xã Ia Băng huyện Chư Prông và đều là người thân, hàng xóm của nghi can.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, hàng trăm thanh niên trong xã đã dùng gậy gộc truy tìm Đản. Sau hơn 2 tiếng thì lực lượng công an bắt được Đản cách hiện trường hơn 1km. Lúc bị bắt, trên tay Đản còn cầm 2 con dao dính máu.
Mới đây, Công an tỉnh Gia Lai cho biết đã có kết luận giám định pháp y tâm thần bị can Vũ Văn Đản, cho thấy trước khi gây án, Đản có rối loạn nhân cách và hành vi do sử dụng rượu. Trong và sau khi gây án, bị can rối loạn tâm thần với ảo giác chiếm ưu thế, rối loạn nhân cách và hành vi do sử dụng rượu.
Trước, trong, sau khi gây án và hiện tại, bị can Vũ Văn Đản hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Lãnh đạo Công an tỉnh Gia Lai cho biết với kết luận giám định như trên, thể hiện bị can Vũ Văn Đản mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức mất hẳn khả năng nhận thức, mà chỉ hạn chế khả năng nhận thức, nên vẫn sẽ bị xử lý hình sự về tội "Giết người". Tuy nhiên, bị can được áp dụng tình tiết giảm nhẹ "Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình".
Từ thực trạng trên, khó mà cắt nghĩa nổi tại sao trong vòng chưa đầy 60 ngày đã liên tục xảy ra 4 vụ thảm án nghiêm trọng ở nhiều địa phương như một "hội chứng bạo lực" dây chuyền như vậy (?).
Đáng chú ý, trong 4 vụ thảm án, có tới 3 vụ xảy ra ở vùng sâu, vùng xa nông thôn miền núi, nơi dân trí không cao và nhận thức pháp luật của nhiều người dân, nhất là thanh niên bị coi thường, xem nhẹ. Nhưng có một thực tế đau lòng, ngay ở vùng đồng bằng trù phú và tại các đô thị, nơi đời sống con người tưởng chừng văn minh, khá giả hơn các vùng hẻo lánh lại vẫn thường xuyên diễn ra các vụ việc bạo lực kinh hoàng như 2 vụ thảm án vừa diễn ra ở Thạch Thất, Hà Nội và Chơn Thành, Bình Phước.
Mới đây nhất là vụ trong các ngày 7 và 8/12/2015 có tới 9 nữ công nhân làm việc tại Khu công nghệ cao, Q.9, TP.HCM bị một thanh niên lạ mặt bịt khẩu trang, đâm kim tiêm vào ngực, làm toàn bộ 9 người này phải uống thuốc phơi nhiễm HIV.
Chắc kẻ biến thái đang bị truy lùng này hẳn phải biết, trước đó, tại phiên tòa ngày 4/5/2015, bị cáo Trần Hữu Phúc (24 tuổi, ở phường Phú Thuận, TP Huế, tốt nghiệp khoa Du lịch Đại học Huế loại giỏi, chuẩn bị làm thạc sĩ) đã bị TAND TP Huế tuyên phạt 18 tháng tù tội cố ý gây thương tích, trong 9 tháng, kẻ biến thái này đã dùng thanh gỗ nhọn đâm vào vùng kín 8 phụ nữ, trong đó có 5 người bị thương với tỷ lệ tổn hại sức khỏe là 11%.
Gọi loại tội phạm này là những kẻ "biến thái" có vẻ chưa đúng lắm, nhưng rõ ràng chúng là những kẻ biến thái bệnh hoạn về mặt tinh thần khi lấy nỗi đau đớn, sợ hãi của phụ nữ để thỏa mãn sự độc ác thú tính của bản ngã chúng.
Trở lại việc các hung thủ sát hại dã man 6 người trong gia đình một chủ xưởng gỗ ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước ngày 7/7/2015 đã phải hầu tòa và lãnh án tử hình. Việc loại bỏ khỏi đời sống xã hội những kẻ sát nhân không còn tính người như vậy là lẽ đương nhiên và khỏi phải bàn cãi.
Nhưng tội ác kinh hoàng mà chúng gây ra sẽ vẫn còn mãi ám ảnh đời sống con người trên thế gian này khi chúng ta không lý giải được vì sao chúng lại trở thành "ác quỷ" như vậy trong một thời đại văn minh như hiện nay.
Chẳng lẽ con người bất lực trong cách giải thích về những thảm án nói trên? Ngày 17/12, Hội đồng xét xử vụ thảm án Bình Phước đã nhận định: "Các bị cáo được học hành, nhưng chỉ vì sự ích kỉ, lòng tham, các bị cáo thực hiện hành vi sát nhân, và nguyên nhân chủ yếu các bị cáo phạm tội là do chính bản thân bị cáo có sẵn động cơ tham lam, suy thoái về đạo đức, kém hiểu biết, lệch lạc về xã hội, bất bình, thực dụng, tất cả vì đồng tiền...".
Và ở một giác độ suy ngẫm bình thường như bao người khác, tôi ngờ ngợ nhận ra rằng: trong xã hội hiện đại ngày hôm nay, phải chăng đời sống bạo lực, đời sống tình ái quay cuồng trên phim ảnh cùng các trò chơi điện tử với trò chơi bạo lực đã phần nào đó "đầu độc" giới trẻ khi không ít thanh niên lao vào các trò thác loạn: sống gấp, yêu gấp, hưởng thụ gấp, chơi bơi gấp, nghiện ngập gấp rồi hận thù gấp...và chúng đã gây ra những vụ thảm án kinh hoàng.
Rồi ở một giác độ khác, tôi lại thao thức nghĩ, phải chăng đời sống bất an của con người trong một môi trường thiên nhiên bị hủy hoại, trong một môi trường đô thị ngày càng bị ô nhiễm, trong một môi trường sống căng thẳng, cạnh tranh, quay cuồng, dồn nén của con người thời hiện đại... đã hủy hoại thần kinh của không ít người và dẫn đến những dạng biến thái bệnh hoạn, sặc mùi bạo lực.
Có lẽ còn nhiều vấn đề để chúng ta phải tìm hiểu, phải bàn luận thêm về những thảm án nói trên. Và, với cảm xúc của một nhà thơ, tôi thử tìm cách đối thoại với nỗi đau con người trong vụ thảm sát ở Bình Phước:
Sáu người bị giết ở đây
Máu oan khốc gọi đất dày trời cao
Quê hương bật khóc nghẹn ngào
Sáu cánh hạc nhỏ bay vào hư vô
Thương đau trong chốn mịt mờ
Đời người như một giấc mơ hãi hùng
Bọn quỷ dữ, bay đừng mong
Lưới trời sao thoát khỏi vòng âm dương
Đêm qua bọn quỷ lên đường
Sớm nay, chúng đã giết luôn sáu người
Tôi hỏi đất, tôi hỏi giời
Hỏi xem thần thánh đêm rồi ngủ đâu?
Tôi hỏi cái kiến, con sâu
Hỏi vầng trăng mọc trên cầu giải oan
Tôi hỏi nước mắt nhân gian
Tôi hỏi tôi giữa đại ngàn đau thương
Tôi là con của quê hương
Khổ đau là mẹ, mẹ thường chở che
Tôi hỏi mẹ, mẹ vẫn nghe
Sao người chẳng thể nói gì sớm nay
Sớm nay, bọn quỷ về đây
Bàn tay ác quỷ nhuốm đầy máu kia
Trẻ con có tội tình gì
Phụ nữ có tội tình chi, hỡi người ?
Tôi hỏi đất, tôi hỏi giời
Hỏi xem thần thánh đêm rồi ở đâu?
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến
Theo Ngươi đưa tin
Sự thật khó tin vụ giết 2 người ở Thạch Thất Hung thủ Nguyễn Văn Kỳ và nạn nhân Nguyễn Lương Chuân trong vụ giết 2 người ở Thạch Thất là bạn bè. Liên quan đến vụ án giết 2 người ở xã Canh Nậu (Thạch Thất, Hà Nội), hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục lấy lời khai và điều tra mở rộng. Nguyễn Văn Kỳ (45 tuổi, Hương Ngải, Thạch Thất)...