Một nhân viên y tế trụy tim sau tiêm vaccine Covid-19
Bộ Y tế chiều 10/5 công bố một nhân viên y tế tại Đà Nẵng bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca.
Theo Bộ Y tế, người bị sốc phản vệ là nữ điều dưỡng 31 tuổi, công tác tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng. Bệnh nhân không có tiền sử dị ứng, đã được khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng. Sau khi tiêm, bệnh nhân bị ù tai, khó thở, đã được xử lý chống sốc theo đúng phác đồ, cấp cứu tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đà Nẵng. Tình trạng hiện tại của bệnh nhân là đang an thần, thở máy, huyết động ổn định nhờ các thuốc vận mạch.
Bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết nữ nhân viên y tế này bị sốc phản vệ cấp độ 4 ngay sau tiêm vaccine Covid-19 vào sáng 10/5. Bệnh nhân được chuyển vào phòng cấp cứu trong tình trạng truỵ tim mạch, suy hô hấp.
“Nhờ xử lý tình huống ngay tức khắc nên hiện tại bệnh nhân đã tạm ổn, đang nằm hồi sức”, bác sĩ Nhân nói.
Video đang HOT
Bác sĩ Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết sáng nay thành phố đã tạm dừng việc tiêm vaccine. Sở họp bàn cách thức tiêm vaccine phù hợp trong các đợt tiếp theo và “không dừng tiêm vaccine”. Đến chiều, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đà Nẵng thông báo tạm dừng tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 tại cơ sở tiêm chủng 103 Hùng Vương để chờ kế hoạch tiếp theo.
Theo bác sĩ Yến, tác dụng phụ của việc tiêm vaccine không ai mong muốn. Vaccine Covid-19 mới và chưa được đánh giá toàn diện, nên khi tiêm chủng Sở Y tế đã hạn chế không cho tiêm ở các trạm y tế và các điểm không có giường bệnh.
Theo Sở Y tế Đà Nẵng, tổng số liều vaccine được Bộ Y tế phân bổ trong đợt 2 là 7.200 (tương đương 720 lọ), dự kiến tiêm cho 8.424 người. Đơn vị thực hiện tiêm là CDC Đà Nẵng. Người được tiêm là lực lượng tuyến đầu chống dịch, thời gian từ ngày 5 đến 10/5.
Theo bác sĩ Nhân, tỷ lệ sốc phản vệ nặng là 8 trong số 1 triệu liều tiêm. Tuần trước, một nhân viên y tế ở An Giang tử vong sau tiêm vaccine Covid-19 do sốc phản vệ trên nền cơ địa dị ứng.
Việt Nam bắt đầu triển khai tiêm vaccine Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất, từ ngày 8/3. Tính đến nay, cả nước tổng cộng đã tiêm đợt 1 và 2 được hơn 851.000 liều vaccine phân bổ, đạt 93%h kế hoạc. Người được tiêm thuộc đối tượng ưu tiên, là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, công an, bộ đội.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long ngày 6/5 cho biết đánh giá trên 600.000 người đã tiêm vaccine Covid-19, 16% có phản ứng thông thường sau tiêm. Những phản ứng này mất đi sau 24 giờ tiêm. Tỷ lệ này thấp hơn so với các nước, theo Bộ trưởng. Một vài trường hợp có phản ứng nặng hơn đã được các bác sĩ xử lý ổn định.
Nữ nhân viên Bệnh viện Đà Nẵng sốc phản vệ sau tiêm vaccine COVID-19
Nữ nhân viên y tế Bệnh viện Đà Nẵng đang được hồi sức tích cực, hỗ trợ thở máy do bị sốc phản vệ sau khi tiêm xong mũi vaccine COVID-19.
Ngày 10/5, trả lời VTC News , bác sỹ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, nữ nhân viên y tế của bệnh viện sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine COVID-19.
" Hiện tình trạng của nữ nhân viên này đã tương đối ổn định. Chúng tôi tạm dừng tiêm để đánh giá lại, đảm bảo tất cả các khâu và sẽ tiếp tục triển khai tiêm vaccine ", bác sỹ Nhân cho biết.
Đà Nẵng tiêm vaccine COVID-19 cho lực lượng y tế.
Theo thông tin ban đầu, ngày 10/5, nữ nhân viên y tế Bệnh viện Đà Nẵng bị sốc phản vệ sau khi tiêm xong mũi vaccine COVID-19.
Ngay sau khi nhân viên y tế bị sốc phản vệ, Bệnh viện Đà Nẵng tạm đình chỉ, niêm phong toàn bộ lô vaccine COVID-19 nói trên để phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, đánh giá.
Đây là đợt tiêm Vaccine COVID-19 thứ 2 được tổ chức tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 5/5 là đợt tiêm đầu tiên và đã có hơn 450 liều vaccine được tiêm cho các nhân viên y tế.
Theo kế hoạch, Bệnh viện Đà Nẵng sẽ tiêm vaccine 2 đợt vào ngày 10 và 12/5 nhưng chương trình đang phải tạm dừng lại.
Tại sao vaccine gây phản ứng phụ? Vaccine được tạo thành từ đoạn ADN, đoạn gene hoặc virus bất hoạt... có thể gây phản ứng nhẹ hoặc những phản ứng phản vệ nặng, nguy hiểm tính mạng. Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết vaccine có thể được tạo bằng nhiều cách khác nhau, về cơ bản gồm bốn...