Một nhà văn gây phẫn nộ khi chê bánh chưng “là thứ văn xuôi thô kệch, ăn đến bội thực”
Mới đây, trên trang cá nhân, một nhà văn đã đăng tải một bài tản văn chê bánh chưng khiến nhiều người bức xúc.
Mỗi khi Tết đến xuân về, người Việt, dù có đi đâu, ở đâu cũng không bao giờ thiếu chiếc bánh chưng xanh trong mâm cỗ cổ truyền. Bánh chưng là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
Gói bánh chưng ngày Tết là nét đẹp trong văn hóa của người Việt
Trong tâm thức người Việt, chiếc bánh chưng không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành nét đẹp của con người Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời và mang nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh.
Bánh chưng là món ăn truyền thống của người Việt
Tuy nhiên mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một bài đăng chê bánh chưng gây phẫn nộ. Theo đó, trong bài tản văn đăng tải trên trang cá nhân, nhà văn P.T.H đã dùng nhiều ngôn từ chê bai bánh chưng. Đầu tiên, người này so sánh bánh chưng như một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, ăn đến bội thực.
” Ẩm thực và văn chương có nhiều tương đồng, bánh chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn lại là bội thực. Lá gói lạt buộc hì hục, nấu như kháng chiến trường kỳ, song công phu vất vả thế vẫn chưa hết.
Bài viết gây xôn xao cộng đồng mạng
Video đang HOT
Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng, chưa kể động thái lại gạo khét tiếng, cộng thêm bước bóc bánh nên gọi chân thành là tra tấn và thực tế chắc chắn là chỉ sau một đũa xắn nó sẽ mất trắng tổng thể nghệ thuật và mỗi phút một hết cả xanh lẫn rền để cuối bữa chỉ còn là một di tích lạnh lẽo, xám xịt, tả tơi trên mâm cỗ.
Văn bánh chưng là văn to nhưng không lớn, rắc rối nhưng không phức tạp, lớp trong lớp ngoài nhưng không đa tầng, nghiêm nhưng không cẩn“, trích nội dung bài đăng của nhà văn P.T.H.
Cũng trong bài đăng trên trang cá nhân, người này còn dùng nhiều ngôn từ, lý lẽ không phù hợp để nói về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc ta. Đồng thời, so sánh văn hóa nước ta với các nước phương Tây khác với những định hướng lệch lạc.
Bài đăng này ngay lập tức nhận được những phản ứng gay gắt từ cộng đồng mạng. Nhiều người bày tỏ sự chỉ trích về giọng văn lệch lạc và những ngôn từ bôi đen văn hóa mà P.T.H sử dụng trong bài đăng.
Lên triền núi cắt chiếc lá xanh dùng để gói bánh tét mang đi bán, người Raglai ở Ninh Thuận có ngay tiền sắm Tết
Những ngày giáp Tết Nhâm Dần 2022, bà con dân tộc Raglai ở xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) rất phấn khởi khi có nguồn thu nhập ổn định từ việc cắt lá chuối tươi bán cho những gia đình dưới xuôi gói bánh chưng, bánh tét...
Lên nương hái lá đổi tiền
Những ngày giáp Tết Nhâm Dần-2022, đi đâu chúng tôi cũng cảm nhận không khí Tết tràn về và len lỏi khắp đường làng, xóm nhỏ của người dân tộc Raglai ở miền núi cao thuộc xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận).
Khắp các vườn chuối trên triền núi, đâu đâu chúng tôi cũng nghe tiếng gọi nhau í ới của bà con dân tộc Raglai vang vọng cả vùng núi rừng.
Ai cũng tất bật, chọn và cắt những tàu lá chuối xanh mướt, rồi xếp cuộn vào gùi mang về bán cho thương lái chở về miền xuôi phục vụ cho người dân gói bánh chưng, bánh tét khi Tết đến xuân về...
Từng nhóm người dân tộc Raglai ở xã Phước Bình tranh thủ gùi những tàu lá chuối xanh tươi để bán về xuôi cho người dân gói bánh ngày Tết. (Ảnh: Đức Cường)
Gùi trên lưng những cuộn lá chuối xanh tươi vừa cắt được, bà Pu Pu Thị Thương ở thôn Bạc Rây 1, xã Phước Bình phấn khởi: "Mùa chuối Tết năm nay được mùa được giá, lại được thương lái thu mua với giá ổn định nên bà con ai nấy đều vui mừng vì có tiền sắm ngày tết. Trung bình mỗi buổi sáng tôi và đứa cháu nhỏ kiếm được 250.000 - 300.000 đồng từ việc cắt lá chuối đem bán".
Theo bà Thương, vụ chuối Tết năm nay, giá chuối thương lái mua tại vựa là 5.000 đồng/kg, còn lá chuối cũng được bán với giá tương tự, cao gần gấp hai lần so với ngày thường.
Bà Pu Pu Thị Thơm và Pu Pu Thị Thương phấn khởi phấn khởi gùi lá chuối bán tại một vựa thu mua ở địa phương. (Ảnh: Đức Cường)
Phấn khởi với gần 30kg lá chuối vừa cắt được đang gùi trên lưng mang đến bán cho thương lái, chị Pu Pu Thị Thơm (thôn Bạc Rây 1) vui giọng: "Những ngày này nhu cầu về chuối trái và lá chuối xanh rất cao nên gia đình tôi tất bật lên nương từ sáng đến tối. Với hơn 1ha trồng chuối, hôm nay tôi cắt được gần 50kg lá chuối. Cả thôn cùng rủ nhau đi cắt lá chuối bán, lấy tiền sắm Tết nên bà con ai cũng phấn khởi".
Theo nhiều bà con Raglai, những ngày giáp Tết là thời điểm chuối trái và lá bán chạy nhất trong năm nên hầu hết các gia đình trong xã Phước Bình đều vui vẻ, phấn khởi.
Thương lái liên tục đặt mua
Dọc tuyến đường liên xã Phước Bình, chúng tôi bắt gặp hàng chục điểm thu mua lá chuối tươi của các chủ vựa người Kinh để vận chuyển về các chợ trong và ngoài tỉnh tiêu thụ.
Giáp Tết, lá chuối tươi được nhiều chủ vựa thu mua chở về xuôi bán cho người dân trong và ngoài tỉnh Ninh Thuận gói bánh. (Ảnh: Đức Cường)
Ông Trần Đại Luyện, một trong những vựa thu mua chuối tươi tại thôn Bạc Rây 1 cho biết, năm nào cũng vậy, vào dịp Tết nhu cầu dùng chuối tươi để cúng bàn thờ và lá chuối để gói bánh là rất lớn.
Để có đủ hàng cung cấp cho miền xuôi những ngày cận tết, thương lái phải đặt hàng trước với bà con mới có hàng cung cấp cho thị trường.
So với mọi năm, dự kiến năm nay vựa của ông Luyện sẽ thu mua khoảng 10 tấn chuối tươi và hàng chục tấn lá để chuyển đi khắp các chợ trong tỉnh Ninh Thuận và các chợ lớn ở Khánh Hòa, Phú Yên và tận TP.HCM.
"Hiện số sản phẩm chuối tươi vừa thu mua được của bà con đã có thương lái từ Cam Ranh (Khánh Hòa) đặt mua hết. Dự kiến càng cận Tết nhu cầu về các sản phẩm từ chuối sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét...", ông Luyện chia sẻ.
Bên cạnh lá chuối xanh, những trái chuối tươi ở Phước Bình cũng đang hút hàng bởi độ ngon, ngọt và đảm bảo an toàn thực phẩm. (Ảnh: Đức Cường)
Theo nhiều thương lái thu mua chuối tươi, sở dĩ sản phẩm chuối Phước Bình được thị trường ưa chuộng và đắt hàng những ngày giáp Tết là nhờ vào chất lượng thơm ngon, ngọt.
Bởi chuối vùng này được bà con trồng trên các triền núi và hưởng nước trời, không phun thuốc bảo vệ thực vật nên rất an toàn.
Xã Phước Bình, huyện Bác Ái là một trong những địa phương có diện tích trồng chuối lớn nhất ở tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh: Đức Cường)
Được biết, xã vùng cao Phước Bình là một trong những địa phương có diện tích trồng chuối lớn nhất tại Ninh Thuận với tổng diện tích khoảng 700 ha.
Hiện chính quyền địa phương đang giúp bà con nhân rộng thêm diện tích trồng chuối trên các sườn núi.
Cây chuối được xem là cây trồng chủ lực ở địa phương vì cho thu hoạch quanh năm, giá bán ổn định, góp phần giúp bà con dân tộc Raglai xóa đói giảm nghèo.
Chuyến xe mùa Xuân hỗ trợ sinh viên về quê ăn Tết Ngày 19/1, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Học viện Cảnh sát nhân dân phối hợp với Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam cùng các đơn vị tài trợ tổ chức chương trình Chuyến xe về quê ăn Tết và tặng học bổng, tặng quà cho đoàn viên thanh niên và sinh viên hệ quốc tế đang học tập tại học viện....