Một nhà tài phiệt phố Wall đã “đánh cược” hơn 9000 tỷ vào “kèo” Nintendo sẽ thua lỗ trong năm 2018
Với hình thức bán khống cổ phiếu của Nintendo, Gabriel Plotkin tin rằng ông có thể thu về hàng núi tiền nhờ sự đi xuống của nhà sản xuất game đến từ Nhật bản.
Trong bản tin mới đăng trên tờ Blommberg, một nhà tài phiệt phố Wall có tên Gabriel Plotkin (người đứng đầu quỹ đầu từ trị giá hàng tỷ USD Melvin Capital Management) vừa quyết định tham gia vào một thương vụ trị giá 400 triệu USD (hơn 9000 tỷ VNĐ). Với hình thức bán khống cổ phiếu của Nintendo, Gabriel Plotkin tin rằng ông có thể thu về hàng núi tiền nhờ sự đi xuống của nhà sản xuất game đến từ Nhật bản.
Hiểu một cách đơn giản, bán không trong đầu tư chứng khoán là một cách kiếm lợi nhuận từ sự sụt giảm của một hay nhiều loại cổ phiếu (trái phiếu) nào đấy. Để thu lợi từ việc giá cổ phiếu đi xuống, người bán khống có thể mượn một lượng chứng khoán và bán nó đi, mong muốn rằng nó sẽ giảm giá trong tương lai để người bán khống có thể mua nó lại với mức giá thấp hơn và hưởng lợi nhuận từ sự chênh lệch giá bán và mua. Ví dụ, giả sử các cổ phiếu của công ty XYZ nào đấy hiện bán với giá 10 USD một cổ phần. Một người bán khống sẽ mượn 100 cổ phiếu và bán chúng để thu được 1000 USD. Nếu giá cổ phiếu XYZ đó sau đó rớt xuống 8 USD một cổ phần, người bán khống đó sẽ mua lại 100 cổ phiếu đó với giá 800, trả các cổ phiếu cho người chủ gốc và được lợi nhuận 200 USD.
Ở thời điểm hiện tại, Gabriel Plotkin vẫn không đưa ra lý do cụ thể cho thương vụ đầu tư của mình. Tuy nhiên, nhà tài phiệt này cho biết ông hy vọng cổ phiếu của Nintendo sẽ tụt giảm ít nhất là 10% (trong tương lai gần). Nếu dự tính này là chính xác, Gabriel Plotkin và quỹ đầu tư của ông sẽ thu vê khoản lợi nhuận hàng chục triệu USD. Tuy nhiên, vẫn chưa có gì đảm bảo cho thành công của thương vụ này, nhất là khi NintendoSwitch vẫn đang cho thấy tiềm năng phát triển rất lớn. Muốn biết kết quả cuối cùng ra sao, chúng ta có lẽ sẽ phải chờ thời gian đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
Video đang HOT
Theo GameK
Có thể bạn không tin: trò chơi Mario gốc còn có dung lượng nhẹ hơn một bức ảnh screenshot
Ngành công nghiệp game có lẽ là một trong những ngành phát triển nhanh nhất. Và thế hệ chúng ta là những người may mắn khi được "bơi" trong cơn sóng game ngày một vĩ đại và to lớn hơn.
Ngành công nghiệp game có lẽ là một trong những ngành phát triển nhanh nhất. Và thế hệ chúng ta là những người may mắn khi được "bơi" trong cơn sóng game ngày một vĩ đại và to lớn hơn. Chúng ta ra khơi khi game còn là những hình khối 8bix, nhạc nền cũng khá đơn giản chỉ là vài âm thanh điện tử, vậy mà nhớ da diết, nhớ hoài dù đã lớn khôn.
Có thể bạn không tin nhưng bức ảnh này có dung lượng lớn hơn cả trò chơi Mario gốc
Chiếc máy game đầu tiên bạn chơi là gì ?. Hẳn đa số trong chúng ta đều từng thổn thức trước chiếc máy tay cầm bốn nút "nhái" hệ máy NES của Nintendo và 99,99% game thủ Việt đều đã từng ăn ngủ với tựa game "nấm' Mario. Vậy bạn có biết game Mario chỉ nặng 80 kb không, với một chiếc thẻ sd 1GB bạn có thể chứa hàng nghìn game nấm. Hay tựa game bắn súng siêu khủng thời bấy giờ là Contra cũng chỉ nặng 131 kb. Hai tựa game này nhẹ hơn cả một bức ảnh screenshot. Vậy mà qua bàn tay của những nhà thiết kế game thời đó, chúng ta vẫn thấy được cái chất, cái hay dù đồ họa "khá thô sơ tiền sử".
Hay chiếc máy SNK game thùng bỏ cắc vào chơi. Tôi từng mê đắm King Of Fighter 94 và xem đấy là đỉnh cao đồ họa thời bấy giờ. Những nhân vật 2D pixel chiến đấu và chuyển động với những combo liên hoàn đẹp mắt, khiến lũ trẻ phải đem tiền ra nộp cho chủ quán liên tục. Câu chuyện nào cũng có hồi kết, khi một thằng biết combo, cả xóm biết combo. Kinh nghiệm chơi được đánh đổi bằng tiền quà sáng hàng tuần liền đã có kết quả khả quan, chỉ cân một, hai cắc chúng tôi đã có thể về nước hoặc phá đảo. Đó là lúc quán cấm chúng tôi vào chơi vì "mua cắc ít mà còn chơi lâu". Và tựa game đối kháng huyền thoại đó chỉ có 128 KB.
Lớn hơn chút cơn bão Playstation 1 tràn vào. Tuổi thơ chúng ta dọn vào tiệm điện tử khác cao cấp hơn. Từ những chấm vuông Pixel, đồ họa game tiến dần lên hình các hình khối tam giác nhọn 3D. Ai đã từng chơi các game như Đấu võ thú (bloody road) hay Final Fantasy trên hệ Ps1 chắc chắn không thể quên đồ họa được xem như là bước đột phá thời bấy giờ. Chính nhờ những hình khối 3D thô sơ đó mà hơn mười năm sau, chúng ta được tương tác trong một môi trường mở rộng lớn, với đồ họa chân thật đến từng cọng cỏ, cành cây. Tất nhiên đó cũng là một bước tiến xa về dung lượng game, lấy ví dụ tựa game huyền thoại Final Fantsay VII chỉ có gần 700KB, tuy được cho là nặng nhất nhì thời điểm đó, nhưng nếu đem so sánh với tựa game Final Fantasy XV nặng 155 GB, thì anh Bảy khá "khiêm tốn" so với lớp đàn em đẻ muộn sinh sau. Và chúng ta tận hưởng được thành quả ngày hôm nay, thì phải nhờ vào những bước chập chững trong quá khứ.
Nặng hơn về dung lượng đa phần đồng nghĩa tốt hơn về chất lượng. Nếu chúng ta chỉ từng có thể đi ngang màn hình với một nhân vật góc cạnh, thì giờ đây chúng ta có thể tung hoành khắp thế giới trong game, khám phá những góc bí ẩn hay ngắm nhân vật đầy chi tiết và đẹp đến ngỡ ngàng. Background cũng được nâng cấp lên một tầng cao mới. Thay vì chỉ ngắm những phông nền tĩnh thô sơ đơn điệu, thì giờ đây chúng ta có thể ngắm cả thế giới đẹp lung linh đầy màu sắc, thêm vào đó là hiệu ứng thời tiết, vài cơn gió thoảng qua làm lay động cả cánh đồng hoa dưới chân nhân vật, nhìn thấy nhân vật ướt sủng trong cơn mưa hay bị tuyết phủ lên trang phục. Các con quái vật cũn được chăm chút sắc nét, những con boss khổng lộ thật sự là những kiệt tác về thiết kế, và tất nhiên mục đích chính là để thách thức tinh thần bất khuất của game thủ chúng ta. Hiệu ứng cũng trở thành một gia vị quan trọng như mắm tôm dùng chung với đậu phụ. Những vụ cháy nổ hoành tráng, hay những cơn bão trên biển đầy ác liệt. Đôi lúc game thủ chúng ta khó mà nhận ra đâu là thật đâu là ảo, hình như ranh giới giữa hiện thực và thế giới số đang dần được xóa nhòa từng chút một.
Không chỉ tiến hóa mạnh mẽ hơn về đồ họa mà còn rất nhiều những yếu tố phụ nhưng quyết định khá lớn vào sự phát triển của ngành game. Đồ họa nặng hơn yêu cầu thiết bị chứa cũng phải nặng hơn. Ví dụ cho vui 1 đĩa DVD-5, chứa được khoảng 4,7 GB thì nếu cộng nghệ đĩa ,hoặc công nghệ truyền tải không phát triển thì chúng ta phải mua khoảng hơn 30 cái đĩa DVD-5 để chơi trọn vẹn game Final Fantsy XV. Ngoài ra chúng ta cần phải có màn hình nét căng khoảng 2k để tận hưởng đồ họa, game đẹp mà màn không xứng tầm thì chơi không đã. Rồi công cụ, hệ thống phát triển game này no. Quá nhiều thứ liên quan mật thiết đến nhau, cùng đồng loạt phát triển để đưa chúng ta đi hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.
Tất nhên tôi vẫn nghĩ thế hệ 8x, 9x chúng ta là một thế hệ may mắn. Chúng ta trưởng thành cùng game và có mặt trong hầu hết các giai đoạn chuyển mình của game. Thế hệ sau của chúng ta sinh ra khi game đã gần như hoàn thiện, chỉ đẹp và đẹp hơn về cả đồ họa lẫn phong cách thiết kế. Đôi khi đó cũng là một thiệt thòi khi không thể hoài niệm về những tựa game classic, mà dú có cơ hội trải nghiệm thì tôi tin chắc một game thủ nhỏ tuổi của Crisis khó mà ngồi lâu được với Contra, hay đã quen chơi Ninja Gaiden thì khó mà nuốt nổi Kage hay ta thường gọi là Ninja cứu mẹ trên Nes.
Đôi khu chúng ta giật mình, vì game phát triển nhanh quá. Từ vài kb đến vài mb, vài gb, giờ thì chễm chệ ở con số cả trăm gb. Game càng nặng thì trải nghiệm dành cho game thủ càng phong phú, chúng ta càng tiến gần hơn với những từng chỉ có trong trí tưởng tượng. Cảm ơn ngành công nghiệp game, cảm ơn vì một chặng đường dài hiện thức hóa những giấc mơ không hề biết mệt mỏi.
Theo GameK
Nintendo rục rịch tuyển kỹ sư thiết kế, chuẩn bị ra mắt phần game Zelda tiếp theo? Dương như Nintendo đang muôn mươn đa thanh công cua The Legend of Zelda: Breath of the Wild đê tiêp tuc "công pha" tui tiên cua game thu khi hang đang rao riêt tuyên ky sư thiêt kê cho phân game Zelda tiêp theo. Năm 2017 chăc chăn la môt năm thăng lơi cua Nintendo khi ma chiêc may chơi game mơi nhât...