Một nguồn năng lượng tối có thể “xé toạc” cả vũ trụ
‘ Thế giới sẽ sớm bị vũ trụ ‘ xé toạc’ bằng nguồn năng lượng tối khổng lồ.’ Đó là những cảnh báo của nhà lý thuyết vật lý và toán học, giáo sư Brian Greene.
Trong vật lý và thiên văn học, năng lượng tối là một nguồn năng lượng bí ẩn có ảnh hưởng lớn đến vũ trụ. Bằng chứng đầu tiên con người tìm ra sự tồn tại của nó đến từ các phép đo siêu tân tinh cho thấy vũ trụ không giãn nở với tốc độ không đổi mà thay vào đó là một vận tốc rất lớn. Các phép đo nền vi sóng cho thấy vũ trụ bắt đầu trong một vụ nổ, từ đó thuyết tương đối giải thích: nếu không đưa ra một dạng năng lượng mới, thì không có cách nào trả lời cho câu hỏi tại sao vũ trụ lại gia tốc một cách khó có thể đo lường được như vậy. Tuy nhiên, chính nguồn năng lượng giúp giải thích sự tiến hóa này, cũng có thể là sự sụp đổ của toàn vũ trụ, theo Giáo sư Greene cho biết.
Xuất hiện trên chương trình ‘StarTalk’ của Neil deGrasse Tyson, nhà khoa học được người dẫn chương trình, Chuck Nice, hỏi: “ Thời gian được tạo thành từ cái gì? Nó phải được làm bằng thứ gì đó bởi vì, có lẽ, nó được tạo ra trong vụ nổ và nó tương tác với những thứ như trọng lực.”
Video đang HOT
Giáo sư Greene đã giải thích một cách tự nhiên những ý tưởng có trong đầu ông, trong đó ông ủng hộ một khung lý thuyết khi các hạt được thay thế bằng các vật thể một chiều gọi là chuỗi truyền trong không gian và tương tác với nhau. Ông nói: “Đây là một ý tưởng đang bắt đầu trở thành hiện thực. Chắc chắn có trường hợp trực giác đi đúng mục tiêu khi chúng ta nhìn vào vật chất thông thường – các vật thể trong thế giới thực – chúng được làm bằng vật, chúng được tạo ra từ các phân tử, nguyên tử, các hạt tiểu nguyên tử. Ý tưởng đó có thể phù hợp với không gian và thời gian không? Mọi người đã nghĩ về điều này trong một thời gian dài, nhưng gần đây đã có sự phát triển trong nhiều lĩnh vực. Chúng tôi đang bắt đầu xem xét các thành phần của không gian và thời gian thực sự có thể là gì. Chúng tôi có một số bằng chứng cho thấy bản thân không gian có thể được khâu lại bởi các sợi lượng tử.”
Giáo sư Greene tiếp tục trình bày chi tiết cách các chuyên gia đang ngày càng cho rằng năng lượng tối trở thành một phần quan trọng trong nền tảng của vũ trụ. Ông nói thêm: “Ý tưởng này liên kết các vật thể ở xa và đặt chúng nằm ngay cạnh nhau theo đặc tính vật lý. Có thể các sợi lượng tử là các khâu trong cấu trúc của chính không gian- thời gian. Trên thực tế, bạn thậm chí không cần biết về các thành phần trong cấu tạo của không gian thời gian nhưng ngay bây giờ, chúng ta biết rằng năng lượng tối đang đẩy các thiên hà ra xa.”
Tuy nhiên, người đàn ông 57 tuổi giải thích rằng nó có thể tiếp tục tăng tốc, gây ra các vấn đề cho các hành tinh như Trái đất, vốn dựa vào Mặt trời để tồn tại sự sống. Ông nói: “Có thể năng lượng tối sẽ tăng lên theo thời gian, có nghĩa là nó không chỉ đẩy các thiên hà ra xa, mà còn bắt đầu đẩy các hành tinh ra xa các ngôi sao của chúng. Nó thậm chí có thể đẩy các electron ra khỏi hạt nhân của nguyên tử, điều này sẽ xé toạc vật chất.
Tùy thuộc vào bản chất của không gian thời gian, có thể là năng lượng tối, phát triển theo thời gian, có thể tự hút lấy không gian – nó có thể xé toạc cấu trúc không gian.”
Người dẫn chương trình tiếp tục hỏi thêm: “Ông đang nói về sự phá vỡ của chính vũ trụ?” Giáo sư Greene khẳng định ông tin rằng điều đó sẽ xảy ra, nhưng nói thêm rằng ông có một giả thuyết khác có thể cứu vũ trụ khỏi sự tàn phá: “Tôi nên chỉ ra rằng một bài báo mà tôi đã viết cách đây vài năm là minh chứng toán học đầu tiên trong lý thuyết rằng cấu trúc không gian có thể bị xé toạc ra trong một vật chất mà không gây ra thảm họa.
Nó sẽ tự sửa chữa, và đó sẽ là một hành vi mới trong phạm vi không gian có thể thực hiện mà Einstein không nghĩ tới. Khi bạn khơi dậy thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử, bạn sẽ có được những điều mới mà không gian có thể làm được, và một trong số chúng có thể bị xé nát.”
Mức bức xạ đáng lo ngại trên Mặt trăng
Mức bức xạ trên Mặt trăng rất cao, cao hơn 200 lần so với trên Trái đất. Điều gì gây ra hiện tượng này?
Các nhà khoa học cuối cùng cũng đo mức bức xạ trên Mặt trăng và họ khẳng định "nó cao một cách đáng lo ngại". Những nghiên cứu mới cho thấy, các phi hành gia tham gia sứ mệnh Artemis của NASA nhằm đưa người quay trở lại Mặt trăng sẽ phải chịu mức bức xạ cao gấp 200 lần so với trên Trái đất.
Các phép đo được tàu vũ trụ Hằng Nga 4 của Trung Quốc thực hiện vào tháng 1/2019. Các kết quả được công bố trên tạp chí Science Advances (Mỹ).
Các phi hành gia lên Mặt trăng trong tương lai sẽ phải chịu lượng bức xạ trung bình là 1369 microsievert (mSv) mỗi ngày. Đó là lượng bức xạ bằng khoảng 2,6 lần lượng bức xạ phơi nhiễm trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.
Bức xạ trên Mặt trăng vẫn tạm thời được xem là lượng bức xạ an toàn, nhưng chỉ trong một giai đoạn ngắn. Lượng bức xạ này lớn hơn 5 - 10 lần so với lượng bức xạ mà chúng ta có thể bị phơi nhiễm trong các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương.
"Do các phi hành gia bị phơi nhiễm với mức bức xạ này lâu hơn các hành khách hay phi công trong các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương, nên đây là vấn đề nghiêm trọng", nhà vật lý Robert Wimmer - Schweingruber ở ĐH Christian-Albrechts (Đức), cho biết.
Nguồn bức xạ trên Mặt trăng là bức xạ vũ trụ, có khả năng gây hại lâu dài cho sức khỏe (các bệnh như: Đục thủy tinh thể, ung bướu, thoái hóa hệ thần kinh hoặc các cơ quan khác...). Các nhà khoa học cũng lưu ý đến việc phi hành gia có thể phải chịu ảnh hưởng của cơn bão proton Mặt trời (SPE).
Trong khuôn khổ sứ mệnh Artemis, các phi hành gia sẽ ở trên Mặt trăng 2 tuần và thực hiện 2 cuộc "đi dạo vũ trụ". Do vậy, rất cần có các biện pháp bảo đảm an toàn bổ sung dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trong các sứ mệnh Mặt trăng.
Phát hiện mới về năng lượng tối bí ẩn đang gây ra sự giãn nở của vũ trụ Trong quá trình tính toán có bao nhiêu vật chất trong vũ trụ, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra, 2/3 vũ trụ được tạo thành từ 'năng lượng tối' bí ẩn. Một nhóm các nhà khoa học đã đạt được một thành quả lớn về nghiên cứu thiên văn học khi có thể tính toán được toàn bộ lượng vật...