Một người tử vong ở Sơn La do nhiễm khuẩn cầu lợn
Chiều 28/6 vừa qua, tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, 1 người đàn ông đã tử vong do nhiễm khuẩn cầu lợn, nghi là do ăn tiết canh.
Nạn nhân là Cầm Văn Hóa, 48 tuổi, ở bản Huổi, xã Mường Hung, tỉnh Sơn La nhập viện Đa khoa huyện Sông Mã vào chiều ngày 27/6, tại đây, đội ngũ y, bác sĩ đã tận tình điều trị, cấp cứu nhưng đến chiều 28/6 vừa qua bệnh nhân đã không qua khỏi và tử vong.
Mặc dù được các bác sĩ tận tình cấp cứu, điều trị nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.
Theo thông tin ban đầu, trước đó nạn nhân đã tham gia cùng một số người khác mổ 1 con lợn đã chết để ăn, trong khi mổ lợn, trên tay nạn nhân có vết thương hở, có thể đã nhiễm khuẩn theo đường này.
Với đồng bào Tây Bắc, việc ăn tiết canh sống vẫn là một thói quen phổ biến, qua vụ việc này, người dân cần nâng cao ý thức ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là đối với các loại động vật đã chết, nghi là do dịch bệnh thì phải tiêu hủy, xử lý theo đúng quy định./.
Video đang HOT
Theo VOV
Sơn La: Chồng tử vong vợ và con dâu cấp cứu do ngộ độc nấm
Một gia đình gồm 3 người đã bị ngộ độc nấm. Người đàn ông tử vong, vợ và con dâu may mắn sống sót, vào viện cấp cứu.
Bệnh nhân ngộ độc nấm đang được điều trị tại BV Bạch Mai
Sáng 27/6, Bệnh viện Bạch Mai thông tin Trung tâm chống độc tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị ngộ độc nấm được chuyển tới từ Sơn La.
3 người bị ngộ độc cùng một gia đình bao gồm hai vợ chồng và con dâu. Người đã mất là chồng, còn lại vợ và con dâu đang điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Theo thông tin ban đầu, loại nấm gây ngộ độc là nấm độc tán trắng.
Nấm độc tán trắng
Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nấm độc tán trắng có tên khoa học là Amanita verna. Thường mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác. Mũ nấm màu trắng và bề mặt mũ nhẵn bóng.
Tại Việt Nam, nấm tán trắng thường mọc ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Cạn, Phú Thọ. Chúng thường mọc ở các khu vực ven rừng vầu, tre, trúc, cọ và một số khu rừng với nhiều loài cây mọc thưa. Những khu vực có nấm độc tán trắng mọc năm nay thì năm sau thường mọc lại vì khu vực này có các bào tử nấm phát tán ra. Độc tố chính có trong nấm tán trắng là các amanitin (amatoxin) có độc tính cao.
So với các loại ngộ độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca, nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao. Triệu chứng của ngộ độc nấm ban đầu rất mơ hồ như đau bụng, đi ngoài sau đó tự cầm, nhiều người nghĩ đỡ không đến bệnh viện nhưng các triệu chứng xuất hiện trở lại thì đã hôn mê gan, tổn thương gan.
Khi có biểu hiện ngộ độc nấm nếu chưa nôn thì cần móc họng hoặc uống nhiều nước rồi móc họng gây nôn. Phương pháp này chỉ áp dụng cho bệnh nhân còn tỉnh táo, sau đó khẩn trương đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Chú ý, đưa cả những người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện đến cơ sở y tế; mang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn chế biến đến cơ sở y tế để sơ bộ xác định loại nấm.
Dấu hiệu nhận diện nấm độc nấm
1. Nấm có đủ mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc thường là nấm độc.
2. Bên trong thân cây nấm màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm là nấm độc
3. Bộ phận độc nằm trong toàn bộ thể quả nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm), độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm, trong môi trường đất đai, khí hậu.
Mai Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Bé trai 5 tuổi ở Sơn La bị chó nhà nuôi cắn nát mặt: Chó chưa được tiêm phòng dại Trong lúc đi từ nhà xuống dưới sân, cháu bé 5 tuổi ở Sơn La vô tình giẫm phải con chó và bị con vật quay lại tấn công vào mặt, trán và đỉnh đầu gây thương tật 2%. Theo thông tin trên VTC News, sự việc xảy ra vào sáng ngày 6/6, bé trai T.V.H. (5 tuổi, trú tại Chiềng Đen, TP....