Một người rớt xuống cống thoát nước bị cuốn mất tích trong cơn mưa
Một người dân mặc áo mưa đi trên đường ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai bất ngờ bị lọt xuống cống thoát nước ven đường và bị cuốn mất tích.
Tối 21-9, lực lượng cứu hộ cứu nạn thuộc Phòng Cảnh sát PCCC cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Đồng Nai vẫn đang tiến hành tìm kiếm một người dân rớt xuống cống thoát nước bị cuốn mất tích ở khu vực.
Thông tin ban đầu, khoảng 17 giờ cùng ngày, trên địa bàn ấp Dốc Mơ, xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai có cơn mưa lớn. Lúc này, 1 người dân mặc áo mưa đang đi trên đường Đức Huy – Thanh Bình thuộc ấp này bất ngờ bị lọt xuống cống thoát nước ven đường và bị cuốn mất tích.
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc
Một số người dân phát hiện tìm kiếm không được nên đã báo cho cơ quan chức năng. Nhận tin, lực lượng chức năng xã Gia Tân 1 đã có mặt tiến hành tìm kiếm huy động cả máy múc lật tấm bê tông lên nhưng vẫn chưa tìm thấy người dân mất tích.
Đến tối cùng ngày, lực lượng lượng cứu hộ cứu nạn thuộc Phòng Cảnh sát PCCC cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã có mặt tiến hành tìm kiếm người dân rớt xuống cống thoát nước bị cuốn mất tích này.
Video đang HOT
Theo camera an ninh của 1 nhà dân ngay tại hiện trường thì trước thời điểm người dân bị lọt xuống cống mất tích khoảng 30 phút thì cũng có 1 cháu bé mặc đồ học sinh đi xe đạp ngã gần khu vực nhưng không bị nước cuốn trôi và được người dân phát hiện ứng cứu.
Bão số 5 tăng tốc đang áp sát đất liền Quảng Bình - Quảng Nam
Bão số 5 đang giật cấp 12 và di chuyển rất nhanh với tốc độ 25 km/giờ, Dự báo trưa nay sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 5, ở đảo Cồn Cỏ đã quan trắc được gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Cửa Tùng (Quảng Trị) gió mạnh cấp 8, giật cấp 9. Trong 6 giờ qua, ở khu vực Trung Trung Bộ có mưa rất to, lượng mưa 150-250mm.
Hồi 8h ngày 18/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,6 độ Vĩ Bắc; 108,2 độ Kinh Đông ngay trên vùng ven biển từ Quảng Bình đến Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế với sức gió mạnh nhất cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 105,7 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km, sau đó suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 5. (Ảnh: NCHMF).
Sáng 18/9, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT tổ chức họp ứng phó với bão số 5, đến dự cuộc họp có lãnh đạo Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, lãnh đạo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và đại diện các Bộ, ban, ngành có liên quan.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm KTTV Quốc gia cho biết, cập nhật đến 8h30 phút sáng 18/9, bão số 5 đã nằm trên vùng bờ biển Quảng Bình đến Quảng Nam.
"Theo dự báo trong khoảng 1- 2 tiếng nữa, bão số 5 sẽ đổ bộ lên đất liền, trong đó vùng trọng tâm của bão sẽ đi vào vào khu vực Quảng Trị - Thừa Thiên Huế với cường độ cấp 7 - 8. Cập nhật từ các trạm đo thực tế đến sáng 18/9, ở Cửa Tùng (Quảng Trị), Hải Long (Thừa Thiên Huế) đã có gió mạnh cấp 8. Ngoài ra, khu vực đảo Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) cũng ghi nhận có gió mạnh cấp 8. Từ 17 đến 18/9, bão số 5 sẽ gây ra tổng lượng mưa rất lớn, có nơi đã đạt 339mm. Dự báo khi bão vào mưa tập trung chủ yếu trong sáng 18/9, chiều sẽ giảm, cao nhất đạt 200mm. Mưa lớn khả năng ở các sông ở Quảng Trị - Thừa Thiên Huế có thể lên tới báo động 2".
Toàn cảnh cuộc họp.
Theo đại diện lực lượng Cứu hộ Cứu nạn Bộ đội Biên phòng, đơn vị này đã huy động các lực lượng phương tiện di dời người dân đến nơi an toàn, đã hoàn tất công tác chằng chống nhà cửa để sẵn sàng ứng phó khi bão vào.
Đại diện Tổng cục Thủy sản cho biết, công tác hướng dẫn kĩ thuật cho vùng nuôi trồng thủy sản để chẳng chống, thu hoạch, chăm sóc khi bão vào đã hoàn thành.
"Toàn bộ tàu có hệ thống giám sát hành trình không còn hoạt động trong vùng nguy hiểm, còn 18 tàu hoạt động nhưng nằm ngoài khu vực nguy hiểm. Toàn bộ hệ thống nuôi trồng thủy sản đã được đưa về nơi an toàn", đại diện Tổng cục Thủy sản thông tin.
Phát biểu tổng kết cuộc họp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Vũ Xuân Thành cho biết, hiện nay không còn tàu thuyền ở trong khu vực nguy hiểm. Các địa phương đã triển khai tích cực theo chỉ đạo. Công tác thông tin đã làm tốt khi Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhắn tin gần 8000.000 thuê bao trong vùng nguy hiểm khi bão vào.
"Đề nghị các bộ ngành, địa phương tiếp tục triển khai chỉ đạo của Thủ tướng và Ban Chỉ đạo cùng các bộ ngành. Đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, tiếp tục kiểm tra các lồng bè, chòi canh không để người dân trên khu vực nguy hiểm này. Đề nghị quản lý, phân luồng giao thông khi bão vào và có thể ngập lụt. Kiểm tra nhà cửa tránh sập đổ. Chuẩn bị các phương án ứng phó với lũ ống, lũ quét khi xảy ra. Chỉ đạo an toàn hồ chứa, thủy lợi, thủy điện để vận hành liên hồ chứa một cách an toàn", ông Thành nhấn mạnh.
Cán bộ xã đuối nước tử vong khi thả cá ở hồ thủy điện Một cán bộ xã ở Bình Phước chèo thuyền ra lòng hồ thủy điện để thả cá giống, khi trở vào gần bờ thì bị đuối nước tử vong. Công an huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước sáng nay cho biết, vừa hoàn tất khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ việc một cán bộ xã đuối nước tử vong....