Một người nước ngoài bị “xử” bằng nước sôi
Để xe chắn đường đi lại của người dân, Ninh còn cầm ấm nước đang đun trong bếp quanh vào một số người tham gia giao thông trên đường, trong đó có một người nước ngoài khiến các nạn nhân bị bỏng.
Ngày 13/3, theo trình báo của chị Phạm Thái Hà (SN 1977, trú tại khu đô thị Nam Thăng Long, phường Phú Thượng, Tây Hồ) với Công an Quận Tây Hồ, vợ chồng chị vừa bị một đối tượng ném ấm nước đang đun trên bếp vào người gây bỏng.
Cụ thể, vào hồi 9h ngày 8/3, chị Phạm Thái Hà cùng chồng là anh Timothy Michael Dale Keenan (SN 1967, quốc tịch New Zealand) đang đi xe ô tô tại khu vực đường 5 mét, đến trước cửa nhà số 64 Âu Cơ, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ thấy chiếc xe máy của Đỗ Mạnh Ninh (SN 1962, ở tổ 5B, cụm 1, phường Tứ Liên, Tây Hồ) để dưới lòng đường gây cản trở giao thông.
Vợ chồng chị Hà dừng xe, rồi dắt xe máy để gọn vào lề đường, thì Ninh từ trong quán nước bên lề đường đi lấy xe và quay đầu xe chặn trước xe ô tô của vợ chồng chị Hà đã dẫn đến hai bên lời qua tiếng lại, xô xát. Ninh chạy vào quán nước cầm ấm nước đang đun trong bếp quăng ấm nước vào người anh Timothy Michael Dale Keenan, làm anh bị bỏng rát ở cổ và vai, và người đi qua đường lúc đó là chị Nguyễn Thị Lịch, bị bỏng.
Video đang HOT
Hiện, công an quận Tây Hồ triệu tập Ninh làm rõ, để xử lý.
Theo VNMedia
Bánh mỳ "vẫy"
Một ngày đứng ngoài đường từ 10 đến 13 tiếng. HỌ tự gọi mình là người làm trên "phố vẫy". Người ta đi theo những cái vẫy vì bánh chứ không phải vì người, bởi lúc nào cũng khẩu trang, áo chống nắng, che bụi, mũ nón, có nhìn thấy mặt nào đâu.
Đường Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng - Trần Duy Hưng có hàng chục người bán bánh mỳ. Mặc xe cộ chạy ào ào, họ vươn tay ra dòng người đông đúc vẫy lấy vẫy để mời khách mua bánh.
"Làm nghề này phải mặt "dày", nhanh chân, nhanh miệng. Người đi qua là phải mời nhiệt tình nhưng cũng phải cẩn thận không xe nó tông cho thì khổ", chị Mai, người có "thâm niên" 2 năm bán bánh mỳ trên trục đường Phạm Hùng - Trần Duy Hưng cho biết.
Theo tìm hiểu, những người bán bánh mỳ tại khu vực trên chủ yêu là nông dân ở các làng quê vùng Hà Tây (cũ), Hà Nam, Bắc Giang.
Cô Hòe, quê ở Hà Nam, cho biết: "Mình không có học vấn, tuổi tác lại không còn trẻ, kiếm được việc không phải dễ. Làm việc này tuy hơi bụi bặm nhưng nhàn hơn".
Theo lời cô Hòe, để có được bánh ngon, mỗi tháng cô phải đặt tiền trong siêu thị. Số tiền đặt cọc là 700.000 đồng/tháng và bị trừ dần khi cô lấy bánh.
"Mỗi ngày, tôi hai lần vào siêu thị lấy bánh, mỗi lần 50-100 chiếc, đủ loại to nhỏ. Người nào mới vào nghề phải xếp hàng mới được lấy, mỗi lần chỉ được 5 chiếc".
Cô Hòe tiết lộ, ngày bán được nhiều nhất lên đến 300 chiếc bánh mỳ.
Còn cô Hường (ở Bắc Giang) sáng rửa bát thuê ở siêu thị Big C, chiều bán bánh mỳ đến 10 rưỡi tối. Theo cô Hường, bán bánh mỳ phải vừa lo vẫy khách vừa phải để mắt đến ô tô và công an. "Hễ thấy công an là mọi người như chạy loạn. Có người vì vội vàng mà vấp ngã, mấy hộp xốp không còn chỏng queo kia kìa".
Bánh mỳ "vẫy" trên phố Hà Nội
Mặc như Ninja để chống bụi
Thấy khách là phải "vẫy" nhiệt tình mới bán được bánh
Theo Bee.net.vn
Nguy hiểm nghề bán hàng rong trên QL5 Chạy dọc QL5, đoạn đường từ thị trấn Trâu Quỳ đến ngã ba vòng xuyến cầu Chui dài chưa đầy 8km nhưng mỗi ngày có cả trăm người mưu sinh bằng nghề bán bánh mỳ rong. Họ đứng tràn dưới lòng đường, tạo thành một hàng chạy dài, chiếm hẳn một làn đường làm "lãnh địa riêng". Không ít vụ tai nạn giao...