Một người Mỹ “suýt” giúp rút ngắn chiến tranh ở Việt Nam
Konrad Kellen từng là một nhà phân tích quốc phòng ít người biết đến nhưng có thể đã giúp rút ngắn chiến tranh Việt Nam nếu mọi người lắng nghe ông.
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là cuộc chiến tranh lớn nhất, dài nhất và tốn kém nhất của nước Mỹ.
Kellen sinh năm 1913 tại Đức. Ông xuất thân từ một trong những gia đình Do Thái lớn nhất châu Âu. Ông rời Berlin tới Paris, sau đó di cư tới Mỹ và tham gia quân đội Mỹ trong thế chiến II.
Vào đầu những năm 1960, Kellen đầu quân cho Rand Coporation, một tổ chức cố vấn danh tiếng ở California do Lầu Năm Góc sáng lập sau Thế chiến II để thực hiện công tác phân tích quốc phòng cấp cao. Tại đây, Kellen đối mặt với thách thức lớn nhất trong sự nghiệp – một kế hoạch về Chiến tranh Việt Nam có tên gọi Kế hoạch tăng cường nhuệ khí.
Dự án do ông Leon Goure, người cũng là một di dân, khởi xướng. Goure thông minh, có uy tín nhưng rất chủ quan và là “khắc tinh” lớn nhất của Kellen.
Ở giai đoạn đầu của chiến tranh Việt Nam, kế hoạch của ông Goure đã trở thành vấn đề lớn nhất của Lầu năm góc. Không quân Mỹ khi đó đang ném bom miền bắc Việt Nam vì muốn ngăn chặn bộ đội miền bắc Việt Nam hỗ trợ phong trào phản kháng ở miền nam Việt Nam mà đứng đầu là Việt Minh.
Mục đích là nhằm phá vỡ ý chí của miền bắc Việt Nam. Nhưng Lầu năm góc không biết gì về miền bắc Việt Nam, không biết gì về văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ Việt Nam. Làm thế nào để dập tắt ý chí của một đất nước nếu không biết gì về nước đó? Vì vậy, nhiệm vụ của ông Goure là tìm hiểu xem người miền bắc Việt Nam nghĩ gì.
Chân dung nhà phân tích quốc phòng Konrad Kellen.
Ông Goure tới Sài Gòn và trú tại một biệt thự Pháp trên đường Pasteur. Ông này thuê những người phỏng vấn Việt Nam và đưa họ tới các vùng nông thôn.
Video đang HOT
Nhiệm vụ của họ là tìm các thành viên của Việt Minh và phỏng vấn họ. Sau vài năm, họ đưa ra 61.000 trang ghi chép các cuộc phỏng vấn. Những bản ghi này đã được dịch sang tiếng Anh, trước khi được tóm tắt và phân tích.
Goure nhận các bản phân tích này và phát cho tất cả các quan chức cấp cao trong quân đội Mỹ. Mỗi lần nói về kế hoạch của ông, Goure này lại nói những điều giống nhau:
- Việt Minh hoàn toàn bị mất tinh thần
- Họ sắp đầu hàng
- Nếu bị dồn ép một chút nữa hoặc bị ném bom thêm ít nữa, họ sẽ hạ vũ khí và quay về Hà Nội.
Tất cả mọi người đều tin một cách mù quáng vào những điều ông Goure nói, ngoại trừ một người – Konrad Kellen. Ông Kellen đã đọc các cuộc phỏng vấn và đưa ra kết luận hoàn toàn trái ngược.
Đôi nét về Konrad Kellen: – Sinh năm 1913 tại Đức – Chạy khỏi Đức quốc xã và di cư tới New York năm 20 tuổi – Từng làm việc cho một đơn vị tình báo quân đội Mỹ trong Thế chiến II và được thưởng huân chương cao quý Legion of Merit – Là nhà phân tích chính trị tại Rand Corporation ở California – Năm 1969, ông và các đồng nghiệp tại Rand đã viết một bức thư gửi chính phủ Mỹ kêu gọi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam trong vòng 1 năm – Qua đời năm 2007 ở tuổi 93
Nhiều năm sau đó, Kellen cho hay nhận định của ông bắt nguồn từ cuộc phỏng vấn với một thành viên cấp cao của Việt Minh. Người này được hỏi ngay đầu cuộc phỏng vấn rằng liệu ông có nghĩ Việt Minh sẽ chiến thắng trong cuộc chiến hay không và ông này trả lời là không.
Nhưng sau đó, lãnh đạo Việt Minh được hỏi liệu Mỹ có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến hay không và câu trả lời cũng là không. Câu trả lời thứ 2 đã thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của câu thứ nhất. Người này không nghĩ tới việc thắng hay thua. Kellen cho rằng một người không quan tâm tới kết quả của một cuộc chiến mới là đối tượng đáng lo ngại.
Nhưng tại sao Kellen nhìn thấy điều này còn Goure thì không? Bởi vì ông Goure không có khả năng đó.
Goure là người thường sàng lọc những điều ông nghe được qua ý kiến chủ quan cá nhân, như từng xảy ra vào năm 1965. Khi đó, Mỹ là quốc gia mạnh nhất trên thế giới, trong khi miền Bắc Việt Nam mới bước vào thời kỳ Cách mạng Công nghiệp.
Trong chiến dịch ném bom đầu tiên của Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã thả xuống miền bắc Việt Nam số bom tương đương với toàn bộ lượng bom mà không quân hoàng gia Anh rải xuống Đức trong thế chiến II.
Leon Goure là “khắc tinh” lớn nhất của Kellen.
Goure nhìn con số và không tin rằng bất kỳ ai lại có thể đứng dậy sau một cuộc tấn công như vậy. Vì vậy Goure không lắng nghe mọi người.
Còn Kellen thì khác. Ông đứng lên và nói rằng Goure đã sai, rằng Việt Minh không đầu hàng và không bị mất tinh thần. Kellen nói, đó không phải là một cuộc chiến mà Mỹ có thể giành chiến thắng – dù là hôm nay, ngày mai hay trong tương lai.
Nhưng không ai lắng nghe lời Kellen. Goure vẫn tiệc tùng và vui vẻ với các quan chức Mỹ tới thăm Sài Gòn. Kellen đã viết những báo cáo dài và chi tiết nhưng đều bị phớt lờ và lãng quên. Cuộc chiến vẫn tiếp diễn và ngày càng trở nên tồi tệ.
Vào năm 1968, một người bạn của Kellen đã tới gặp Henry Kissinger, khi đó sắp trở thành kiến trúc sư của Chiến tranh Việt Nam và ông này đã đề nghị Kissinger gặp Kellen.
Nhưng Kissinger đã không bao giờ làm điều đó. Nếu cuộc gặp diễn ra, lịch sử có thể đã khác.
Ông Kellen về hưu và sống trong một căn nhà nhỏ nhìn ra biển tại Los Angeles. Vào những năm cuối đời, có lần ông tỉnh dậy và giữa đêm và tưởng tượng ra rằng phát Đức đang tới để bắt ông. Nhưng đó là lần duy nhất ông đã nghĩ sai.
Theo Dantri
Đặc sứ Nhật Bản bị chỉ trích vì bảo đồng nghiệp "im miệng"
Đặc sứ về nhân quyền của Nhật Bản tại Liên hợp quốc, ông Hideaki Ueda, đang đối mặt với những lời kêu gọi từ chức sau khi xuất hiện một đoạn video quay cảnh ông yêu cầu các nhà ngoại khác "im miệng".
Đặc sứ Nhật Bản Hideaki Ueda.
Đoạn video được tải lên trang Youtube quay lại vụ việc tại ủy ban về tra tấn của Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ đã gây ra một cơn bão chỉ trích trên internet, trong đó có những kêu gọi triệu hồi đặc sứ Ueda về nước.
Giải thích về vụ việc, luật sư Nhật Bản Shinichiro Koike, người có mặt trong phiên họp tại Genena, cho hay một đại diện từ Mauritius đã chỉ trích hệ thống tư pháp của Nhật Bản, vốn không cho phép các luật sư được hiện diện trong quá trình thẩm vấn.
Ông Ueda, người dường như không giỏi tiếng Anh, sau đó đã đứng dậy bảo vệ đất nước ông. "Nhật Bản không phải đang ở thời kỳ trung cổ. Chúng tôi là một trong những quốc gia tiến bộ nhất trên thế giới trong lĩnh vực này", ông Ueda nói.
Theo luật sư Koike, bình luận trên của đặc sứ Nhật Bản đã gây ra một số tiếng cười, khiến ông Ueda nổi giận.
"Đừng cười! Tại sao các bạn lại cười? Hãy im miệng, im miệng lại", nhà ngoại giao Nhật nói lớn. "Quốc gia nào cũng có những thiếu sót, nhưng chúng tôi đang nỗ lực để cải thiện tình hình".
Lời nói hớ của Ueda đã vấp phải nhiều chỉ trích.
Tờ Tokyo Shimbun của Nhật Bản gọi đó là một "vụ việc lạ thường" và nhấn mạnh rằng vụ việc này xảy ra sau hàng loạt những lời nói hớ khác của các quan chức cấp cao gần đây, vốn làm chạnh lòng các nước khác.
Hồi tháng trước, Thị trưởng Osaka Toru Hashimoto nói rằng việc sử dụng các nô lệ tình dục để "mua vui" cho binh lính Nhật thời Thế chiến II là "cần thiết".
Thống đốc Tokyo Naoki Inose trước đó đã phải lên tiếng xin lỗi thế giới Hồi giáo sau khi nói rằng các quốc gia đạo Hồi không có điểm gì chung, ngoại trừ Thánh Allah và "đánh nhau".
Theo Dantri
Philippines sắp đưa chiến hạm lớp Hamilton thứ 2 ra Biển Đông Tàu chiến lớp Hamilton thứ 2 của hải quân Philippines mang tên BRP Ramon Alcaraz đã rời Mỹ hôm qua để lên đường về Philippines sau quá trình nâng cấp và chạy thử kéo dài 1 năm qua. Chiến hạm BRP Ramon Alcaraz. Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose L. Cuisia đã tới thăm tàu BRP Ramon Alcaraz và thủy thủ đoàn tại...