Một người khuyết tật có ba gia đình
Bằng nghị lực và tình yêu thương, anh Trịnh Xuân Vinh, Chi hội trưởng Chi hội Thanh niên khuyết tật TP Hội An (Quảng Nam) đã tự vượt lên chính mình và giúp những người không may mắn.
Đen đủi đến tuổi 40
Mỗi ngày, Trịnh Xuân Vinh có quá nhiều việc để làm bởi anh có đến ba gia đình. Ngoài mái ấm của mình, anh còn phải “lĩnh xướng” sinh hoạt của Chi hội khuyết tật TP Hội An, làm “mẹ” của ngôi nhà Tình thương do anh vận động thành lập.
Năm 1969, mới 5 tuổi, anh Vinh sốt rồi bị liệt cả hai chân. Lên 10 tuổi, mẹ anh đột ngột qua đời. Từ đây, Vinh sống lang thang cơ nhỡ.
Đi quay nước mía cho những tiệm giải khát ở đường Bạch Đằng, Hội An một thời gian, Vinh lên Trung Phước, Quế Sơn, vùng quê khô cằn đá sỏi để cuốc đất thuê kiếm sống. Người khỏe mạnh còn không đủ sức vóc để làm việc ấy, huống hồ là Vinh.
Làm đồ thủ công ở Ngôi nhà Tình thương
Trở về Hội An, Vinh xin học nghề đóng giày da. Phải đi bán kem từ sáng đến 1h chiều mới được vào học. Buổi tối anh dọc theo các con phố Phan Chu Trinh, Trần Phú, Lê Lợi, những nơi có nghề giày da đang thịnh ở Hội An để… học lỏm. 6 tháng miệt mài, rồi cũng thành nghề nhưng nhìn vóc dáng anh, không tiệm nào muốn nhận.
Video đang HOT
Nhờ sự giới thiệu của người quen, anh được một tiệm giày ở tận thị trấn Ái Nghĩa của huyện Đại Lộc nhận vào làm. Dành dụm được một số tiền, năm 1981, anh về lại Hội An. Người quen tạo điều kiện cho anh trú nhờ một góc bên chợ Hội An, và mở tiệm đóng giày.
Thời gian này anh có tình cảm với người con gái ở phố Bạch Đằng. Anh ngỏ lời và được chị Nguyễn Thị Thúy Hòa đón nhận. Năm 1990 họ cưới năm 1993, sinh con gái đầu lòng, nhưng 2 năm sau cháu bị bại não.
Trong những ngày rơi vào tuyệt vọng, anh gặp Phạm Thị Nhứt, Nguyễn Thị Thúy Phương… những người tật nguyền còn có số phận đau lòng hơn anh. Anh vượt qua đau khổ và trở thành chỗ dựa tinh thần cho họ.
Đến năm 2004, anh đề xuất và được sự trợ giúp của Hội Thanh niên TP Hội An, Chi hội Thanh niên khuyết tật TP Hội An do anh vận động đã ra đời.
Sinh hoạt thường xuyên và kết nối với các Chi hội Thanh niên khuyết tật trên toàn quốc, nhiều thanh niên khuyết tật của Hội An đã tự tin với cộng đồng.
Tất bật vì các em khuyết tật
Qua sinh hoạt định kỳ, anh biết nhiều anh chị em phải lăn xe đi bán vé số hoặc lê những đôi chân tật nguyền đi rửa bát thuê, nhặt rau sống. Vinh dậy lên trong mình ước nguyện về một “ngôi nhà chung” để anh em có thể làm việc, học nghề, hỗ trợ nhau.
Thông qua Hội thanh niên TP Hội An, anh Vinh đã gặp gỡ và tâm sự với những nhà hảo tâm, những người làm từ thiện trên địa bàn. Mọi người đều hưởng ứng. Mỗi người đóng góp vài trăm nghìn rồi kêu gọi thêm.
Anh Trịnh Xuân Vinh và ông James Nelson.
Điều đầu tiên mà “người mẹ” ấy đã nghĩ đến khi thành lập Ngôi nhà là tạo nên không gian yêu thương để các em được học văn hóa, học nghề và có thể mưu sinh bằng chính khả năng của mình. Ngôi nhà Tình thương hiện nay có hơn 20 em, những người cảnh ngộ nhất trong 110 hội viên của Chi hội thanh niên khuyết tật Hội An.
Được sự ủng hộ của UBND phường Cẩm Phô, Ngôi nhà Tình thương ở 126 Trần Hưng Đạo, Hội An đã ra đời. Trong ngôi nhà tình thương, anh Vinh được nhiều em cơ nhỡ trìu mến gọi là “mẹ”.
Anh Vinh chia sẻ: “Do bị khiếm khuyết về thể chất, không được học hành đến nơi đến chốn, các em không biểu đạt được những gì muốn bày tỏ nên chúng tôi muốn bù đắp để các em có thể “nói” được những gì muốn nói”.
Nhờ sự giúp đỡ từ nhiều phía, Chi hội trưởng Chi hội Thanh niên khuyết tật Hội An đã mời được giáo sư người Mỹ James Nelson, đến dạy tiếng Anh cho các em khuyết tật. Cứ đều đặn, 6 buổi/tuần, các em được thầy Nelson dạy.
Mong các em có thể vận động cơ thể được dễ dàng hơn, anh Vinh cũng đã mời được bà Virginia Mary Lockett, chuyên viên vật lý trị liệu người Mỹ của Tổ chức Health Volunteers Overseas (HVO- Tổ chức tình nguyện Hải ngoại vì sức khỏe) đến hướng dẫn kỹ thuật phục hồi chức năng, vật lý trị liệu giúp các em khuyết tật hoàn thiện hơn một số chức năng cơ thể.
Hiện, Chi hội đang liên hệ với các hội thanh niên khuyết tật trong và ngoài tỉnh, nhờ họ đào tạo nghề cho các em khuyết tật của TP Hội An cũng như tiêu thụ sản phẩm mà các em làm ra.
Công ty TNHH Người khuyết tật N.Trung ở Đà Nẵng do anh Trương Công Nghiêm làm giám đốc đã nhận giúp Chi hội đào tạo các em nghề dán bao bì cao cấp. Một số hãng mỹ nghệ ở TP Hội An cũng hứa giúp đỡ Chi hội đào tạo nghề và thu mua sản phẩm.
Theo 24h
Cô gái xương thủy tinh gieo niềm tin cho người khuyết tật
Nằm khuất sâu trong con ngõ 11, phố Lương Định Của, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, từ lâu ngôi nhà nhỏ số 13 của cô gái mắc bệnh xương thủy tinh Nguyễn Thị Thu Thương đã trở thành điểm đến của đông đảo người khuyết tật.
Mọi người tìm đến Thu Thương không chỉ vì khâm phục nghị lực "thép" vượt lên căn bệnh quái ác của cô mà còn tìm được ở đây điểm tựa niềm tin vào cuộc sống.
Là con thứ hai trong gia đình có 4 người con ở xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên (Hà Nội), từ khi mới lọt lòng Thu Thương đã mắc căn bệnh xương giòn dễ gẫy. Em chỉ nằm và vận động bằng cách lăn. Năm 11 tuổi, Thương cùng gia đình rời quê lên Hà Nội. Năm 2003-2004, Thương tham gia lớp học nghề thủ công làm đèn kết từ những chiếc khuy áo, em đã tự kiếm được tiền từ đôi tay nhỏ bé của mình, giúp đỡ một phần kinh tế cho bố mẹ. Sau nhiều năm mày mò luyện cho thạo đôi tay để làm ra những sản phẩm tinh xảo, Thương đã bày bán sản phẩm trong chiếc tủ nhỏ tại nhà, qua bạn bè, sản phẩm của em ngày càng thu hút được sự chú ý của nhiều người. Tháng 4 năm nay, Thương cùng các bạn vận động gây quỹ Thương Thương và mở lớp dạy nghề miễn phí cho 5 bạn cùng cảnh ngộ. Thu Thương cho rằng: "Nếu cho con cá, người ta sẽ ăn hết, còn cho cần câu thì sẽ nuôi sống họ suốt đời. Em muốn giúp các bạn có nghề để các bạn tự tin hơn trong cuộc sống".
Nguyễn Thị Thu Thương làm một sản phẩm thủ công từ cúc áo. (Ảnh: Báo Người Lao Động)
Gọi là lớp học nhưng đó chỉ là căn phòng rộng chưa đầy 10m2. Đây cũng là nơi Thu Thương trưng bày các sản phẩm của người khuyết tật, cũng là nơi sinh hoạt của các thành viên trong lớp. Tất cả học trò của Thương đều là người khuyết tật đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Họ đều khao khát có một nghề để có thể nuôi sống bản thân nhưng đa phần lại không có điều kiện để đi học. Hiểu thấu tâm tư ấy, quỹ Thương Thương không chỉ dạy nghề miễn phí mà lo kinh phí ăn ở, sinh hoạt và đi lại cho học viên.Dù nằm một chỗ nhưng Thu Thương vẫn tiêu thụ được sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có trang web thuongthuong.net. Số tiền thu được từ bán sản phẩm được trích vào quỹ để tiếp tục duy trì lớp học. Ít ai biết được, để có một lớp dạy nghề cho 5 thành viên trong hai tháng, ngoài nguồn kinh phí trích từ quỹ Thương Thương, cô gái nhỏ này đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc kêu gọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Từ những thành công ban đầu, Thu Thương rất trăn trở làm sao có được nguồn kinh phí lớn hơn để xây dựng một xưởng thủ công quy mô hơn, giúp được nhiều bạn khuyết tật học nghề và có thêm thu nhập.
Ghi nhận những nỗ lực vượt lên bệnh tật, có nhiều đóng góp hữu ích của Thu Thương, nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Hà Nội... đã được trao tặng cho cô như một lời tri ân giàu ý nghĩa.
Theo Ngọc Hương
Hà Nội mới
Trà Vinh: Nhà tình thương bị rao bán Qua phản ánh của người dân, chúng tôi tìm về xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, (tỉnh Trà Vinh), nơi có nhiều hộ dân bán nhà tình thương. Theo báo cáo mới nhất của Ban Thanh tra nhân dân xã Phong Thạnh, đến thời điểm này, đã phát hiện 9 căn nhà tình thương (thuộc Chương trình 134 và 167) được người dân...