Một người Hong Kong liệt mặt sau khi tiêm vaccine của Trung Quốc
Giới chức y tế Hong Kong ghi nhận trường hợp đầu tiên gặp biến chứng liệt mặt sau khi tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc.
Người đàn ông 69 tuổi có tiền sử cao huyết áp tiêm vaccine của hãng dược phẩm Sinovac (Trung Quốc) hôm 6/3. Khoảng 2 giờ sau khi tiêm, ông này bắt đầu có các triệu chứng của liệt dây thần kinh số 7 (chứng liệt Bell) như khó chịu ở mắt trái và không thể nhắm lại hoàn toàn. Tới sáng hôm sau, ông chảy nước dãi bên trái miệng và đến bệnh viện khám. Ngày 8/3, bệnh nhân xuất viện.
Dư luận Hong Kong lo ngại trước các trường hợp gặp biến chứng sau khi tiêm vaccine của Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Giới chức y tế Hong Kong không tiết lộ tình trạng hiện tại của người đàn ông này. Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ của Mỹ, chứng liệt Bell thường chỉ là tạm thời và có thể cải thiện trong vài tuần hoặc vài tháng.
Tới 12/3, trường hợp bị liệt mặt này được thống kê trong báo cáo ghi nhận 71 ca xuất hiện tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine. Hầu hết các trường hợp này tiêm vaccine do Sinovac sản xuất.
Video đang HOT
Tổng cộng 30 nam, 17 nữ trong báo cáo được đưa tới bệnh viện sau khi cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và thậm chí là đột quỵ.
Tính tới hiện tại, bốn người Hong Kong thiệt mạng sau khi tiêm vaccine của Sinovac. Hai trường hợp trong số này trên 55 tuổi và đều mắc bệnh mãn tính. Hai trường hợp còn lại gồm một người đàn ông 71 tuổi không có hồ sơ bệnh mãn tính và một phụ nữ 70 tuổi có tiền sử cao huyết áp và viêm xương khớp.
Một ủy ban chuyên gia về phản ứng với vaccine của Hong Kong trước đó kết luận không có trường hợp thiệt mạng nào liên quan trực tiếp tới vaccine.
Các quan chức Hong Kong hôm 12/3 cho biết kết quả khám nghiệm tử thi ban đầu với người đàn ông 71 tuổi cho thấy cái chết của ông này có thể có liên quan tới vấn đề tim mạch.
Thông tin về cái chết của người đàn ông trên sẽ được cung cấp thêm vào ngày 15/3, cùng với các trường hợp xuất hiện các tác dụng phụ sau khi tiêm.
Thông tin về các ca thiệt mạng và hàng chục trường hợp gặp tác dụng phụ sau tiêm đang cản trở chiến dịch tiêm chủng mới được triển khai của Hong Kong.
Theo thống kê, khoảng 93.000 người Hong Kong nhận các mũi tiêm của Sinovac và Pfizer/BioNTech trong chương trình tiêm chủng mở rộng của thành phố từ cuối tháng 2. Các trường hợp xuất hiện biến chứng chiếm 0,07% trong số này. Dân số Hong Kong hiện tại là gần 7,5 triệu người.
Trung Quốc sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người trên 60 tuổi
Ủy ban Y tế quốc gia (NHS) của Trung Quốc ngày 13/1 cho biết nước này sẽ mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng COVID-19, trong đó có cả những người trên 60 tuổi.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 6/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo NHS, việc mở rộng này là do ngày càng có nhiều dữ liệu nghiên cứu lâm sàng đối với các loại vaccine, nguồn cung vaccine ngày càng tăng và nhu cầu kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.
Các đối tượng trong chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 hiện nay ở Trung Quốc bao gồm những người từ 18 đến 59 tuổi - vốn có nguy cơ nhiễm bệnh và lây lan cho người khác cao hơn. Những nhóm chính được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 hiện nay ở Trung Quốc gồm những người tham gia xử lý các sản phẩm đông lạnh dây chuyền nhập khẩu, nhân viên hải quan, nhân viên y tế và những người làm việc trong ngành giao thông công cộng.
Cùng ngày, ban lãnh đạo Tập đoàn công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc cho biết có thể tăng gấp đôi năng lực sản xuất hằng năm vaccine CoronaVac ngừa COVID-19 do tập đoàn này bào chế lên 1 tỷ liều vào tháng 2 tới.
Hơn 7 triệu liều vaccine CoronaVac - một trong 3 loại vaccine do Trung Quốc sản xuất, được sử dụng trong chương trình tiêm chủng khẩn cấp. Ban lãnh đạo Sinovac cũng đã khẳng định độ an toàn và hiệu quả của vaccine CoronaVac.
Indonesia là quốc gia đang sử dụng vaccine của Sinovac cho chương trình tiêm chủng của mình. Trong sáng 13/1, trong một sự kiện được phát sóng trực tiếp, Tổng thống Indonesia Joko Widodo là người đầu tiên được tiêm vaccine CoronaVac do công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất.
Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết gần 1,5 triệu nhân viên y tế sẽ được tiêm vaccine trong tháng 2, tiếp đó các công chức và người dân sẽ được tiêm chủng trong vòng 15 tháng. Ông cùng toàn bộ thành viên nội các và đại diện các tổ chức tôn giáo cũng được tiêm chủng trong ngày 13/1.
Chiến dịch tiêm chủng trên được tiến hành chỉ hai ngày sau khi Cơ quan Giám sát thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) chính thức cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) cho vaccine của công ty Sinovac.
Hôm 12/1, Indonesia đã tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 gồm 15 triệu liều từ công ty Sinovac Biotech. Trước đó, quốc gia này đã tiếp nhận 1,2 triệu liều vào ngày 6/12 và thêm 1,8 triệu liều khác vào ngày 31/12.
Một quốc gia Đông Nam Á khác là Thái Lan cho biết sẽ nhận và sử dụng vaccine CoronaVac của Trung Quốc từ tháng tới. Quốc gia Đông Nam Á này đã đặt mua 2 triệu liều vaccine CoronaVac và dự kiến sẽ nhận 200.000 liều đầu tiên vào tháng tới.
Trong khi đó, Malaysia - nước đang đàm phán mua vaccine CoronaVac của Sinovac, cho biết sẽ chỉ xúc tiến các thủ tục tiếp theo nếu vaccine này đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả của nước này. Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia Khairy Jamaluddin khẳng định nước này sẽ xem xét dữ liệu thử nghiệm của Sinovac trước khi đưa ra quyết định có mua hay không.
Bác sĩ Indonesia e ngại vaccine Covid-19 Trung Quốc Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 của bác sĩ Indonesia thuộc diện cao nhất thế giới, nhưng chiến dịch tiêm chủng vaccine CoronaVac không giúp họ bớt lo lắng. Gần 1,5 triệu nhân viên y tế Indonesia sẽ là những người đầu tiên ở quốc gia đông dân thứ tư thế giới này được tiêm vaccine CoronaVac của công ty dược phẩm Trung...